III. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI BIC
4. Hoạt động tái bảo hiểm
Cháy là rủi ro mang tính chất thảm họa, tổn thất lớn và không lường trước được. Hơn nữa cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và làm ăn có hiệu quả hơn do vậy giá trị TS tham gia BH càng lớn. Do đó sau khi nhận BH cho người tham gia BH, đến lượt mình công ty phải đối mặt với hàng loạt khó khăn đặc biệt khi xác suất rủi ro dự tính không đúng với xác suất rủi ro thực tế (thấp hơn) dẫn đến phí BH thu được không đáp ứng được khả năng chi trả bồi thường. Vì vậy để bảo vệ cho chính mình các công ty BH đã sử dụng hình thức phân tán rủi ro. Một trong các biện pháp đó là TBH. Đặc biệt với nghiệp vụ BH cháy sau khi doanh nghiệp BH chấp nhận BH cho khách hàng cũng là lúc doanh nghiệp xét đến việc thu xếp TBH với những hợp đồng vượt quá khả năng. Ngoài chức năng phân tán rủi ro, ổn định tài chính cho công ty, việc TBH còn mang lại nguồn thu rất lớn từ hoa hồng nhượng tái và thủ tục phí theo lãi
Tùy vào khả năng tài chính mà các công ty BH sẽ quyết định phương thức TBH: theo tỷ lệ hoăc phi tỷ lệ. Thông thường ở BIC cũng như các công ty BH khác sử dụng phương thức TBH mức dôi. Công ty sẽ giữ lại mức chung cho tất cả các hợp đồng, chỉ có những hợp đồng nào có giá trị lớn hơn mức giữ lại đó mới phải chuyển nhượng cho nhà nhận tái phần vượt hơn. Vì thế công ty nhượng sẽ giữ lại được những hợp đồng phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Hoạt động TBH thời gian qua ở BIC cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Doanh thu TBH được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12: Doanh thu TBH nghiệp vụ BH cháy ở Việt- Úc (2003-2005) và
BIC (2006, 2007)Năm DT phí BH gốc Năm DT phí BH gốc (trđ) Phí nhận tái (trđ) Phí nhượng (trđ) Phí BH thuần giữ (trđ) Tỷ lệ tái đi (%) 2003 1.765 1.325 1.078 687 61,08 2004 2.332 1.512 1.702 1.254 73 2005 3.166 853 2.546 620 80,4 2006 4.162 60 2.662 1.950 57, 72 2007 16.213 395 12.646 1.713 78
(Nguồn: Phòng tái bảo hiểm) Trong đó: Phí BH thuần giữ lại = Phí BH gốc - phí nhượng
Tỷ lệ tái đi = Phí nhượng tái / phí BH gốc
Trong 5 năm vừa qua hoạt động TBH được công ty rất chú trọng. Nghiệp vụ BH cháy cùng với các nghiệp vụ khác như BH xây dựng- lắp đặt, BH hàng hóa vận chuyển…luôn có tỷ trọng tái cao do đối tượng tham gia có giá trị TS rất lớn. Bên cạnh đó để tăng doanh thu phí cho nghiệp vụ công ty cũng thường xuyên nhận tái từ những hợp đồng lớn từ các công ty khác với tỷ lệ phù hợp khả năng tài chính của mình.
- Doanh thu phí nhận tái không đồng đều qua các năm. Nếu như năm 2003 phí nhận tái là 1.325 triệu đồng thì đến năm 2004 đã lên tới 1.512 triệu
đồng. Phí nhận tái có xu hướng tăng qua hai năm này đã khẳng định khả năng chấp nhận rủi ro lớn nhất Việt Nam của BIDV- QBE khi thừa hưởng năng lực Bảo hiểm rất lớn của công ty mẹ QBE- tập đoàn BH và TBH phi nhân thọ lớn nhất của Úc.
Đến năm 2005 do chuẩn bị chia tách nên hoạt động nhận TBH ở công ty cũng giảm sút. Số phí nhận tái chỉ ở mức 853 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty rất cẩn trọng trong việc bảo toàn doanh thu và phòng ngừa rủi ro tránh bồi thường nhận tái cao đang khi có sự xáo trộn ở công ty trên tất cả các lĩnh vực.
Năm 2006 công ty hoạt động với tên gọi chính thức là BIC sau khi chuyển đổi mô hình liên doanh sang hình thức công ty Nhà nước, số phí trong năm này có sự sụt giảm đáng kể chỉ còn 60 triệu đồng. Sở dĩ như vậy vì BIC là thương hiệu còn khá mới trên thị trường khiến các công ty nhượng chưa có sự tin tưởng. Mặt khác năng lực BH của BIC suy giảm đáng kể từ sau khi tách khỏi QBE dẫn đến khả năng nhận tái giảm và giảm khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong việc tiếp cận dịch vụ lớn. BIC nhận nguồn dịch vụ này chủ yếu từ các công ty trong nước do có sự chia sẻ và trao đổi dịch vụ. Các công ty có tỷ trọng nhượng tái cao sang BIC chủ yếu là PVI (21,8 %), Bảo Việt (20,4 %), Bảo Minh (16,9 %).
Bước sang năm 2007 đã ghi nhận đáng kể trong hoạt động nhận tái của BIC. Số phí nhận tái đạt 395 triệu đồng tăng gấp 6 lần 2006. Mặc dù đây là con số chưa phải lớn so với giai đoạn Việt- Úc nhưng điều đấy đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng của BIC sau khi gia nhập thị trường hai năm.
- Công tác nhượng tái thời gian qua cũng được công ty đặc biệt quan tâm. Tỷ lệ nhượng tái ở công ty luôn đạt mức cao (trên 60%) trừ năm 2006 (57,72%). Năm 2003 tỷ lệ tái đi là 61,08%, 2004 là 73%và đến năm 2005 con số này đã lên tới 80,4%- tỷ lệ nhượng tái cao nhất trong 5 năm. Sở dĩ năm 2005 tỷ lệ nhượng tái cao do đây là thời gian công ty chuẩn bị tách ra khỏi
liên doanh nên cả BIDV và QBE đều muốn “an toàn”. Không chỉ với số phí nhận bị giảm đáng kể mà công ty còn tái đi phần lớn số phí thu được.
Năm 2006 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ tái đi chỉ thấp nhất trong 5 năm với mức 57,72%. Đây có thể là một trong những chiến lược kinh doanh và thử nghiệm của BIC khi bước vào thị trường BH. Tuy nhiên năm 2006 lại là năm toàn thị trường cũng như BIC có tỷ lệ bồi thường khá cao, do đó hiệu quả trong năm vẫn không đạt được như mong muốn.
Năm 2007 tỷ lệ tái đi có tăng hơn so năm 2006 với con số 78%. Rút kinh nghiệm từ năm 2006 , đến năm 2007 BIC đã có bước đi thận trọng hơn phù hợp với tiềm lực của mình.
- Phí BH thuần giữ lại qua các năm cũng có sự biến động lớn. Chỉ có năm 2003 và 2005 là dưới 1 tỷ do năm 2003 là năm Việt- Úc mới chính thức hoạt động được một thời gian và năm 2005 chuẩn bị chia tách.
Như vậy có thể nói rằng hoạt động TBH trong 5 năm từ 2003- 2007đã được công ty chú trọng đặc biệt với nghiệp vụ BH cháy. Số phí nhận, nhượng và tỷ lệ tái đi luôn phù hợp với khả năng của công ty trong từng giai đoạn. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa Việt- Úc trước đây là công ty đã chuyển định hướng từ việc nhận BH qua các công ty môi giới và nhận TBH (đối với Việt- Úc) sang khai thác trực tiếp BH gốc phục vụ khách hàng. Do đó mặc dù là công ty BH phi nhân thọ có vốn điều lệ đứng thứ 5 trên thị trường nhưng thời gian đầu BIC lại tái đi phần lớn số phí thu được và nhận TBH ít hơn so liên doanh trước đây bởi sau khi chia tách, BIC mất đi thế mạnh của QBE- tập đoàn BH và TBH lớn nhất của Úc, cùng với đó là năng lực BH suy giảm, kinh nghiệm còn ít. Có thể nói rằng BIC đã và đang có bước đi phù hợp trong tiến trình gia nhập thị trường BH Việt Nam.