Khái quát qui trình chung kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty Ernst & Young Việt Nam

Một phần của tài liệu 144 Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán Ernst và Young Việt Nam thực hiện (Trang 76 - 80)

- Đảm bảo số dư của những khoản trợ cấp vào thờ

3 Kiểm tra tính chính xác của sổ chi tiết trong mối quan hệ với chi phí lương hưu và trợ cấp thất nghiệp, khả

2.4 Khái quát qui trình chung kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty Ernst & Young Việt Nam

viên tại công ty Ernst & Young Việt Nam

Sau khi tìm hiểu về kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại hai khách hàng của Ernst & Young Việt Nam là công ty ABC và công ty XYZ, ta có thể khái quát qui trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên của công ty Ernst & Young Việt Nam qua 4 bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin chung và thu thập chính sách lương của khách hàng đồng thời đánh giá ban đầu về rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu.

Công việc này được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Việc tìm hiểu thông tin chung và chính sách lương của khách hàng giúp cho KTV hiểu rõ về hoạt động của chu trình từ đó giúp cho việc xác định mục tiêu kiểm toán và những đánh giá ban đầu về rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu một cách sát thực làm cơ sở cho việc thiết kế các thử nghiệm cơ bản. KTV tiến hành tìm hiểu chu trình trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất để hiểu rõ chu trình tiền lương và nhân viên, KTV phải tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh của khách hàng cũng như những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. Từ đó KTV có thể xác định được các nhóm nghiệp vụ chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Việc thu thập chính sách lương của khách hàng giúp cho KTV có được hiểu biết cơ bản về qui trinh tiền lương và nhân viên của khách hàng, qui trình tuyển dụng, cách thức tính lương, trả lương, khả năng quản lý chi phí lương và số lượng nhân viên của khách hàng. Như vậy, KTV biết được những

khó khăn trước mắt và rủi ro tiềm tàng trong các nhóm nghiệp vụ chính của chu trình. Đây cũng là cơ sở cho sự phân tích sau này về tính hợp lý chung trong biến động của các khoản mục trong chu trình.

Trong bước này KTV xác định các rủi ro kiểm toán, đánh giá rủi ro tiềm tàng gắn liền với bản chất kinh doanh của khách hàng và kết hợp với rủi ro kiểm soát ( đã được đánh giá sơ bộ qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ) từ đó KTV xác định rủi ro phát hiện. Sau đó, KTV xác định mức độ trọng yếu PM, TE, SAD, norminal amount, việc xác định này thường dựa trên cơ sở là lợi nhuận kế toán trước thuế, đối với doanh nghiệp nào có sự biến động doanh thu nhiều thì xác định mức độ trọng yếu sẽ dựa trên doanh thu của khách hàng.

Thứ hai, sau khi có được hiểu biết ban đầu về khách hàng, KTV tiến hành tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của chu trình, các thủ tục kiểm soát được áp dụng trong chu trình và đưa ra đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ là cơ sở quan trọng cho KTV trong việc thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể.

Bước 2: Thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể

Nếu rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu được đánh giá ở mức thấp và trung bình thì KTV sẽ tập trung vào việc thiết kế thử nghiệm kiểm soát nhàm đánh giá lại nhận định ban đầu

Tiếp đến, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao thì KTV sẽ tập trung vào việc thực hiện thủ nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.

Trong chu trình tiền lương và nhân viên, thủ tục phân tích tập trung vào việc phân tích lương nhân viên trong 12 tháng và sự biến động về số lượng nhân viên để tìm ra những biến động bất thường.

Thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ được lên kế hoạch cho từng khoản mục như khoản mục chi phí lương, lương phải trả công nhân viên và các khoản trích theo lương. Ngoài ra, để kiểm tra chi tiết tính hợp lý của chi phí lương, KTV thường chọn ít nhất 5 nhân viên trong công ty thực hiện đối chiếu chi tiết tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản chi phí khác nếu có.

Bước 3: Thực hiện chương trình kiểm toán

Thực hiện chương trình kiểm toán bao gồm thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết)

Thực hiện thủ tục kiểm soát: KTV tiến hành thu thập những hồ sơ, chính sách liên quan đến việc tuyển dụng, việc tính lương và trả lương cho nhân viên, ngoài ra KTV còn phỏng vấn các nhân viên liên quan, quan sát việc thực hiện các thủ tục kiểm soát, xem xét bảng lương, bảng theo dõi thời gian lao động để tìm thấy dấu hiệu của thủ tục kiểm soát (dấu vết của sự phê duyệt) nhằm khẳng định tính đáng tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Thực hiện thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết trong đó:

Thủ tục phân tích được thực hiện trên số tiền lương của công ty qua các tháng đồng thời tiến hành phân tích số lượng nhân viên, công việc phân tích còn được thực hiện thông qua việc so sánh tiền lương trung bình của nhân viên năm nay so với năm trước nhằm đảm bảo mức độ hợp lý trên khoản mục tiền lương.

Thủ tục kiểm tra chi tiết được áp dụng cho các khoản mục chi phí lương như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, bên cạnh đó, các khoản trích theo lương, thưởng và thuế thu nhập cá nhân cũng được Ernst & Young tiến hành kiểm tra chi tiết. Thông thường KTV chọn mẫu xác suất 5 nhân viên và tính toán lại tiền lương theo đúng hợp đồng lao động và chính sách tăng lương, thưởng cho nhân viên trong công ty. Sau đó KTV thực hiện đối chiếu lại những số liệu này với tài khoản phải trả công nhân viên ( tính hiện hữu và

phát sinh), bảng lương (tính chính xác số học), tài khoản chi phí lương ( kết chuyển và vào sổ đúng), báo cáo chuyển khoản của ngân hàng (tính đúng kì). Các kết quả kiểm tra trên được kết hợp, đối chiếu và bổ sung cho nhau nhằm thu được bằng chứng có hiệu lực nhất.

Bước 4: Kết thúc kiểm toán

KTV tổng hợp bút toán điều chỉnh và các chênh lệch giữa số liệu của KTV với khách hàng vào SAD ( summary of audit differences), lập bảng tổng hợp sau điều chỉnh và cung cấp cho trưởng nhóm kiểm toán phục vụ cho việc phát hành báo cáo kiểm toán.

KTV trưởng tổng hợp số liệu , soát xét lại giấy tờ làm việc xem có trình bày đúng và đủ không. Bên cạnh đó, KTV xem xét lại các bằng chứng thu thập được xem có đầy đủ, phù hợp và có hiệu lực hay không. Công việc này rất quan trọng nhằm thống nhất giữa bằng chứng, giấy tờ làm việc với ý kiến kiểm toán mà kiểm toán viên đưa ra về tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trong của các khoản mục, nghiệp vụ trong chu trình.

Cuối cùng kiểm toán viên xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán, các kết luận kiểm toán có thể được sửa đổi sau khi các sự kiện này ảnh hưởng trọng yếu đến khoản mục tiền lương và nhân viên.

Ta có thể khái quát qui trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do Ernst & Young thực hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 5: Tóm tắt qui trình kiểm toán tiền lương và nhân viên của công ty Ernst & Young

Lập kế hoạch kiểm toán

So sánh sự biến động của tiền lương và nhân viên qua các tháng và các niên độ

Một phần của tài liệu 144 Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán Ernst và Young Việt Nam thực hiện (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w