4. Kết quả thu quỹ BHXH tại BHXH quận Long Biên
4.1.2. Kết quả thu BHXH theo khối loại hình quản lý
Hiện nay, BHXH quận Long Biên đang quản lý một số lượng các tổ chức đơn vị khá lớn, các cơ quan tổ chức các khu vực như: DNNN, DN NQD, HCSN … Cơ cấu thu nộp BHXH của từng khối được thể hiện cụ thể như trong bảng sau:
Bảng 2 Tình hình thu BHXH theo khối loại hình quản lý (kèm theo Biểu đồ 2 phần phụ lục)
Năm 2004 2005 2006 2007
Khối loại
hình quản lý Số tiền thu (đ)
Cơ cấu
thu (%) Số tiền thu (đ)
Cơ cấu
thu (%) Số tiền thu (đ)
Cơ cấu
thu (%) Số tiền thu (đ)
Cơ cấu thu (%)
DNNN 45,219,170,100 79.28% 36,528,336,581 50.82% 41,824,506,019 47.99% 41,963,858,955 36.92% DN NQD 4,464,300,851 7.83% 24,049,935,177 33.46% 31,530,483,106 36.18% 53,886,731,598 47.42% Hợp tác xã 133,741,508 0.23% 221,532,093 0.31% 403,876,329 0.46% 528,302,787 0.46% Khối HCSN 6,654,432,683 11.67% 10,177,778,596 14.16% 11,533,960,893 13.23% 14,992,582,451 13.19% Khối cơ sở
ngoài công lập 55,910,582 0.10% 110,644,727 0.15% 610,634,190 0.70% 713,768,327 0.63% Khối phường 283,824,972 0.50% 508,132,991 0.71% 481,858,210 0.55% 627,231,170 0.55% Đối tượng tham
gia BHYT 3% 226,546,382 0.40% 280,837,760 0.39% 769,283,496 0.88% 936,280,386 0.82%
Tổng 57,037,927,078 100% 71,877,197,925 100% 87,154,602,243 100% 113,648,755,674 100%
(Nguồn: Bộ phận thu BHXH quận Long Biên).
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Số tiền BHXH thu được chủ yếu là số tiền thu các DNNN, DN NQD và khối HCSN. Chẳng hạn như năm 2005 số tiền thu được từ các DNNN là 36 tỷ đồng chiếm 50%, từ các DN NQD là 24 tỷ chiếm 33,5% số tiền thu còn từ khối HCSN là 10 tỷ chiếm 14%. Trong khi đó, tỷ lệ thu từ các khu vực là rất thấp dao động từ 0,15% đến 0,71%.
- Số thu nộp BHXH của các DN NQD có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2004 đến năm 2008. Năm 2004 khối các doanh nghiệp này chỉ đóng góp có 7.83% vào Ngân sách Nhà nước nhưng đến năm 2007 tỷ lệ đóng góp đã tăng lên 47,42% tức là tăng lên gấp 6 lần so với năm 2004. Trong khi đó, cơ cấu nộp BHXH của các DNNN liên tục giảm. Chẳng hạn như năm 2004, số thu của các DNNN chiếm 79,28% nhưng đến năm 2007 chỉ còn 36,92%.
Sở dĩ số tiền thu BHXH các DN NQD ngày càng tăng là do sự phát triển về kinh tế của quận Long Biên ngày càng cao. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành lập, số lao động ngày càng tăng. Hơn nữa, do chủ trương cổ phần hóa các DNNN nên nhiều DNNN trước đây đã chuyển sang loại hình doanh nghiệp cổ phần. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng giống như đã phân tích ở trên.
4.1.3. Cơ cấu lao động tham gia BHXH bắt buộc lại quận Long Biên (từ năm 2004 – 2007).
Hoạt động trên một địa bàn có dân số rất đông và có nền kinh tế phát triển, cơ quan quận Long Biên đã hết sức cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Để công tác thu đạt hiệu quả cao, các cán bộ của bộ phận thu BHXH quận Long Biên phải nắm rõ và nắm chắc tính hình và chỉ tiêu thu và tính toán kết quả thu cho chính xác. Cụ thể như sau:
Bảng 3: Cơ cấu lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH quận Long Biên (2004 - 2007) Khối loại hình
quản lý
Số lao động tham gia BHXH bắt buộc
2004 2005 2006 2007
Số lao động (người )
Cơ cấu (%)
Số lao động (người )
Cơ cấu (%)
Số lao động (người )
Cơ cấu (%)
Số lao động (người )
Cơ cấu (%)
DNNN 24,581 73.85% 15,867 47.11% 18,870 45.80% 15,158 32.78% DN NQD 2,823 8.48% 11,859 35.21% 14,240 34.56% 22,948 49.63% Hợp tác xã 145 0.44% 249 0.74% 280 0.68% 311 0.67% Khối HCSN 2,935 8.82% 3,374 10.02% 3,279 7.96% 3,365 7.28% Khối cơ sở ngoài
công lập 34 0.10% 74 0.22% 328 0.80% 391 0.85% Khối phường 224 0.67% 210 0.62% 223 0.54% 225 0.49% Đối tượng tham
gia BHYT 3%
2,543 7.64% 2,049 6.08% 3,984 9.67% 3,843 8.31%
Tổng 33,285 100% 33,682 100% 41,204 100% 46,241 100%
(Nguồn: Bộ phận thu BHXH quận Long Biên).
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy: số lao động tham gia BHXH qua các năm đều tăng lên một cách đáng kể. Nếu năm 2004 số lao động tham gia BHXH là 33 285 người thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 46 241 người.
Trong cả 4 năm số lao động tham gia BHXH ở cả hai khối DNNN và DN NQD luôn chiếm tỷ trọng lớn. Ví dụ năm 2005 tỷ trọng lao động tham gia BHXH ở các DNNN là 47,11% còn của các DN NQD là 35,21%.
Số lao động tham gia BHXH trong các DNNN liên tục giảm, ngược lại các lao động trong khối DN NQD lại tăng nhanh. Từ năm 2004 đến năm 2007 tỷ lệ người tham gia BHXH của các DNNN giảm 41,07%, trong khi đó ở khối các DN NQD tỷ lệ này lại tăng 41,15%. Như vậy có thể thấy các DN NQD ngày càng có sức thu hút người lao động.
Nhưng nhìn chung lao động tham gia BHXH ở tất cả các khối đều tăng, kể cả ở những khối mà tỷ trọng người lao động tham gia BHXH là rất ít như khối hợp tá xã, khối cơ sở ngoài công lập. Ví dụ như khối cơ sở ngoài công lập năm 2004 chỉ có 34 người tham gia BHXH nhưng đến năm 2007 đã có 391 người tham gia.
4.1.4. Cơ cấu đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH quận Long Biên (từ năm 2004 – 2007). (từ năm 2004 – 2007).
Long Biên là một quận khá phát triển, trên địa bàn có rất nhiều thành phần kinh tế, khối cơ quan, doanh nghiệp. Do đó để làm tốt công tác thu cơ quan cũng phải nắm chắc tình hình biến động cũng như số lượng các đơn vị đóng trên địa bàn. Sự biến động về các đơn vị tham gia BHXH từ năm 2004 đến năm 2007 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH quận Long Biên (2004 - 2007) Khối loại hình
quản lý
Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc
2004 2005 2006 2007
Số đơn vị Cơ cấu
(%) Số đơn vị
Cơ cấu
(%) Số đơn vị
Cơ cấu
(%) Số đơn vị
Cơ cấu (%)
DNNN 69 25.94% 42 12.07% 49 10.82% 47 7.68% DN NQD 88 33.08% 177 50.86% 251 55.41% 389 63.56% Hợp tác xã 3 1.13% 9 2.59% 10 2.21% 15 2.45% Khối HCSN 74 27.82%
79 22.70% 82 18.10% 86 14.05%
Khối cơ sở ngoài
công lập 2 0.75% 7 2.01% 20 4.42% 25 4.08%
Khối phường 14 5.26%
14 4.02% 14 3.09% 14 2.29%
Đối tượng tham
gia BHYT 3% 16 6.02% 20 5.75% 27 5.96% 36 5.88%
Tổng 266 100% 348 100% 453 100% 612 100%
(Nguồn: Bộ phận thu BHXH quận Long Biên).
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Số các đơn vị tham gia BHXH tăng dần theo từng năm. Năm 2004 số các dơn vị dăng ký tham gia là 266 nhưng đến năm 2007 đã có 612 đơn vị gấp 2,3 lần.
Số các DNNN gần như không có sự thay đổi lớn trừ năm 2005. Trong năm này số các đơn vị đã giảm từ 69 (2004) xuống còn 42 đơn vị, từ năm sau trở đi số các đơn vị này không biến đổi lớn lắm. Tuy vậy cơ cấu trong tổng số các cơ quan, doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn lại giảm do số lượng các đơn vị khác tăng lên, chẳng hạn như năm 2004 chỉ có 2 đơn vị ngoài công lập tham gia BHXH nhưng đến năm 20007 đã có 25 đơn vị tham gia. Điều này thể hiện rõ sự cố găng trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động của các cán bộ BHXH quận Long Biên.
Đặc biệt ngày càng có nhiều các DN NQD tham gia BHXH cho người lao động, số lượng các doanh nghiệp và cơ cấu của khối này đếu tăng. Năm 2006 số lượng các doanh nghiệp này là 251, chiếm 55,41% đến năm 2007 con số này là 389 đơn vị và chiếm 63,56%.
4.2. Kết quả thu BHYT tự nguyện
Theo quyết định số 20/2002/QĐ – TTg ngày 24/01/2001, BHYT gồm 2 loại: BHYT bắt buộc áp dụng cho các đối tượng như: đại biểu HĐND, người có công, nạn nhân chất độc hóa học, thương binh, cán bộ hưu với mức đóng là 3% và BHYT tự nguyện.
Để thực hiện BHYT theo như tinh thần Nghị quyết 46 – NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23 / 02 / 2005 đã để ra, cán bộ cơ quan BHXH quận Long Biên luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành công tác. Sau đây là kết quả thu BHYT tự nguyện của BHYT quận Long Biên qua các năm:
Bảng 5: Kết quả thu BHYT tự nguyện Chỉ tiêu Năm 2004 32,163 - 1,125,705,381 - 2005 37,561 16.78% 1,277,074,528 13.45% 2006 40,382 7.51% 1,803,997,667 41.26% 2007 42,796 5.98% 2,439,342,783 35.22%
(Nguồn: Bộ phận thu BHXH quận Long Biên).
Qua biểu trên ta có thể thấy:
Công tác thu BHYT tự nguyện ngày càng đạt kết quả cao. Số người tham gia và số phí thu ngày càng tăng. Năm 2004 số người tham gia BHYT tự nguyện là 32 163 người với số phí thu được là 1 125 triệu đồng thì đến năm 2007 con số tương ứng là 42 796 người và 2 439 triệu đồng.
Đặc biệt, chỉ sau một năm đia vào hoạt động mặc dù còn nhiều yếu kém nhưng các cán bộ của cơ quan BHXH quận Long Biên đẫ cố gắng vận động mọi người tham gia BHYT tự nguyện và đã đạt được thành tích đáng tự hào. Chỉ sau một năm số người tham gia BHYT tự nguyện đã tăng 5398 người với số thu tăng trên 151 triệu đồng.
5. Thực trạng về công tác quản lý thu tại BHXH quận Long Biên
5.1. Về công tác cấp sổ và quản lý đối tượng tham gia BHXH.
Tính đến cuối năm 2007 số lao động của quận Long Biên quản lý là: 37 917 lao động chiếm 82%. Số còn lại chưa được tiến hành cấp là do làm mới nên chưa kịp tiến hành cấp sổ ngay được.
Công tác cấp số BHXH cho người lao động đã giúp các cấp, các ngành hiểu rõ hơn trách nhiệm,nghĩa vụ và quyền lợi với việc đóng góp và hưởng trợ cấp từ BHXH. Bên cạnh đó nó còn giúp cho các cơ quan quản lý theo dõi
và tổng hợp về tình hình thực hiện BHXH cho người lao động trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của quận.
5.2. Tình hình nợ đọng tiền BHXH tại BHXH quận Long Biên
Tình trạng nợ tiền BHXH trên quận Long Biên là khá phổ biến. Tuy nhiên nợ tiền không có “nợ xấu” (Nợ xấu là những khoản nợ không có khả năng trả hoặc là những khoản nợ mà các chủ sử dụng lao động đơn vị dây dưa không chịu trả). Chủ yếu chỉ là nợ “gối” giữa tháng của năm sau sang quý sau. Không có tình trạng nợ cả quý vào cuối năm.
Cụ thể tình trạng nợ tiền BHXH tại BHXH quận Long Biên được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Tình hình nợ đọng tiền BHXH tại BHXH quận Long Biên (kèm theo Biểu đồ 1 phần Phụ lục)
2004 3,157,787,059 57,037,927,087 5.54% 2005 7,945,679,556 71,877,197,925 11.05% 2006 11,519,014,953 87,154,602,243 13.22% 2007 10,228,388,015 113,648,755,753 9.00%
(Nguồn: Bộ phận thu BHXH quận Long Biên).
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng:
Số tiền thu BHXH mà các doanh nghiệp còn nợ là rất lớn, nó chiếm một tỷ trọng khá cao. Năm 2004 số tiền nợ là trên 3 tỷ đồng chiếm 5,54% nhưng đến năm 2006 số nợ tăng lên 11,5 tỷ đồng, chiếm 13,22%.
Số tiền nợ đọng và tỷ lệ nợ đọng liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2007. Nếu năm 2004 tỷ lệ này là 5.54% thì sang năm 2005 tỷ lệ này tăng đột
biến lên 11,05% và đến năm kế tiếp tỷ lệ này vẫn tăng lên 13,22%. Nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này đã được kiểm soát hơn nhưng vân còn rất cao là 9%.
6. Đánh giá kết quả hoạt động thu.
6.1. Những thành tích đã đạt được.
Thứ nhất, thành tích trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thu:
Các cán bộ trong BHXH quận Long Biên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác thu. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành góp phần vào việc hình thành tăng trưởng quỹ BHXH làm cơ sở đảm bảo cho viêc j thực hiện các chế độ BHXH nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ. Từ đó, các cán bộ và nhân viên của BHXH quận Long Biên đã phấn đấu tích cực thực hiện thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Các cán bộ đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác thu như: thông tin tuyên truyền, đôn đốc nhắc nhở các cơ sở, đơn vị thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động, chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan để tăng cường công tác thu.
Như đã phân tích ở trên, ta thấy, mới đi vào hoạt động được 4 năm nhưng 3 năm liền BHXH quận Long Biên đều hoàn thành khá xuất sắc nhiệm vụ thu của mình. Duy chỉ có năm đầu tiên là chỉ hoàn thành được 95%. Còn 3 năm sau năm nào cũng vượt kế hoạch khoảng 8%. Điều này chứng tỏ rằng các cán bộ nhân viên trong BHXH quận Long Biên đã có sự cố gắng nỗ lực trong việc đôn đốc thu và mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
Theo dõi tình hình thực hiện thu nộp BHXH qua các năm ta thấy đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt là năm 2007 tăng 30% so với năm trước. Hơn nữa, bảng cơ cấu thu nộp của các đơn vị cũng thể hiện rằng ý thức nộp BHXH của các cơ quan tổ chức, doanh
nghiệp ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp trước đây còn chậm trễ trong việc nộp thì nay lại rất tích cực nộp đúng và nộp đủ theo quy định.
Thứ hai: Về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
Qua phân tích ta đã thấy rõ số lượng lao động tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là lao động của khối DN NQD. Các cán bộ nhân viên của BHXH quận Long Biên đã luôn cố gắng trong quá trình công tác để hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu được giao. Có được thành tích như vậy có nhiều nguyên nhân phải kể đến như:
- Đầu tiên là do sự nỗ lực của phấn đấu của các cán bộ chuyên trách tại cơ quan BHXH quận Long Biên. Các cán bộ đã tích cực vận động tuyên truyền để có thêm nhiều đối tượng tham gia BHXH. Ngoài ra, BHXH quận Long Biên còn thường xuyên đôn đốc các đơn vị , cơ sở nộp BHXH, kiểm tra để phát hiện thêm đối tượng phải tham gia BHXH.
- Chính sách BHXH đã được Nhà nước quan tâm thực hiện, đặc biệt là từ khi luật BHXH chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã tạo điều kiện cho việc thực hiện BHXH được thống nhất. Mặt khác, BHXH quận Long Biên còn nhận được sự chỉ đạo sát sao của BHXH Thành phố Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Có sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể có liên quan, các đơn vị sử dụng lao động, cấp ủy chính quyền và cơ quan BHXH quận Long Biên trong việc tổ chức thực hiện các chế độ chính sách BHXH, BHYT cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
- Về cơ sở vật chất, kũ thuật: Khi mới thành lập và chính thức đi vào hoạt động tháng 1 năm 2004 BHXH quận cũng đã gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc chật hẹp. Nhưng đến nay, được sự quan tâm giúp đỡ của BHXH Thành phố Hà Nội, điều kiện làm việc của cán bộ nhân viên đã
được cải thiện rất nhiều. Các phòng đều được trang bị máy vi tính (bình quân 1 máy/ 1 người), máy fax, máy in, máy photo, điện thoại và các máy tính đều được kết nối internet để phục vụ cho công tác BHXH.
- Về nhân lực: chỉ trong 4 năm hoạt động, mặc dù công tác tổ chức cán bộ có nhiều thay đổi nhưng mọi người trong cơ quan luôn đoàn kết, nỗ lực và cố gắng hết mình để khắc phục khó khăn, hoàn thành công việc mà BHXH Thành phố đã giao. Hiện nay, bộ phận thu có 9 người mỗi người phụ trách một đơn vị nhất định trên địa bàn. Điều này có tác dụng làm nâng cao trách nhiệm của các cán bộ, đồng thời tạo nên sự gắn bó giữa cơ quan BHXH quận và các đơn vị cơ sở.
6.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác thu BHXH ở BHXH quận
Long Biên.
Qua 4 năm hoạt động, bên cạnh nhiều thành tích đã đạt được như: số thu liên tục tăng qua các năm, số đơn vị tham gia BHXH năm sau cao hơn