- Ghi chú: ghi nhận cách giải quyết của nhà cungcấp khi có sự cố xảy ra.
3.1.2. Đánh giá chất lượng trong dây chuyền sản xuất:
Đánh giá chất lượng trong dây chuyền sản xuất giúp cho nhà quản lý thấy được những yếu kém trong từng khâu sản xuất, từđó có những giải pháp khắc phục, từng bước nâng cao chất lượng trong dây chuyền sản xuất. Muốn vậy, hàng tháng Tổ trưởng các phân xưởng sản xuất phải làm báo cáo “Tình hình sản xuất” của phân xưởng mình và gửi về phòng Kế hoạch, trong báo cáo này phải thể hiện tỷ lệ sản phẩm hỏng từng khâu sản xuất, thời gian sản xuất sản phẩm của phân xưởng và nguyên nhân xảy ra những sự cố đó. Hàng tháng, dựa vào những báo cáo này, phòng Kế hoạch sẽ tổng hợp và đánh giá từng bộ phận sản xuất, tìm biện pháp khắc phục để giảm dần tỷ lệ sản phẩm hỏng cho phép ở từng khâu và hướng đến mục tiêu
“Zero sản phẩm hỏng đầu ra”. Bảng 3.4: Báo cáo tình hình sản xuất tại Bộ Phận ………… (Tháng …….. năm……….) Ngày sản xuất Thời gian dự kiến hoàn thành Số lượng SP sản xuất Thành phẩm Phế phẩm Tỷ lệ sản phẩm hỏng Thời gian hoàn thành Nguyên nhân
Tổ trưởng phân xưởng Người lập báo cáo
Ngoài ra, Doanh nghiệp phải xây dựng lại chương trình bảo trì máy móc, dây truyền sản xuất; thuê công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Đồng thời hàng năm phải xây dựng kế hoạch trang bị máy móc, công nghệ mới. Nếu có thể, các doanh nghiệp nên ký hợp đồng bảo trì máy móc với một công ty để bảo trì máy và lên lịch bảo trì định kỳđể kế hoạch sản xuất và kế hoạch giao hàng cho khách hàng.
Đểđánh giá chất lượng dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp có thể dựa vào
“hệ số hiệu quả thời gian sản xuất”. Thời gian cho một đơn hàng có thể tính từ khi nhận đơn hàng cho đến khi giao hàng đến tay người mua bao gồm: thời gian chuẩn bị NVL, thời gian kiểm tra NVL, thời gian sản xuất, thời gian ngừng sản xuất do máy hư, thời gian kiểm tra sản phẩm, thời gian giao hàng… Có thể thấy chỉ có “thời gian sản xuất” là tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, trong khi những khoản thời gian kia không tao nên giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Vì vậy, “hệ số hiệu quả thời gian sản xuất” có thểđược đo bằng công thức sau:
Thời gian cho sản xuất Hệ số hiệu quả
thời gian sản xuất = Tổng thời gian từ khi nhận đơn hàng đến lúc giao hàng
Hệ số này luôn nhỏ hơn 1, và càng nhỏ thì càng không hiệu quả. Qua hệ số này, chúng ta sẽ biết cần phải giảm thời gian trong khâu nào như cần phải giảm thời gian trong khâu kiểm tra sản phẩm, tái chế, thay thế sản phẩm v.v… Hiện nay, tại các doanh nghiệp hệ số này chỉđạt khoảng 50% đến 60%; vì vậy, doanh nghiệp cần phải giảm thời gian trong khâu chuẩn bị nguyên vật liệu (liên quan đến đánh giá nhà cung cấp đã trình bày ở phần 3.1.1) và giảm thời gian trong khâu kiểm tra sản phẩm. Muốn vậy, doanh nghiệp phải chuyển trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm từ các công nhân KCS sang công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó, công ty phải có chính sách đào tạo tay nghề cho công nhân, cũng như chính sách tuyển dụng phải qua kiểm tra tay nghề. Xây dựng văn hóa công ty, làm cho người lao động hiểu lợi ích của họ gắn liền với lợi ích công ty.
Bên cạnh đó, công ty cần phát huy sáng kiến của công nhân, số ý kiến đóng góp cải tiến chất lượng của công nhân vì họ là những người biết rõ nhất những khuyết điểm của quá trình sản xuất sản phẩm. Muốn vậy, công ty cần có những khuyến khích bằng vật chất cho công nhân viên có những đóng góp hiệu quảđể cải tiến chất lượng sản phẩm, chất lượng dây chuyền sản xuất.
3.1.3. Đánh giá chất lượng dựa vào khách hàng:
Chất lượng dựa vào khách hàng sẽđược đánh giá thông qua số lần khiếu nại, phàn nàn, số lần hàng bị trả về cũng như những chi phí phát sinh để giải quyết những sự cố, những vấn đề này. Tại các doanh nghiệp, những khiếu nại của khách hàng thường được giải quyết bởi phòng kinh doanh, bộ phận tiêu thụ sản phẩm. Khi giải quyết khiếu nại của khách hàng, nhân viên phòng kinh doanh phải lập biên bản làm việc, ghi rõ nội dung khiếu nại của khách hàng (như hàng không đúng mẫu, màu sắc bị nhạt, hở keo…), đồng thời phải có chữ ký của nhân viên tiếp nhận khiếu nại và khách hàng. Hàng tháng, dựa vào những biên bản khiếu nại này, sẽ tổng hợp và lập báo cáo các khiếu nại của khách hàng gửi cho bộ phận có liên quan xem xét, rút ra những khuyết tật thường có trong sản phẩm để cải tiến nhằm thỏa mãn hơn nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải chú ý đến phạm vi, địa điểm thường xuyên xảy ra khiếu nại. Nghiên cứu đặc điểm sở thích của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp tại những địa điểm này, qua đó cải tiến sản phẩm để phù hợp với nhu cầu khách hàng
Bảng 3.5: Báo cáo các khiếu nại của khách hàng (Tháng …….. năm……….) Ngày Tên khách hàng Địa điểm Mã sốđơn hàng Nội dung khiếu nại Cách thức giải quyết Ghi chú Người lập biểu.
Đánh giá chất lượng dựa vào khách hàng, các doanh nghiệp còn có thể dựa vào chỉ tiêu “sự mở rộng thị trường tiêu dùng”. Khi chất lượng được nhiều khách hàng chấp nhận, tin tưởng; chắc chắn thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, ngược lại sẽ bị thu hẹp.