Đánh giá rủi ro phát hiện

Một phần của tài liệu 215270 (Trang 65 - 69)

Hầu hết các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam do chưa chú trọng và thực hiện đúng quy trình đánh giá rủi ro tiềm tàng và đặc biệt là rủi ro kiểm soát nên đều xác định rủi ro phát hiện cho các cuộc kiểm toán ở mức trung bình nhưng không có sự thể hiện cơ sở đánh giá trên giấy tờ làm việc mà việc đánh giá này hoàn toàn mang tính chủ quan của kiểm toán viên. Theo đó, việc thiết kế các thử nghiệm kiểm toán cũng được thưc hiện theo hướng tập trung vào thử nghiêm cơ bản.

Việc đánh giá rủi ro phát hiện hoàn toàn do chủ quan, không có cơ sở đánh giá được thể hiện trên giấy tờ. Đa số các công ty Viêt Nam tương tự AASC công việc đánh giá rủi ro vẫn thực hiện một cách thủ công, chưa có một phần mềm tin học trong việc đánh giá rủi ro như phần mềm AS2 của Deloitte Việt Nam. Việc sử dụng phần mềm sẽ nâng cao chất lượng của dịch vụ kiểm toán và cũng làm giảm rất nhiều khối lượng công việc của KTV.

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay BCTC tại Việt Nam hiện nay

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải công khai báo cáo tài chính một cách rõ ràng và trung thực. Trước hết là, sự yêu cầu về mặt pháp lý của cơ quan quản lý Nhà nước và điều quan trọng hơn là yêu cầu của những người quan tâm đến doanh nghiệp như: nhà đầu tư, chính phủ, người lao động…Vì vậy, việc xác định tính trung thực của trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là một nhiệm vụ rất cần thiết của kiểm toán viên và của công ty kiểm toán. Chính vì vậy mà việc các công ty kiểm toán phải nâng cao chất lượng kiểm toán của công ty và đội ngũ kiểm toán viên ngày càng trở thành điều tất yếu. Để nâng cao được chất lượng của cuộc kiểm toán thì việc hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là điều cần thiết. Vì việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán sẽ liên quan trực tiếp đến các công việc kiểm toán sau này và sẽ quyết định đến kết luận của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của công ty. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoan chuẩn bị kiểm toán chưa được thực hiện một cách đầy đủ ở tất cả các công ty kiểm toán. Ngoại trừ, những công ty kiểm toán lớn, có uy tín trên thế giới đang hoạt đông tại Việt Nam thì những hoạt động đánh giá rủi ro này được thực hiện một cách có hệ thống dưới sự chỉ đạo của công ty thì hầu hết những công ty kiểm toán nhỏ trong nước chưa chú trọng vấn đề này. Điều này dẫn đến rất nhiều công ty kiểm toán trong nước đã đưa ra những quyết định sai lầm trong

cuộc kiểm toán, gây ảnh hưởng đến những người sử dụng và quan tâm đến BCTC. Hầu hết những công ty kiểm toán này chưa có văn bản chỉ đạo đánh giá rủi ro hướng dẫn kiểm toán viên đánh rủi ro trong cuộc kiểm toán, hay cũng có những công ty đưa ra được hướng dẫn về đánh giá rủi ro những hướng dẫn này được đưa ra rất chung chung và giành cho hầu hết các cuộc kiểm toán. Và chính điều này đã làm kiểm toán viên rất lúng túng trong việc đưa ra những ước lượng về rủi ro công việc mà mình đang thực hiện. Chính vì thế để nâng cao chất lượng mỗi cuộc kiểm toán trong mỗi lần kiểm tra thì các công ty kiểm toán phải tự có ý thức xây dựng được chương trình đánh giá cho kiểm toán viên một cách cụ thể, và hoàn thiện chương trình này.

Thêm một lý do khiến việc đánh giá rủi ro kiểm toán trở thành điều tất yếu, đó chính là việc hội nhập kinh tế của Việt Nam. Bắt đầu từ ngày 1/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đánh dấu sự hội nhập một cách sâu rộng của Việt Nam. Theo quy định của hội nhập thì việc tuân thủ các quy định đã được đặt ra của các nước thành viên là điều không thể chối bỏ. Kế toán và kiểm toán với tư cách là một ngành, một lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng được quan tâm và hội nhập khá toàn diện. Thương mại dịch vụ nói chung, thương mại dịch vụ kế toán và kiểm toán nói riêng đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong thương mại của từng quốc gia và toàn cầu. Mục tiêu của tự do hoá thương mại dịch vụ, dịch vụ kế toán và kiểm toán là các quốc gia loại bỏ những hạn chế, những rào cản đối với hoạt động của pháp nhân và thể nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình và dành cho nhau quy chế đối xử quốc gia bình đẳng. Theo đó mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ của thành viên khác sự đối xử ưu đãi tương tự như ưu đãi dành cho dịch vụ của mọi thành viên khác. Trong những cam kết của Việt Nam thì Việt Nam sẽ có lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Sẽ có các Công ty dịch vụ kế toán - kiểm toán của nước ngoài được phép thành lập và hoạt động ở Việt nam. Ngược lại, các công ty dịch vụ

kế toán-kiểm toán Việt Nam sẽ được phép hoạt động ở nước ngoài với tư cách là nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Các chuyên gia kế toán và các kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, đủ điều kiện được hành nghề sẽ được phép hành nghề và cung cấp dịch vụ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Chính vì việc hội nhập nên sự cần thiết phải mà các công ty kiểm toán phải hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là điều tất yếu.

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong BCTC tại Việt Nam hiện nay trong BCTC tại Việt Nam hiện nay

3.3.1. Phương hướng hoàn thiện

- Hoàn thiện trong phải hướng đến yêu cầu hội nhập về dịch vụ với các nước trong khu vực. Trong quá trình hội nhập, sẽ có rất nhiều nước cùng tham gia vào một ngành trong một nước, và các điều luật sẽ được áp dụng theo những quy định của quốc tế. Vì vậy, việc hội nhập phải hướng đến yêu cầu của luật pháp, những chuẩn mực và nguyên tắc chỉ đạo của kiểm toán quốc tế. Cùng với đó là phải xem xét và học tập quá trình hội nhập về dịch vụ kiểm toán của các nước trong khu vực và trên thế giới để thấy được ưu nhược điểm và từ đó sẽ học tập và phát huy tại Việt Nam.

- Hoàn thiện phải phù hợp với xu thế tin học hóa công tác kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với sự phát triển mọi mặt của xã hội thì tin học là yếu tố bùng nổ nhất trong những thập niên gần đây. Ngày nay, việc áp dụng tin học vào công việc trở thành một đòi hỏi cấp thiết vì nó sẽ giảm thiếu sức lực của con người và đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc phù hợp phải tính đến việc áp dụng các phần mềm tin học vào công việc kiểm toán để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Đưa ra những giải pháp phải tính đến đặc điểm riêng có của Việt Nam, xem xét tính khả thi, trình độ của nhân viên và hiệu quả nâng cao theo hướng

tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực. Việt Nam là một nước đi sau trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán , vì vậy khi học tập những kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và khu vực thì chúng ta cần phải xem xét những đặc điểm riêng của Việt Nam để từ đó việc áp dụng đạt được hiệu quả. Việc áp dụng nên được vận dụng một cách linh hoạt nhưng vẫn phải đảm bảo các chuẩn mực và nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế được thực hiện đầy đủ.

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện

Sau đây là một số đề xuất của nhóm chúng em về một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu 215270 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w