Theo ông Nguyễn Thanh Bình (2010) [12], nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ thuế tại CCT.PN với kết quả được ghi nhận như sau:
Bảng 2.1: Đánh giá cụ thể từng mức độ hài lòng
Frequency Percent Percent Valid Cumulative Percent
Valid
Hoàn toàn không đồng ý 7 3.4 3.4 3.4
Không đồng ý 17 8.2 8.2 11.6
Bình thường 83 40.1 40.1 51.7
Đồng ý 73 35.3 35.3 87.0
Hoàn toàn đồng ý 27 13.0 13.0 100.0
Total 207 100.0 100.0
Xét chi tiết theo từng mức độ hài lòng của DN (05 cấp độ) thể hiện trên bảng: 2.1 cho thấy Không đồng ý: 11,6%; Bình thường: 40,1% và Đồng ý: 48,3%. Với cấu trúc tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ không đồng ý này cũng là đáng kể cần phải xem xét nhằm có giải pháp để giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất có thểđược, còn ở mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ 48,3% đây là tỷ lệ cao so với các cấp độ tuy nhiên thực tế thì tỷ lệ này chưa được xem là đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ cho DN một cách tốt nhất. Có thể nói rằng việc hài lòng của DN đối với dịch vụ thuế tại CCT.PN là tạm hài lòng.
Bảng 2.2: Tổng hợp các yếu tố tác động đến sự hài lòng Chỉ tiêu (%) 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5
Thông tin về thuế 5.89 13.38 32.08 31.08 17.57 Thủ tục và chính sách thuế 7.33 8.55 35.47 35.91 12.76
Công chức thuế 6.23 12.12 38.79 32.43 10.43 Cơ sở vật chất tại cơ quan thuế 11.23 7.53 33.83 33.84 13.57
Tỷ lệ (%) bình quân 7.67 10.40 35.04 33.32 13.57 Các cấp độ như sau:
(1)Hoàn toàn không đồng ý. (2)Không đồng ý.
(3)Bình thường. (4)Đồng ý.
(5)Hoàn toàn đồng ý.
Theo số liệu cho thấy tỷ lệ không đồng ý chiếm: 18,07%; Bình thường chiếm: 35,04% và tỷ lệ đồng ý chiếm: 46,89%. Với tỷ lệ trên cho thấy đánh giá về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận chỉ có thể nói rằng tạm hài lòng.
CHƯƠNG 3:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TRONG
QUẢN LÝ THUẾ : Nghiên cứu tình huống
Chi cục thuế quận Phú Nhuận – Tp. HCM
3.1. Đánh giá khó khăn và thuận lợi khi vận dụng mô hình TQM vào quản lý thuế