Đối với Deloitte VN:
Trước hết KTV sẽ xác định các sai sót tiềm tàng có liên quan đến rủi ro chi tiết được phát hiện (gọi là “các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được”). Rủi ro chi tiết được phát hiện là loại rủi ro về sai phạm có liên quan đến số dư tài khoản và các sai sót tiềm tàng của tài khoản đó, được sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện các thủ tục xem rủi ro đó có thực sự tồn tại hay không.
Sai sót tiềm tàng được KTV của Deloitte VN chia làm 6 loại:
Các sai sót liên quan tới nghiệp vụ: + Sai sót về tính đầy đủ;
+ Sai sót về tính hiện hữu; + Sai sót về tính ghi sổ; + Sai sót về tính đúng kỳ.
Các sai sót liên quan đến BCTC: + Sai sót về tính giá;
+ Sai sót về trình bày.
Trên thực tế KTV không cần quan tâm đến tất cả các sai sót tiềm tàng của cả số phát sinh Nợ và số phát sinh Có của 1 tài khoản, vì như thế sẽ gây trùng
lặp ko cần thiết. Để tránh sự trùng lặp này, phần mềm AS2 đã đưa ra ma trận đình hướng:
Bảng 2.5: Ma trận kiểm tra định hướng của Deloitte VN
Trong đó: O (overstatement): khai báo vượt số thực tế U (understatement): khai báo thấp hơn số thực tế Tiến hành
kiểm tra
Hướng kiểm tra
ban đầu
Kết quả kiểm tra trực tiếp
Kết quả kiểm tra gián tiếp Tài sản và chi phí Công nợ và doanh thu Tài sản và chi phí Công nợ và doanh thu Các tài khoản dư Nợ O O U O Các tài khoản dư Có U U U O
Đối với mỗi tài khoản có thể xảy ra hai hướng sai phạm là: số dư khai báo vượt thực tế, hoặc số dư khai báo thấp hơn thực tế.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng cũng được thực hiện theo các hướng sai phạm trên. KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng chi tiết cho từng khoản mục trên BCTC. Kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng sẽ được KTV tổng hợp trên bảng tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro liên quan và sai sót tiềm tàng (Bảng 2.5)
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kêt quả đánh giá rủi ro liên quan và sai sót tiềm tàng
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Date:
Khách hàng: Người lập: Date:
Kỳ kiểm toán: Người soát xét: :
Mục đích: Tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro liên quan và sai sót tiềm tàng của từng khoản mục
Đối với AASC
Tương tự như Deloitte VN, các KTV của AASC cũng dựa vào kinh nghiêm, sự xét đoán nghề nghiệp của mình cũng như thông tin thu thập được về khách hàng, hố sơ kiểm toán năm trước để đánh giá rủi ro tiểm tàng trên cơ sở số dư tài khoản và loại nghiệp vụ. Trong bước này KTV chủ yếu xem xét một số vấn đề chính sau:
Bản chất của số dư tài khoản;
Quy mô số dư tài khoản;
Kết quả kiểm toán lần trước với từng tài khoản;
Tài khoản có chứa đựng nhiều ước tính kế toán, nghiệp vụ phức tạp, bất thường;
Sự thay đổi chính sách kế toán với từng tài khoản.
Rủi ro chi tiết Tài khoản bị ảnh hưởng
Sai sót tiềm tàng
Các khoản phải thu khác có thể khai tăng so với thực tế
………..
KTV của AASC không đánh giá cho từng loại tài khoản trên BCTC, KTV chỉ đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng nhóm khoản mục. Để làm điều này, KTV thực hiện phân tích sơ bộ BCTC, và đánh giá bản chất của từng nhóm tài khoản và rủi ro có thể xảy ra với từng nhóm. Sau đó KTV mới so sánh số lũy kế năm nay và năm trước để xem xét biến động cho từng khoản mục.
Sau khi xem xét biến động cho từng khoản mục, KTV tiến hành các thử nghiệm kiểm toán để xác định khả nng xảy ra sai phạm.
Cuối cùng kết quả đánh giá được tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 2.7: Kết luận về rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ do AASC thực hiện
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Tên khách hàng:
Niên độ kế toán: Tham chiếu: Khoản mục: Người thực hiện: Công việc: Kết luận về rủi ro tiềm tàng với các khoản mục Ngày thực hiện:
Rủi ro tiềm tàng được đánh giá cho từng khoản mục trên BCTC như sau: - Rủi ro tiềm tàng cao
- Rủi ro tiềm tàng trung bình - Rủi ro tiềm tàng thấp
Người kiểm tra: Ngày thực hiện: