KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên (Trang 58 - 62)

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình 135 tại huyện Võ Nhai từ năm 1999 đến năm 2005 cho thấy: Huỵên Võ Nhai có 14 xã ĐBKK thuộc diện đầu tư của chương trình 135, trước khi chương trình được thực hiện là 14 xã đều là những xã nghèo chưa có đủ những hạng mục công trình hạ tầng cơ bản nhất, đời sống người dân khó khăn, phương thức sản xuất còn lạc hậu, năng xuất lao động thấp. Mặc dù có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo

nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Cùng với các huyện trong cả nước có xã 135, huyện Võ Nhai đã triển khai thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 đã được 7 năm với nhiều thành quả đáng kể:

Đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. 100% số xã có Trạm y tế xã.

100% số xã đã phổ cập giáo dục tiểu học.

Có 3/14 xã có trạm truyền thanh phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin kinh tế, văn hoá.

100% số xã có điện, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 83,73%. Tỷ lệ đói nghèo giảm còn 14,17%.

Thu nhập bình quân / người / năm đạt 3,5 triệu đồng.

Bên cạnh những thành quả đạt được, trong công tác thực hiện chương trình 135 vần còn một số mặt chưa được cần quan tâm giải quyết.

- Các xã 135 đã có điện kéo về đến thôn để phục vụ sản xuất và đời sống nhưng trên thực thế số hộ sử dụng điện chưa cao, ở một số thôn bản xa tỷ lệ này mới là 55% do nhân dân còn ở rải rác, giá điện cao, nhiều hộ chưa đủ điều kiện sử dụng.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm những nhiều hộ vẫn chưa thoát nghèo, nguy cơ đói nghèo vẫn còn cao.

- Một số công trình chất lượng kém chưa được sửa chữa làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân.

- Công tác phối hợp giữa cán bộ và nhân dân trong thực hiện chương trình chưa tốt, nhiều nơi nhân dân còn mang nặng tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, phó mặc cho cán bộ trong công tác thực hiện, giám sát, kiểm tra.

trình 135 tại huyện Võ Nhai đã đem lại nhiều lợi ích cho đồng bào các dân tộc vùng 135 của huyện, Cùng với các chương trình khác, chương trình 135 đã góp phần to lớn làm thay đổi diện mạo kinh tế –xã hội các xã 135, tạo cho khu vực này những tiềm năng mới cho sự phát triển. Những thành công đó cho thấy: Chương trình 135 là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là một chương trình hợp lòng dân và được nhân dân cả nước nói chung và đồng bào14 xã 135 huyện Võ Nhai nói riêng đồng lòng ủng hộ. Có được những thành công như trên là do chương trình được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo từ huyện đến xã và các cơ quan chức năng trong huyện, đã tổ chức triển khai thực hiện chương trình một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. Trong những năm qua tại huyện Võ Nhai chưa phát hiện trường hợp nào gây thất thoát nguồn vốn của chương trình, đó là một thành công thể hiện công tác kiểm tra giám sát được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên trong triển khai thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân, cần phải có giải pháp hữu hiệu để tránh tình trạng này.

KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập, giúp tôi thấy và nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác xoá đói giảm nghèo, ý nghĩa và mục đích của chương trình 135 – một trong những quyết sách đúng đắn và quan trọng của Chính phủ, những thành công cũng như những thiếu sót trong công tác thực hiện chương trình. Công tác xoá đói giảm nghèo dù ở hình thức nào cũng cần sự quan tâm, cố gắng và tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội.

Cá nhân tôi xin mạnh dạn có một số kiến nghị mong có thể giúp công tác thực hiện chương trình 135 tại huyện đạt kết quả cao hơn như sau:

* Trung ương: đã có sự quan tâm nhưng cần quan tâm hơn nữa, tập trung vốn đầu tư nhất là khi chương trình đã vào giai đoạn cuối. Trong vốn đầu tư trong một năm cho mỗi xã của chương trình 135, mức 500 triệu đồng/ năm là thấp so với nhu

hoàn thành kế hoạch theo đúng thời hạn quy định, sớm đưa vào sử dụng. Đặc biệt cần tăng vốn đầu tư cho dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm lên tương ứng với các dự án khác để thực hiện được đồng bộ và có hiệu quả.

* Tỉnh Thái Nguyên

- Cần quan tâm hơn nữa, tổ chức tốt công tác chỉ đạo thực hiện các dự án của chương trình 135 và thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đang cùng thực hiện trên địa bàn để đạt hiệu quả đầu tư cao hơn.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc quản lí đầu tư và xây dựngcông trình hạ tầng và các xã 135 để kịp thời phát hiện và ngăn chặn thất thoát trong quá trình đầu tư. Nâng mức hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giám sát ở cơ sở để công tác này thực hiện được tốt hơn.

- Gắn quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thực hiện.

- Có biện pháp thực hiện nâng cao trình độ cho cán bộ huyện theo yêu cầu của dự án: mở các lớp tập huấn, cung cấp các tài liệu cần thiết, đưa cán bộ có trình độ của chương trình về công tác tại huyện để nắm tình hình…

* Huyện Võ Nhai.

Phối hợp tốt các cơ quan cấp trên cũng như cấp dưới, xác định đúng địa điểm đầu tư, lựa chọn đúng hạng mục công trình thiết yếu cho từng địa phương. Muốn vậy, BCĐ chương trình cấp huyện cần bám sát tình hình địa bàn, phân công cán bộ huyện hoạt động tại các xã, nắm bắt tình hình, tăng cường giám sát, kiểm tra kịp thời phát hiện những sai sót, tồn tại để khắc phục cho hợp lí.

-Củng cố tổ chức thôn bản ,nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức của người dân đối với những lợi ích chung mà các dự án đem lại .

hiện các dự án, đào tạo cán bộ , chuyển giao tiến độ khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp nông thôn .

*Cấp xã

-Thực hiện tốt quy chế dân chủ . công khai trong xác định hạng mục đầu tư cũng như trong công tác giám sát thi công công trình, kiểm tra chất lượng công trình trước khi đề nghị cơ quan cấp trên nghiệm thu. Công khai các hoạt động để nhân dân phát huy vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với mục tiêu lâu dài, tránh việc để nhân dân thấy mình không liên quan đến công việc của chương trình, thờ ơ, gây tổn thất cho chính mình.

- Tăng cường đào tạo cán bộ địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần có sự thống nhất cao, tập trung trong mọi công tác từ điều tra, phân tích tình hình, họp lấy ý kiến của nhân dân xét ưu tiên đầu tư…đến đôn đốc, kiểm tra giám sát công trình.

- Đi sâu, sát, khách quan, nắm bắt nhu cầu của nhân dân hỗ trợ hộ nông dân phát triển sản xuất.

- Cuối kỳ có nhận xét, tổng kết đánh giá những mặt được cũng như chưa được, nhân rộng những điển hình tiên tiến.

Nhìn chung sau khi thực hiện bất kỳ chương trình nào đều cần tổ chức đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm thành công, thất bại tìm ra những nguyên nhân của thành công cũng như thất bại đó để giúp cho việc thực hiện tốt hơn các chương trình lần sau.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên (Trang 58 - 62)