Tổ chức kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 doc (Trang 48 - 50)

2. Mục đích và nội dung nghiên cứu

2.4 Tổ chức kinh doanh du lịch

Trong thời gian vừa qua, tỉnh đã có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh nhiều loại hình hoạt động khác nhau trong lĩnh vực du lịch như lữ hành, vận chuyển, lưu trú, quảng cáo thông tin du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm...; từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của cơng tác kinh doanh du lịch.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 24 doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch tại 35 khu, điểm du lịch.

* Về kinh doanh khách sạn nhà hàng: Trong số 675 cơ sở lưu trú có khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, khách sạn 100% vốn nước ngoài, khách sạn liên doanh trong nước, khách sạn thuộc cơng ty cổ phần, cịn lại khách sạn thuộc các thành phần khác tham gia hoạt động kinh doanh.

* Về các dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch: Trên địa bàn tỉnh hiện có 22 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành và vận chuyển du lịch, trong đó có 6 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và 16 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã có tiến bộ hơn, đã tổ chức được nhiều tour du lịch đưa khách tham quan các nước Đông Nam á, Châu Âu, Châu Mỹ...; hoạt động lữ hành nội địa phát triển mạnh, trong đó đã ký kết nối tour với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long… Nhìn chung hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển du lịch đều đạt hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững, một số doanh nghiệp đã tạo dựng được thương hiệu và được du khách tin cậy (công ty Phương Trang, Thành Bưởi, Mai Linh, Sinh Café...) qua đó tạo thuận lợi cho du khách đến Đà Lạt trong mọi thời điểm, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân địa phương.

Trên địa bàn hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch với hơn 100 xe vận chuyển khách du lịch đường dài. Hoạt động taxi nội thành được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giá cả dịch vụ hợp lý.

Một số sản phẩm vận chuyển du lịch nội thành Đà Lạt cũng góp phần đa dạng hố sản phẩm du lịch như: xe ngựa cổ, tham quan bằng xe lửa tại Ga Đà Lạt, tham quan bằng xe điện vòng quanh hồ Xuân Hương...

Với tiềm năng hết sức phong phú về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên tự nhiên, du lịch Lâm Đồng có nhiều điều kiện để phát triển trên cơ sở khai thác các lợi thế của mình. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ góp phần tăng thu nhập du lịch.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, điểm yếu của hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng là vẫn chưa xác định được rõ sản phẩm chính để tập trung đầu tư, phát huy được thế mạnh vốn có, chưa tìm ra những sản phẩm du lịch độc đáo,

mang bản sắc riêng của Lâm Đồng để gây ấn tượng cho du khách. Hiện nay khách đến Lâm Đồng chủ yếu tập trung lên Đà Lạt để tham quan thắng cảnh ở một số điểm du lịch truyền thống như hồ Xuân Hương, thác Prenn, thác Cam Ly, Thung lũng Tình yêu, hồ Than Thở... và mới đây là hồ Tuyền Lâm.

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao là những sản phẩm có thể coi là độc đáo và là thế mạnh của Lâm Đồng vẫn chưa phát huy được tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Các tuyến, điểm du lịch nội tỉnh vẫn chưa được khai thác một cách có tổ chức. Tại nhiều điểm du lịch, việc mua bán, kinh doanh hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, lều quán, quần áo may sẵn, ... tràn lan đang dần dần làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của cảnh quan. Tình trạng tranh giành khách thuê phương tiện đi lại, thuê cơ sở ăn, nghỉ... và tình trạng ăn xin, ép giá vẫn phổ biến, gây những ấn tượng không tốt đối với du khách khi đến thành phố vốn rất thanh lịch trên cao nguyên này.

Khả năng cạnh tranh yếu, việc cổ phần hố doanh nghiệp diễn ra cịn chậm vì vậy hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao.

Ngồi ra, một điểm cịn yếu trong hoạt động kinh doanh du lịch của Lâm Đồng là công tác quảng cáo, tiếp thị. Phải thật sự coi đây là một khâu hết sức quan trọng để đem lại hiệu quả kinh doanh thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cần phải tìm hiểu, nắm vững thị trường khách, từ đó định ra các chính sách, chiến lược đầu tư và khai thác có hiệu quả những thế mạnh của du lịch tỉnh Lâm Đồng.

Với vị trí là một điểm du lịch đặc biệt quan trọng trong địa bàn du lịch trọng điểm Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt và là cực hút lớn của tam giác tăng trưởng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang và xa hơn là trục phát triển du lịch Vũng Tàu - Đà Lạt, du lịch Lâm Đồng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp du lịch ở các địa phương và các tổ chức du lịch quốc tế để khai thác triệt để thế mạnh của mình, tạo đà đi lên vững chắc trong những năm tới, trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 doc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)