Khái niệm và phân loại các khoản nợ phải trả

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí - doanh thu hoạt động kinh doanh (Trang 77)

II. KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1 Nội dung Nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế

9.1.1Khái niệm và phân loại các khoản nợ phải trả

2. Phương pháp kế toán phân phối lợi nhuận

9.1.1Khái niệm và phân loại các khoản nợ phải trả

Trong các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phát sinh các giao dịch với các đối tác. Các giao dịch này dẫn đến doanh nghiệp nhận về một loại tài sản, một loại dịch vụ, tham gia một cam kết hợp đồng hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý tạo ra khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các đối tác.

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những giao dịch những sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán bằng các nguồn lực của mình

Các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như: Nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả, phải nộp cho Nhà nước, phải trả người lao động...

Để đáp ứng yêu cầu quản lý cần phân loại các khoản nợ phải trả theo các tiêu thức khác nhau:

Căn cứ vào nội dung kinh tế nợ phải trả trong doanh nghiệp được chia thành:

+ Nợ phải trả vay: Là các khoản nợ phải trả phát sinh trên cơ sở các hợp đồng, khế ước vay giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân, đơn vị bên trong và ngoài doanh nghiệp như: Vay ngắn hạn; vay dài hạn; trái phiếu phát hành; …

+ Nợ phải trả trong thanh toán: Là các khoản nợ phải trả phát sinh từ những giao dịch mua bán, trao đổi, sử dụng dịch vụ... mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm như: Phải trả người bán; Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; Phải trả người lao động; Phải trả nội bộ; thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; Phải trả, phải nộp khác ...

+ Các khoản dự phòng phải trả: Là các khoản phải chi trả mà thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Bao gồm: Chi phí phải trả; Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Dự phòng phải trả;...

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán, nợ phải trả trong doanh nghiệp được chia thành:

+ Nợ phải trả ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả có kỳ hạn thanh toán trong vòng 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Vay ngắn hạn; Nợ dài hạn đến hạn trả; Phải trả người bán ngắn hạn; Thuế và các khoản nộp Nhà nước; Phải trả người lao động; Chi phí phải trả ngắn hạn; Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; Phải trả ngắn hạn khác;

+ Nợ phải trả dài hạn: Là các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Vay dài hạn; Nợ dài hạn; Trái phiếu phát hành; Chi phí phải trả dài hạn; Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; Thuế thu nhập hoãn lại phải trả; Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Dự phòng phải trả; Phải trả dài hạn khác;

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí - doanh thu hoạt động kinh doanh (Trang 77)