Các khoản trích theo lương của Công ty

Một phần của tài liệu 215224 (Trang 31 - 35)

- Lương lễ, phép được hưởng bằng 100% lương phụ cấp công việc Tiền ăn trưa: Công ty quy định là 12000 đ một người/1 suất.

2 – Nguyễn Văn Dũng: Kế toán trưởng

2.2.2.3. Các khoản trích theo lương của Công ty

Các khoản trích theo lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ.

Công ty áp dụng theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 5% trên tổng quỹ lương do người lao động trực tiếp đóng góp và trừ vào thu nhập của người lao động trong công ty.

Quỹ BHYT công ty thực hiện trích BHYT bằng 3% trên tổng quỹ lương cấp bậc của người lao động trong đó doanh nghiệp chịu 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% do người lao động trực tiếp nộp và trừ vào thu nhập của họ.

Còn đối với quỹ KPCĐ thì hiện nay công ty áp dụng là KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh.Khi trích được KPCĐ thì công ty phải nộp cho công đoàn cấp trên 1%, còn 1% công ty giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại công ty như: Thăm hỏi khi CNV ốm đau, bệnh tật hay tổ chức cho CNV đi tham quan du lịch…

Ví dụ: Tính các khoản trích theo lương cho ông Nguyễn văn Dũng tiếp ở ví dụ trên. Lương cơ bản = 2.542.500 đ. Lương thực tế = 3.512.250 đ. Tính vào chi phí 17% = 2.542.500 x 17% = 432.225 đ BHXH ( 15%) = 2.542.500 x 15% = 381.375 đ BHYT ( 2%) = 2.542.500 x 2% = 50.850 đ

Tính KPCĐ ( 2%) tính hết vào chi phí của doanh nghiệp : 3.512.250 x 2% = 70.245 đ

Trừ vào lương ( 6%) = 2.542.500 x 6% = 152.550 đ BHXH ( 5%) = 2.542.500 x 5% = 127.125 đ

BHYT (1%) = 2.542.500 x 1% = 25.425 đ Tính tương tự cho cả phòng TC-KT Ta có : Lương cơ bản cả phòng = 9.976.500 đ Lương thực tế cả phòng = 12.912.875 đ Tính vào chi phí 17% = 9.976.500 x 17% = 1.696.005 đ BHXH ( 15%) = 9.976.500 x 15% = 1.496.475 đ BHYT ( 2%) = 9.976.500 x 2% = 199.530 đ Tính KPCĐ ( 2%) tính hết vào chi phí của doanh nghiệp :

12.912.875 x 2% = 258.275,5 đ

Trừ vào lương ( 6%) = 9.976.500 x 6% = 598.590 đ BHXH ( 5%) = 9.976.500 x 5% = 498.825 đ BHYT (1%) = 9.976.500 x 1% = 99.765 đ Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 642: 1.954.280,5 đ Nợ TK 334: 598.590 đ Có TK 338: 2.552.870,5 đ ( 3382: 258.275,5 đ 3383: 1.995.300 đ 3384: 299.295 đ)

Tương tự kế toán hạch toán các khoản trích theo lương cho đội thi công số 1 và ban chỉ huy công trình thuỷ ĐăkN’Teng như sau:

+ Cho đội thi công số 1

Nợ TK 622: 2.784.146,5 đ Nợ TK 334: 815.130 đ Có TK 338: 3.599.276,5 đ

3383: 2.717.100 đ 3384: 407.565 đ)

+ Cho ban chỉ huy công trình thuỷ điện ĐăkN’Teng. Nợ TK 627: 945.148,5 đ Nợ TK 334: 249.210 đ Có TK 338: 1.194.358,5 đ ( 3382: 239.053,5 đ 3383: 830.700 đ 3384: 124.605 đ)

Căn cứ vào bảng thanh toán lương ở các bộ phận, kế toán sẽ nhập vào “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” và phản ánh tình hình trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo:

Nợ TK 622: 2.784.146,5 đ Nợ TK 627: 945.148,5 đ Nợ TK 642: 1.954.280,5 đ Có TK 338: 5.683.575,5 đ

2.2.2.4. Tính phụ cấp, BHXH phải trả cho người lao động.

Trong quá trình làm việc, nếu người lao động trong công ty bị ốm đau, thai sản… thì những ngày nghỉ này sẽ không được hưởng lương theo thời gian mà sẽ được hưởng một khoản trợ cấp BHXH do bộ phận cấp trên chi trả và được xác định:

Số tiền nhận = Hệ số lương cấp bậc x Mức lương tối thiểu x Số ngày nghỉ được 24 ngày

Để nhận được khoản tiền này thì người lao động phải nộp cho kế toán các chứng từ đúng theo quy định như: Sổ khám chữa bệnh, biên lai thu viện phí, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Căn cứ vào các chứng từ này, kế toán lập “Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH” cho công nhân viên đồng thời phản ánh số ngày

nghỉ chế độ trên bảng chấm công.

Ví dụ: Trong tháng 4/2007 kế toán nhận được giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của anh Trần Văn Hoàng nhân viên phòng kỹ thuật với lý do nghỉ do viêm tụy cấp và số ngày nghỉ 3 ngày. Căn cứ vào giấy chứng nhận này, kế toán tính mức hưởng trợ cấp BHXH cho anh Hoàng như sau:

Mức hưởng trợ cấp BHXH = 450000 x 3.34 x 3/24 = 187.875 đ

Kế toán căn cứ vào “ Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH” đê lập vào bảng phân bổ ghi giảm trừ khoản phải nộp cho cơ quan theo định khoản:

Nợ TK 338: 187.875 đ Có TK 334 : 187.875 đ

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 215224 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w