Ảnh hưởng của sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp đến đời sống vật chất

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và tạo việc làm của lao động nông thôn (Trang 41 - 43)

- Loại 2: Nhóm xã lấy nông nghiệp là chính song đang chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh hỗn hợp.

2.2.3.1. Ảnh hưởng của sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp đến đời sống vật chất

vật chất

Mọi chính sách của chính quyền địa phương đều nhằm tạo ra những bước biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Sự ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp tác động đến đời sống vật chất của người dân trong huyện. Thu nhập của người lao động càng cao thì người lao động càng có điều kiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của mình. Thu nhập của người lao động thường cao hơn so với trước chiếm 85% số người trả lời, có 12,3 % thu nhập như cũ và 2,7% thu nhập thấp hơn so với trước. Sở dĩ có người thu nhập cao là do họ nắm bắt được tình hình nắm cơ hội tìm được một công việc hay một phương thức làm ăn mới lên thu nhập cao hơn trước, còn một bộ phận nhỏ

kém năng động hơn còn bỡ ngỡ chưa bắt nhịp với tình hình mới hay con số này rơi vào các đối tượng chưa tìm được việc làm lên thu nhập thấp, không ổn định. Ngày nay, để phục vụ cho cuộc sống người dân sử dụng nhiều sản phẩm của khoa học công nghệ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và gia đình. Chúng ta cùng nhau đi phân tích bảng số liệu về các đồ dùng trong gia đình có sau quá trình đô thị hóa qua đó đánh giá về đời sống vật chất của người dân tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 4 : So sánh các vật dụng trong gia đình trước năm 2006 và sau 2006.

(Đơn vị %)

Đồ dùng gia đình Trước năm 2006 Sau 2006

Ô tô 2,0 5,0 Xe máy 60,9 80,2 Ti vi 81,7 95,2 Máy giặt 10,3 23,2 Tủ lạnh 12,7 25,2 Máy tính 14,4 20,0

(Nguồn: khảo sát xã hội học) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy các đồ dùng trong gia đình của người dân ở địa bàn nghiên cứu tăng lên và được sử dụng trong cuộc sống để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và gia đình đồng thời nó cũng thể hiện điều kiện sống của người dân đang được nâng lên. Số người sử dụng ti vi trước năm 2006 chiếm 81,7% tăng lên 95,2% sau năm 2006, xe máy tăng từ 60,9 lên 80,2%, máy giặt tăng từ 10,3% lên 23,2%, máy tính tăng từ 14,4% lên

20,0%...Nhìn chung là các đồ dùng trong gia đình đều tăng lên rất mạnh mẽ. Điều này chứng tỏ là đời sống vật chất của người dân đang tăng cao. Trước đây thì chủ yếu là các đồ dùng cần thiết như xe máy để đi lại hay ti vi để biết tình hình hay gọi đó là các vật dụng thiết yếu. Nhưng sau quá trình đô thị hóa làm cơ cấu nghề nghiệp của người lao động thay đổi, kéo theo thu nhập người lao động cao hơn. Tạo điều kiện để họ có điều kiện chăm lo, nâng cao cuộc sống có những đồ dùng hiện đại máy giặt, tủ lạnh, máy tính và cao hơn nữa là một số gia đình có ô tô. Đây là một dấu hiệu tích cực đáng khuyến khích. Đô thị hóa- một điều kiện mới, hoàn cảnh xã hội mới và đi cùng với sự biến đổi đó là cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi. Một nghề nghiệp với nguồn thu nhập ổn định. Để từ đó người lao động có điều kiện chăm lo đời sống vật chất cho bản thân và gia đình bằng việc trang bị các vật dụng hiện đại trong gia đình.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và tạo việc làm của lao động nông thôn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w