Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 357 Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 26 - 28)

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định: “Kế hoạch kiểm toán phải đợc lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán đ- ợc hoàn thành đúng hạn”. Trong một cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán đợc lập chung cho toàn bộ các chu trình cũng nh các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chu trình bán hàng và thu tiền là một chu trình quan trọng, các khoản mục liên quan đến chu trình bán hàng và thu tiền là những khoản mục trọng yếu do đó trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định đầy đủ các yếu tố liên quan đến chu trình bán hàng và thu tiền.

1.4.1.1. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền

Ngoài các bớc công việc chung trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần tiến hành tìm hiểu đối với chu trình bán hàng – thu tiền và thu thập các thông tin cần thiết:

- Tìm hiểu về doanh nghiệp: Kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu sơ đồ tổ chức của các phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, các loại chứng từ sổ sách sử dụng tại doanh nghiệp liên quan tới chu trình.

- Tham quan nhà xởng: Thu thập các hiểu biết về tính chất, đặc điểm của sản phẩm đợc sản xuất tại doanh nghiệp hay hàng hoá, dịch vụ đợc cung cấp bởi doanh nghiệp Tìm hiểu về công tác bảo vệ tài sản, nhà x… ởng sản xuất, kho hàng…

- Xem xét các chính sách của Công ty: Kiểm toán viên cần tìm hiểu các chính sách bán hàng, chính sách khuyến mại, chiết khấu, giảm giá của doanh nghiệp cũng nh các chính sách tín dụng áp dụng cho các khách hàng.

- Thu thập những thông tin về trách nhiệm pháp lý của khách hàng:

+ Biên bản các cuộc họp: Kiểm toán viên tìm hiểu xem có thông tin nào liên quan tới các chính sách, thủ tục trong chu trình bán hàng – thu tiền hay không.

+ Các hợp đồng: Đây là những tài liệu quan trọng chứa đựng các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng trong quá trình thực hiện kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Kiểm toán viên cần tìm hiểu để biết chắc chắn rằng doanh

nghiệp có hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ dài hạn hoặc hợp đồng đặc biệt nào với khách hàng của mình hay không.

1.4.1.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

Dựa vào những thông tin đã thu thập ở bớc trên kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá, nhận xét để đa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp.

Đánh giá tính trọng yếu

Sau khi đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân bổ mức đánh giá này cho từng khoản mục.

Đối với chu trình bán hàng và thu tiền, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân bổ mức ớc lợng trọng yếu cho các khoản mục nh doanh thu, các khoản phải thu và tiền của doanh nghiệp. Qua đó, kiểm toán viên có thể xác định đợc số lợng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chính không vợt quá mức ớc lợng ban đầu về tính trọng yếu.

Đánh giá rủi ro

ở bớc này kiểm toán viên phải xác định mức độ rủi ro kiểm toán trong quá trình thực hiện chu trình bán hàng và thu tiền là cao hay thấp bao gồm việc đánh giá: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.

- Rủi ro tiềm tàng (IR): Rủi ro tiềm tàng trong chu trình bán hàng và thu tiền là rủi ro đối với việc quản lý tiền mặt hay các phơng tiện thanh toán khác, tính trung thực của Ban giám đốc khách hàng trong việc khai báo các khoản doanh thu, các nghiệp vụ bán hàng bất thờng và các ớc tính kế toán nh dự phòng nợ phải thu khó đòi…

- Rủi ro kiểm soát (CR): Đối với chu trình bán hàng và thu tiền, rủi ro kiểm soát là việc đơn vị đợc kiểm toán không tuân thủ các nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ: nguyên tắc phân công phân nhiệm…

- Rủi ro phát hiện (DR): Là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trên báo cáo tài chính mà không đợc ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội

bộ và cũng không đợc kiểm toán viên phát hiện trong quá trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền.

1.4.1.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát

* Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: là tìm hiểu trên hai

mặt chủ yếu đó là thiết kế kiểm soát nội bộ bao gồm thiết kế về quy chế kiểm soát và thiết kế về bộ máy kiểm soát, hoạt động liên tục và có hiệu lực của kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên cần tìm hiểu về quy trình hoạt động kèm theo đó là các thủ tục kiểm soát đợc thực hiện để ngăn ngừa sai phạm xảy ra đối với từng bớc trong chu trình, từ việc ký hợp đồng với khách hàng, chuyển giao hàng, thu tiền và ghi sổ doanh thu, …

* Đánh giá rủi ro kiểm soát: Sau khi đã có đợc sự hiểu biết về hệ thống kiểm

soát nội bộ, kiểm toán viên cần tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho số d các tài khoản hay các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.

1.4.1.4. Thiết kế chơng trình kiểm toán và thủ tục cần thiết để kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

ở giai đoạn này kiểm toán viên sẽ xác định các thủ tục cần thiết phải thực hiện đối với chu trình bán hàng và thu tiền bao gồm: thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết.

Một phần của tài liệu 357 Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w