0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Định hướng phát triển và dự án đầu tư mớ

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN, ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT RA KINH NGHIỆM CHO QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY BIA VIỆT HÀ GIAI ĐOẠN II (Trang 54 -62 )

IV. Đánh giá về quá trình lập dự án

1. Định hướng phát triển và dự án đầu tư mớ

Tổng Công ty tiếp tục đề ra hướng phát triển tổng công ty theo hướng mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, trong đó hướng phát triển chủ đạo vẫn là kinh doanh sản xuất các sản phẩm về bia. Tổng Công ty đã xin phép đầu tư xây dựng thêm một số dự án mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và phát triển của Tổng công ty.

Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 8-12%/năm, năm 2004 sản lượng đạt 1,4 tỷ lít và đến năm 2006 là 1,8 tỷ lít/năm. Theo dự báo thì nhu cầu về tiêu thụ bia của thị trường nội địa trong nước sẽ là 28 lít/người/năm và sản lượng bia sẽ là 2,5 tỷ lít/năm vào năm 2010. Vì vậy để đạt được sản lượng bia vào năm 2010 là 2,5tỷ lít thì trong giai đoạn 2005 – 2010 theo Bộ Công nghiệp thì ngành công nghiệp bia cần đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với số vốn 10.580 tỷ đồng. Nhiều dự án xây dựng mở quy mô sản xuất bia đã được cấp phép như dự án xây dựng nhà máy bia của Tổng Công ty Rượu – bia nước giải khát Hà Nội tại tỉnh Vĩnh Phúc với công suất 100 triệu lít/năm và 200triệu lít/năm vào năm 2010 với số vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng…

Trước giai đoạn các công ty bia khác đều đầu tư xây dựng, cải tiến máy móc thiết bị sản xuất thì Tổng công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà cũng đã được cấp phép 2 dự án đầu tư quan trọng đó là: Dự án mở rộng giai

đoạn 2 liên doanh nhà máy bia Đông Nam á từ 45 triệu lít/năm lên 150 triệu lít/năm.

Hoàn thiện nhà máy bia Việt Hà 2 với công suất 75triệu lít/năm với số vốn đầu tư là 300 tỷ đồng.

2 dự án đầu tư này không những chỉ làm tăng sản lượng bia của Nhà máy mà còn được áp dụng những trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong ngành công nghiệp bia hiện nay trên thế giới. Sản lượng bia của Tổng Công ty Việt Hà sẽ là hơn 200 triệu lít/năm góp 10% vào tổng sản lượng của ngành công nghiệp bia là 2 tỷ lít/năm.

Bên cạnh mở rộng sản xuất, Tổng Công ty cũng tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư mới theo hướng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh như triển khai dự án nhà máy chế biến thực phẩm với số vốn 20 tỷ đồng.

Xây dựng nhà máy Bánh mứt kẹo tại khu công nghiệp Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội với số vốn 30 tỷ đồng.

Triển khai dự án xây dựng tổ hợp dịch vụ – thương mại – văn phòng liên doanh với nước ngoài với số vốn 20 triệu USD.

II. Giải pháp cho dự án đầu tư "Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn 2".

Do thị trường tiêu thụ bia trong nước ngày càng cao, Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn 1 dù hoạt động hết công suất thiết kế nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy "Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn 2" được lập với quy mô lớn hơn nhiều so với giai đoạn I. Dự án Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn 2 được đặt tại khu công nghiệp Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh với công suất 75 triệu lít, hướng mở rộng lên 150 triệu lít/năm.Trong thời gian tới, Tổng công ty cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất: Về thị trường, tiếp tục thực hiện theo phương châm 4 đa mà

một cách chắc chắn, an toàn và hiệu quả.Tăng cường liên doanh liên kết với các đơn vị bạn để tham gia vào những tổ hợp thầu phù hợp.Đối với thị trường nội địa tiếp tục củng cố và duy trì với các đối tác hiện nay.

Thứ hai: là hoàn thành công tác cổ phần hoá và đa dạng hoá hỡnh thức

sở hữu doanh nghiệp đặc biệt là với các công ty thành viên của Tổng công ty.

Thứ ba, về công tác tài chính, trọng tâm là phải thu hồi công nợ, đồng

thời huy động tối đa các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư theo chiều sâu. Thứ năm, về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy cần rà sóat, sắp xếp lại

các phòng ban và các đơn vị trong Tổng công ty để đảm bảo thực hiện tốt công tác sản xuất kinh doanh, không ngừng tổ chức cho cán bộ đi học hỏi nâng cao trình độ.

Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Thứ bảy, nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát trong toàn

Tổng công ty nhằm giúp cho các đơn vị hoạt động trong những lĩnh vực mà luật pháp quy định.

Căn cứ vào định hướng phát triển chung của Công ty, thì các dự án được đầu tư trong tương lai của Tổng Công ty là rất nhiều với quy mô và số vốn đầu tư lớn hơn rất nhiều.Chính vì vậy công tác lập dự án rất cần được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Các dự án đầu tư bên ngoài thì được giao cho bộ phận lập dự án và thẩm định dự án của Tổng Công ty ở đây là phòng đầu tư.Vì vậy mà nhân lực phòng đầu tư phải được nâng lên nhằm đáp ứng được yêu cầu của Tổng công ty.

Kế hoạch phát triển phòng đầu tư dựa vào kế hoạch phát triển chung của toàn bộ tổng Công ty. Đưa cán bộ đi học tập nâng cao năng lực về lập dự án và thẩm định dự án tại nước ngoài bằng nguồn kinh phí của Tổng Công ty.Các tổ cơ cấu và tổ chức làm việc sao cho linh động với thị trường.

Nhằm nâng cao hiệu quả lập và thẩm định các dự án đầu tư, thì trong thời gian tới Tổng công ty cần có những đổi mới trong công tác lập và thẩm định dự án theo các phương hướng chủ yếu sau:

-Đổi mới nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chính của công tác lập và thẩm định dự án đó là: Đảm bảo tính khách quan, tính khả thi, yêu cầu về mặt thời gian của các dự án được lập và thẩm định cũng như bảo đảm hiệu quả của công tác lập và thẩm định các dự án đầu tư.

-Coi đổi mới công tác lập và thẩm định các dự án đầu tư là một quá trỡnh liờn tục, việc đổi mới phải phù hợp với yêu cầu phát triển chung của Tổng công ty, của các ngành có liên quan.

-Nhỡn nhận đúng về công tác lập và thẩm định dự án đầu tư. Cần coi việc lập và thẩm định dự án như sản xuất hàng hoá mà mỗi dự án được lập và thẩm định là một sản phẩm từ đó nâng cao trách nhiệm, trỡnh độ chuyên môn của các cá nhân và đơn vị thực hiện công tác lập và thẩm định dự án.

-Đổi mới quản lý công tác lập và thẩm định các dự án đầu tư theo hướng ngày càng phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị cơ sở, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong các đơn vị tư vấn, đồng thời vẫn đảm bảo được yêu cầu, định hướng phát triển của Tổng công ty cũng như của ngành.

Những phương hướng trên sẽ được cụ thể hoá đó là, hoàn thiện cả về nội dung, quy trỡnh và phương pháp thẩm định các dự án đầu tư.

Về nội dung: cần bổ xung và hoàn thiện các nội dung như phân tích đánh

giá, dự báo, dự đoán thị trường đầu vào và đầu ra của dự án, bổ sung phân tích năng lực tài chín của dự án cũng như đánh giá hiệu quả tài chính của dự án theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xó hội của dự ỏn cũng cần được xây dựng theo hướng ngày càng phù hợp hơn với điều kiện nền kinh tế thị trường.

Về quy trình: Cần xây dựng được một quy trình hợp lý đi từ ý tưởng đến

khi tạo ra một sản phẩm cụ thể đó là dự án đầu tư.Quy trỡnh đó phải hết sức chặt chẽ, không bỏ sót và không trùng lặp chức năng.Đối với mỗi

nào, ai chịu trách nhiệm. Các quy trình cần luôn được cải tiến, hoàn thiện nhằm không ngừng đáp ứng các yêu cầu của lập và thẩm định dự án trong tương lại.

Về phương pháp: Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại cho lập và thẩm định các dự án.Các phương pháp cần được áp dụng đồng thời với việc đầu tư cho lập và thẩm định cũng như hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý công tác lập và thẩm định. Các phương pháp nên được áp dụng là phương pháp nghiên cứu thị trường, các phương pháp phân tích như: phân tích độ nhạy, phân tích theo kịch bản và phân tích rủi ro…

Những đổi mới của công tác lập và thẩm định dự án chú trọng vào ba hướng chính:

Thứ nhất, giảm thời gian lập và thẩm định dự án.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác lập và thẩm định dự án. Thứ ba, giảm chi phí lập và thẩm định dự án.

Để giảm thời gian lập và thẩm định dự án chúng ta sử dụng các giải pháp sau: Nâng cao năng lực chuyên môn của tư vấn lập và thẩm định.

Thực hiện đấu thầu tuyển chọn tư vấn lập và thẩm định dự án. Cải tiến quy trình, nội dung, phương pháp lập và thẩm định dự án. Áp dụng những mẫu chuẩn để lập cũng như thẩm định dự án. Tăng chi phí đầu tư cho công tác lập và thẩm định dự án.

Nâng cao chất lượng lập và thẩm định các dự đầu tư chúng ta cú thể sử dụng những giải pháp sau:

Nâng cao năng lực chuyên môn của tư vấn lập và thẩm định dự án.

Ràng buộc trách nhiệm giữa việc lập và thẩm định dự án với kết quả dự án được lập và thẩm định.

Cải tiến quy trình, nội dung, phương pháp lập và thẩm định dự án. Tăng thời gian lập và thẩm định dự án.

Tăng chi phí lập và thẩm định dự án.

Cải tiến quy trình, nội dung, phương pháp lập và thẩm định dự án.

Nâng cao năng lực chuyên môn của tư vấn lập và thẩm định dự án.Thực hiện đấu thầu tuyển chọn tư vấn.

Kiểm tra đánh giá dự án.

Công tác kiểm tra đánh giá dự án sau khi dự án được lập xong được tiến hành một cách cẩn thận và tỷ mỷ hơn so với trước đây. Trên thực tế thì trong thời gian vừa qua thì bởi chất lượng của công tác viết dự án được nâng cao đáng kể, thêm vào đó mối liên hệ của các Công ty đối tác nhờ tư vấn dự án với Công ty luôn được giữ nên công tác kiểm tra đánh giá dự án tiến hành thuận tiện và không phải tiến hành nhiều lần.

Các chỉ tiêu tài chính

Các dự án này là một dự án có khối lượng vốn đầu tư lớn nên Nhà máy phải thực hiện việc vay vốn nên ngay từ trong lúc lập dự án đã tiến hành nộp đơn xin vay vốn đầu tư xây dựng ở các ngân hàng. Chính vì vậy, mà chỉ tiêu tài chính của dự án được xem xét và tính toán lựa chọn kỹ càng dựa vào tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, NPV, IRR, khả năng trả nợ, khả năng sinh lời của dự án…

Chính quá trình xem xét và đánh giá kỹ càng các chỉ tiêu tài chính của dự án đã mang lại hiệu quả cho dự án.

Để hạn chế những vấn đề gặp phải trong quá trình lập dự án của giai đoạn 1 thì trong quá trình lập dự án "Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn 2" cần chú trọng vào các vấn đề sau:

1. Chiến lược và kế hoạch phát triển của Nhà máy bia Việt Hà phải đúng hướng theo chiến lược phát triển chung của Tổng Công ty ngành công nghiệp bia.

KẾT LUẬN

Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn I đã đi vào hoạt động được 13 năm và sản

phẩm của nhà máy bia đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường,công suất hoạt động của nàh máy hiện nay đã đạt 100% công suất thiết kế ban đầu.Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ bia trên thị trường không ngừng tăng, sản phẩm bia của nhà máy ngày một được người tiêu dùng trên thị trường yêu mến,thị phần tiêu thụ được mở rộng không chỉ trong nước mà ra cả các nước trên thế giới.Vì vậy mà yêu cầu cáp thiết hiện nay đối với Tổng công ty sxkd đầu tư và dịch vụ Việt Hà là mở rộng sản xuất.Do đó Tổng công ty đã đề ra phải mở rộng nhà máy bia Việt Hà giai đoạn II.

Tổng công ty đặc biệt chú trọng vào công tác lập dự án, nhằm đưa ra xây dựng những chỉ tiêu tài chính và công suất thiết kế của dây chuyền…sao cho

đạt hiệu quả cao nhất khi đưa vào sử dụng.Trách gặp phải những hạn chế trong quá trình lấp dự án của giai đoạn I.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư - Trường ĐHKTQD, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 2003.

2. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế ”, Bộ Thương Mại và trường ĐHNT, Nhà xuất bản

Thống kê Hà Nội 2003

3. Niên giám thống kê 2004, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 4. Nguồn số liệu từ Bộ KH&ĐT, Bộ Thương mại

5. Chiến lược tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bia Việt Nam đến năm 2010

6. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp bia Việt Nam đến năm 2010 - Bộ Công nghiệp.

7. Các trang web: www. mpi.gov.vn

www.mof.gov.vn www.viettrade.com www.industry.gov.vn www.vinatex.com

8.Giáo trình lập dự án đầu tư.

9. Tạp chí kinh tế các số năm 1995,1997.

10. Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy bia Việt Hà.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN, ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT RA KINH NGHIỆM CHO QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY BIA VIỆT HÀ GIAI ĐOẠN II (Trang 54 -62 )

×