- Sổ tổng hợp phản ánh giá vốn hàng bán.
CỔ PHẦN THẾ GIỚI MÁY TÍNH.
BẢNG 06: BẢNG TRÍCH DỰ PHÒNG KHOẢN PHẢI THU KHÓ ĐÒI NĂM 2005.
KHÓ ĐÒI NĂM 2005. Tên khách hàng Số nợ phải thu Tỷ lệ trích dự phòng Số dự phòng cần lập 1.Công ty máy tính An Phát 240,632,180 30% 72,189,654 2.Công ty máy tính và truyền thông CK 402,352,533 30% 120,705,759.9
Kế toán trích lập dự phòng như sau : Nợ TK 642 : 192,895,413.9 Có TK 139 : 192,895,413.9
Đến kỳ kế toán kế tiếp, nếu như mức dự phòng cần lập nhỏ hơn mức đã trích ở niên độ trước do chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập, khi đó kế toán ghi :
Nợ TK 139 : Ghi giảm mức dự phòng đã trích lập. Có Tk 642 : Hoàn nhập dự phòng.
Còn ngược lại, nếu mức trích dự phòng lớn hơn mức đã trích thì kế toán tiến hành trích lập bổ sung theo bút toán đã ghi như lúc trích.
Nếu số cần lập năm nay đúng bằng số năm ngoái thì kế toán không cần ghi bút toán nào nữa.
• Về xác định kết quả bán hàng : Trong nền kinh tế thị trường đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngành, thì Công ty phải hoạt động kinh doanh có lãi điều này yêu cầu các nhà quản lý cần có được các thông tin chính xác, đầy đủ. Công ty nên tách riêng tách riêng và lập báo cáo doanh thu cho từng mặt hàng để thông qua đó nhà quản lý nắm bắt được mặt hàng nào kinh doanh có lãi, mặt hàng nào kinh doanh lỗ, để đề ra chính sách mua – bán cho kỳ kế tiếp.
• Về công tác thanh toán nợ : Các hình thức thanh toán của Công ty Cổ Phần Thế Giới Máy Tính hiện nay đang sử dụng thông thoáng hơn trước rất nhiều, làm cho quá trình thanh toán chậm chiếm khối lượng lớn trong các giao dịch hàng hóa của Công ty tăng lên đáng kể ( khoảng 35% năm 2007 so với 2006). Chính vì thế nguồn vốn kinh doanh bị khách hàng chiếm dụng khá lớn, do vậy kế toán Công ty phải thường xuyên kiểm tra bằng cách hàng tháng gửi biên bản xác nhận công nợ đối với khách hàng lớn. Để khuyến khích khách hàng thanh toán nợ trước và đúng hạn, Công ty Cổ Phần Thế Giới Máy Tính nên đặt ra chế độ thanh toán chặt chẽ hơn và ghi cụ thể điều khoản trong hợp đồng kinh tế.
• Về hình thức bán hàng : Việc quảng cáo sản phẩm ra bên ngoài còn chưa phong phú và thu hút được nhiều đối tượng quan tâm( chỉ quảng cáo trên VTV2 với tần suất rất ít, và ít người xem truyền hình trên kênh này), Website của Công ty chưa cập nhật những thay đổi hàng ngày hoặc những sự kiện công nghệ thông tin lớn, mà đặc biệt hiện nay lượng khách hàng truy cập qua trang Web ngày càng nhiều. Do vậy Công ty nên chú ý tới phương thức này. Bên cạnh đó Công ty cần phải chú ý tới công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, có các cộng tác viên ở các tỉnh.
• Về chính sách của Công ty : Bộ phận nhân sự nên thường xuyên tạo điều kiện và cơ hội cho các cán bộ nhân viên trong Công ty trau dồi và nâng cao trình độ bằng cách như : cho cán bộ học tập, cử cán bộ tham gia hội thảo do các trường đại học tổ chức…
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành những chính sách để tạo nhiều điều kiện thuận lợi kinh doanh cho các doanh nghiệp đặc biệt là chính sách công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục ngày càng được ưu tiên, Công ty phải kịp thời nắm bắt thông tin. Đồng thời Công ty nên xây dựng quy chế sao phù hợp hơn nữa như gắn trách nhiệm với lợi ích của từng cá nhân để khuyến khích họ hoạt động tích cực, hiệu quả cao trong công việc được giao. Một thực trạng còn tồn tại ở Công ty Cổ Phần Thế Giới Máy Tính là đội ngũ nhân viên chưa thực sự làm việc hết mình cho Công ty, còn tình trạng đứng núi này trông núi khác, nhiều nhân viên làm được một thời gian đã rời bỏ Công ty, điều này làm cho Công ty thiệt hại rất nhiều : mất thời gian để đào tạo lại nhân viên mới và làm quen với công việc, bị mất đi những người làm việc có kinh nghiệm đã quen với môi trường làm việc của Công ty. Bị tổn thất về nhiều mặt và cũng là nhân tố gián tiếp làm cho doanh thu của Công ty giảm đi. Do vậy Công ty nên cần thay đổi chính sách, như tăng thêm lương, thưởng cho nhân viên để nhân viên có thể yên tâm gắn bó lâu dài với hơn với Công ty.
• Về việc áp dụng hệ thống máy tính và kế toán máy trong công tác kế toán : Để khắc phục sự cố của phần mềm thì định kỳ ( 2 tuần, 1 tháng…) cần có nhân viên bảo dưỡng, bảo trì phần mềm, nâng cấp cho máy tính. Để bổ sung phân hệ kế toán tài sản cố định Công ty có thể sử dụng phần mềm mới, hoặc yêu cầu nhà cung cấp nâng cấp phần mềm với phiên bản mới thích hợp hơn.
• Về việc hạch toán chi phí thu mua hàng hóa : Công ty nên mở thêm chi tiết tài khoản 156 là TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa. Còn tài khoản 1561 phản ánh giá mua bao gồm cả thuế nhập khẩu ( nếu có).
Chi phí mua hàng hoá cuối kỳ kế toán tiến hành thực hiện phân bổ có thể theo tiêu thức trị giá mua của hàng hóa.
Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Chi phí thu mua phân
bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ CP thu mua tồn đầu kỳ Trị giá mua hàng hóa bán ra trong kỳ
Trị giá mua của hàng tồn cuối kỳ
Trị gía mua của hàng hóa bán ra trong kỳ + + x =
CP thu mua phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ +
Trị giá mua hàng
Sau đó kế toán tiến hành ghi bút toán
Nợ TK 632 : Ghi tăng giá vốn hàng bán. Có Tk 1562 : Chi phí thu mua hàng hóa. • Dự phòng phải trả :
Trong chính sách sau bán hàng của Công ty có công tác bảo hành chiếm một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Thời gian bảo hành sẽ phản ánh được chất lượng của sản phẩm, qua đó tạo sự tin tưởng nơi khách hàng.
Do vậy, kế toán sử dụng tài khoản 352 : Dự phòng phải trả để hạch toán và theo dõi khoản chi phí này.
Theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính số 21 ngày 20/03/2006 quy định việc trích lập dự phòng phải trả về chí phí bảo hành - sửa chữa sản phẩm được ghi nhận và chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Cũng như các khoản dự phòng khác, khoản dự phòng này được lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán. Và cũng tương tự việc trích lập hay hoàn nhập các khoản dự phòng đã được trình bày ở trên.
Cuối niên độ kế toán tính ra được số dự phòng phải trả cần phải lập và ghi bút toán :
Nợ Tk 641 : Chi phí bán hàng Có Tk 352: Dư phòng phải trả
Trong kỳ sau, phát sinh các khoản chi phí về bảo hành sản phẩm như : chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài,… liên quan đến công tác khoản phải trả của việc lập dự phòng thì kế toán tiến hành ghi bút toán :
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng Có Tk 111,112…
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa : Nợ Tk 352 : Dự phòng phải trả
Có Tk 641 : Chi phí bán hàng.
Ví dụ : Ngày 25/03/2008 tại Công ty phát sinh nghiệp vụ thay thế một bộ đĩa sản phầm Kid-pix cho khách hàng mua ngày 08/03/2008 vẫn trong thời gian bảo hành ( một đổi một). Giá trị của hàng hóa thay thế là 299.000đ.
Khi đó kế toán tiến hành ghi bút toán : Nợ TK 641 : 299.000đ
Có Tk 156 : 299.000đ
Đến cuối kỳ kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa phát sinh trong kỳ, giả định trong trường hợp này chỉ có duy nhất một nghiệp vụ này phát sinh. Bút toán kết chuyển :
Nợ TK 352 : 299.000đ Có Tk 641 : 299.000đ
Nếu số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, bút toán hoàn nhập được ghi ngược lại với bút toán lập dự phòng hay ghi giảm chi phí kinh doanh. Nếu số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán trước thì kế toán sẽ tiến hành trích thêm dự phòng số chênh lệch đó. Chú ý rằng : chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
Trên đây là một số ý kiến của em đề xuất với mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ Phần Thế Giới Máy Tính.
KẾT LUẬN