Kiến nghị và giải pháp

Một phần của tài liệu 146 Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện (Trang 70 - 78)

- Chuyển sang bất động sản đầu tư Thanh lý, nhượng bán 235,131,273 235,131,

CÔNG TY PNT THỰC HIỆN 3.1 Nhận xét về công nghệ và tổ chức của Công ty PNT

3.3. Kiến nghị và giải pháp

Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty PNT:

Do các khách hàng của Công ty PNT có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, các nghiệp vụ đối với tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định không quá phức tạp. Mặt khác, trình độ cũng như năng lực đội ngũ kế toán của khách hàng còn hạn chế nên Công ty PNT thường chọn mẫu 100% khi kiểm toán các nghiệp vụ tăng (giảm) tài sản cố định. Phân công kiểm toán chỉ tiêu này, Công ty giao cho những kiểm toán viên có trình độ tương xứng và dày dặn kinh nghiệm. Điều này đã giúp cho việc kiểm toán tài sản cố định và khấu hao của PNT luôn đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, việc phát triển khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động là hướng phát triển tất yếu của tất cả các công ty. Khi đó, quy mô doanh nghiệp sẽ tăng, các nghiệp vụ đối với tài sản cố

định và khấu hao tài sản cố định sẽ ngày càng phong phú và phức tạp. Việc chọn mẫu 100% các nghiệp tăng (giảm) TSCĐ sẽ khó thực hiện được bởi chi phí kiểm toán lớn. Hơn nữa, Công ty cũng không đủ số lượng kiểm toán viên dày dặn kinh nghiệm để tham gia kiểm toán cho từng khách hàng một. Khi đó, quy trình kiểm toán tài sản cố định của Công ty PNT sẽ không còn phù hợp đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như khi số lượng khách hàng tăng lên.

Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định để không chỉ giúp Công ty nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán mà còn mở rộng được phạm vi khách hàng trong tương lai.

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Những vấn đề còn tồn tại

Tìm hiểu HTKSNB của khách hàng là việc hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Vì đánh giá đúng bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra được một phương pháp kiểm toán hiệu quả. Thông thường để mô tả và đánh giá về một hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên có thể sử dụng một hoặc kết hợp ba phương pháp sau tuỳ theo từng đặc điểm của đơn vị được kiểm toán.

- Bảng câu hỏi: Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi vì tính hiệu quả và đơn giản. Bảng thường được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, có nghĩa là câu hỏi trả lời từ phía khách hàng chỉ là “” hoặc “không”. Bảng câu hỏi được thiết kế sẵn và thường được sử dụng chung cho hầu hết khách hàng nên đôi khi tính linh hoạt bị hạn chế.

- Bảng tường thuật: Đó là sự mô tả bằng lời văn về HTKSNB của khách hàng. Bảng tường thuật còn cung cấp thêm sự phân tích về cơ cấu kiểm soát, giúp kiểm toán viên hiểu biết đầy đủ hơn HTKSNB.

- Lưu đồ: Đây là sự mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ bằng biểu đồ và các ký hiệu Phương pháp này thích hợp khi kiểm toán khách hàng có quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao trong việc phản ánh cái nhìn tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.

Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, Công ty PNT mới chỉ sử dụng phương pháp lập bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Việc lập bảng câu hỏi và tường thuật về hoạt động của khách hàng chủ yếu do kiểm toán viên phụ trách từng phần hành thực hiện. Bảng tường thuật về hoạt động của khách hàng được thể hiện dưới hình thức là các tờ ghi chú hệ thống. Qua những giấy tờ này, kiểm toán viên có thể nắm bắt được những nét chung về hoạt động của khách hàng trong từng phần hành cụ thể. Tuy nhiên, khi quy mô hoạt động của khách hàng lớn thì việc sử dụng Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật rất khó giúp kiểm toán viên hiểu rõ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này có thể khiến cho kiểm toán viên có cái nhin thiếu chính xác về chu kỳ kinh doanh của khách hàng, dẫn tới những thiếu sót trong việc tiếp cận kiểm toán. Khi đó, người kiểm toán phải tăng cường thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết, ảnh hưởng tới thời gian kiểm toán.

Giải pháp hoàn thiện:

Theo lý thuyết, kiểm toán viên có ba phương pháp để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là bảng câu hỏi, bảng tường thuật, lưu đồ. Bảng câu hỏi và bảng tường thuật tuy dễ thực hiện hơn nhưng mang lại hiệu quả không cao bằng phương pháp lưu đồ.

Bảng câu hỏi thường được thiết lập sẵn nên tính linh động bị hạn chế, tuy trong trường hợp cần thiết, kiểm toán viên có thể đưa thêm các câu hỏi để thu thập thông tin.

Bảng tường thuật phụ thuộc rất nhiều vào cách thức ghi chép của kiểm toán viên. Nếu người kiểm toán không có một tư duy logic thì việc lập bảng tường thuật sẽ rất

khó giúp cho các kiểm toán viên khác hiểu về HTKSNB đối với phần hành mà người đó thực hiện.

Vì vậy, các kiểm toán viên trong Công ty PNT cần tích cực sử dụng phương pháp lưu đồ kết hợp với bảng câu hỏi và bảng tường thuật, đặc biệt đối với những khách hàng mà Công ty tiến hành kiểm toán trong nhiều năm liền. Điều này buộc kiểm toán viên phải tìm hiểu kỹ về HTKSNB của khách hàng. Từ đó, một mặt, người kiểm toán sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiểm toán, lựa chọn các thủ tục và phương pháp cho phù hợp; một mặt lưu đồ rất thuận tiện cho các kiểm toán viên khác làm việc trong những năm tiếp sau.

Việc áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán:

Những vấn đề còn tồn tại

Thủ tục phân tích là một trong các thủ tục quan trọng và không thể thiếu đối với một cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng và đánh giá chúng. Bằng thủ tục phân tích, người kiểm toán có thể xác định được những rủi ro mang tính đặc trưng của khách hàng và định hướng được công việc cần tiến hành.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng hết sức linh hoạt để xác định phạm vi các nghiệp vụ có thể xảy ra rủi ro trọng yếu. Mặt khác khi tiến hành kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thường kết hợp với thủ tục phân tích để xác định số lượng và phạm vi mẫu chọn.

Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích như một công cụ rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện của mình để có thể đưa ra các kết luận chính xác.

Thủ tục phân tích được Công ty PNT áp dụng chủ yếu là phân tích ngang. Kiểm toán viên so sánh tình hình và kết quả hoạt động của năm tài chính hiện tại so với các

năm trước để xem xét xu hướng biến động, từ đó phán đoán khả năng tồn tại các sai phạm trong từng chỉ tiêu và khoản mục.

Mặt khác, kiểm toán viên có thể so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với các đơn vị khác trong cùng ngành hoặc các chỉ tiêu chung của ngành, tính toán và phân tích hệ thống các tỉ suất để từ đó đánh giá tính hợp lý của các số liệu mà khách hàng cung cấp.

Tuy nhiên, thủ tục phân tích này ít được PNT sử dụng trong các cuộc kiểm toán do hạn chế về mặt thông tin số liệu của ngành, trình độ của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán.

Giải pháp hoàn thiện

Xuất phát từ thực tế trên, Công ty PNT cần hoàn thiện thủ tục phân tích của mình. Bên cạnh việc tăng cường phân tích ngang tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của khách hàng, PNT có thể thuê thiết kế một phần mềm giúp phân tích hệ thống các tỉ suất. Điều này sẽ giúp giảm thời gian tính toán, nâng cao hiệu quả của thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán. Khi đó, thay vì tốn thời gian kiểm tra chi tiết cho tất cả các khoản mục, kiểm toán viên có thể thu gọn quy mô mẫu đối với những khoản mục mà kết quả phân tích cho thấy sự biến động đó là hợp lý, tập trung kiểm toán những khoản mục mà kết quả phân tích cho thấy sự bất thường, tiềm ẩn khả năng sai phạm.

Việc thực hiện kiểm tra chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Những vấn đề còn tồn tại:

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, vì khoản mục TSCĐ được đánh giá là trọng yếu nên việc thực hiện kiểm tra chi tiết được thực hiện trên 100% các chứng từ, sổ sách đối với các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ. Việc lựa chọn 100% chứng từ, sổ

sách để kiểm tra cung cấp cho KTV số lượng bằng chứng kiểm toán đầy đủ nhất. Tuy nhiên, do những khách hàng mà Công ty PNT đã và đang thực hiện kiểm toán thường có quy mô nhỏ, việc kiểm tra 100% chứng từ, sổ sách thực hiện dễ dàng và đem lại hiệu quả cao. Còn với những khách hàng quy mô lớn, các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục TSCĐ nhiều,việc kiểm tra 100% chứng từ, sổ sách rất khó thực hiên và đôi khi mang lại hiệu quả không cao.

Giải pháp hoàn thiện:

Với những khách hàng có quy mô lớn, khi KTV không thể kiểm tra toàn bộ chứng từ, sổ sách có liên quan tới chu trình TSCĐ, KTV cần sử dụng các phương pháp chọn mẫu để chọn được mẫu đại diện cho tổng thể đối tượng nghiên cứu. Để có được mẫu đại diện, Công ty cần áp dụng phương pháp chọn mẫu khoa học và hợp lý. Sau đây là một số phương pháp chọn mẫu đang được áp dụng ở các Công ty kiểm toán lớn, dựa vào đặc điểm và quy mô của từng khách hàng, Công ty PNT lựa chọn ra phương pháp phù hợp để tiến hành chọn mẫu kiểm toán:

Chọn mẫu phát hiện: Phương pháp chọn mẫu phát hiện là phương pháp thường được sử dụng để đảm bảo rằng sai sót trọng yếu là không tồn tại.

Các kỹ thuật được sử dụng để chọn mẫu phát hiện bao gồm:

- Kỹ thuật CMA (Cumulative Monetary Amount).

- Kỹ thuật phân tầng (Two strata-TS)

- Kỹ thuật chọn số lớn (Cell Sampling).

Kỹ thuật CMA : Kỹ thuật này được áp dụng để kiểm tra các tài khoản có các nghiệp vụ phản ánh bằng giá trị tiền tệ. Theo phương pháp này, tất cả các nghiệp vụ trong một số dư tài khoản đều có khả năng được chọn như nhau. Số mẫu kiểm tra được xác định theo công thức:

J = MP/R N = Pop./J

Trong đó: J : Bước chọn mẫu (Jump Interval).

MP : Mức trọng yếu chi tiết (Monetary Precision) (bằng 80 – 90% mức độ trọng yếu)

R : Chỉ số về độ tin cậy (Rellability Factor). Pop. : Số dư TK cần kiểm tra (Population). N : Số mẫu cần kiểm tra (Number of samples).

Kỹ thuật phân tầng: Kỹ thuật chọn mẫu phân tầng là kỹ thuật phân bổ các mẫu sẽ chọn theo từng phần trên tổng số các nghiệp vụ phát sinh, dựa trên số lượng mẫu sẽ chọn.

Khi sử dụng kỹ thuật này, số dư chọn mẫu của mỗi tổng thể sẽ được xác định trên tổng của một nhóm các nghiệp vụ được phân tầng (tách ra khỏi số dư chung toàn bộ). Tổng số mẫu của các tầng nghiệp vụ sẽ bằng tổng số mẫu được chọn của số dư tài khoản đó, được xác định theo công thức N = Pop./J.

Phương pháp phân tầng thông dụng nhất khi áp dụng kỹ thuật này là chọn toàn bộ các nghiệp vụ có giá trị lớn hơn bước chọn mẫu (J). Nếu số mẫu đã chọn vẫn ít hơn số mẫu cần phải chọn thì số nghiệp vụ còn lại sẽ được phân làm hai tầng. Mỗi tầng sẽ chọn ½ số mẫu còn lại chưa được chọn.

Kỹ thuật chọn số lớn: Kỹ thuật này được sử dụng để kiểm tra các tài khoản có số dư nợ và có nhiều nghiệp vụ phát sinh lớn.

Sử dụng kỹ thuật này, tất cả các nghiệp vụ có giá trị lớn hơn 2 lần bước chọn mẫu (J) sẽ được chọn để kiểm tra.

KẾT LUẬN

Tăng cường hoạt động và nâng cao chất lượng công tác kế toán – kiểm toán luôn được các nước trên thế giới coi trọng vì tầm quan trọng và sự cần thiết của kế toán – kiểm toán. Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Quốc tế, vai trò của kế toán và kiểm toán càng trở nên quan trọng hơn. Kiểm toán không chỉ quan trọng đối với người sử dụng BCTC, của chính doanh nghiệp mà cả đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế tài chính của các cơ quan chức năng nói riêng và của Nhà nước nói riêng. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, kiểm toán đã chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo niềm tin cho những người quan tâm, làm lành mạnh hoá các thông tin tài chính, góp phân hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý.

TSCĐ là một khoản mục quan trọng trên BCTC của mỗi doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện kiểm toán khoản mục này một cách hợp lý sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị của Báo cáo kiểm toán và giảm thiểu rủi ro tranh chấp có thể xảy ra. Đồng thời, cung cấp thông tin cần thiết cho những người sử dụng để họ đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với các doanh nghiệp.

Trong thời gian học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và thời gian thực tập tại Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT, em đã có cách nhìn toàn diện hơn về kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng. Từ đó, em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tai Công ty PNT.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tạ Thu Trang đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo lãnh đạo và các anh, chị trong Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính PNT đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được thực tập và tích luỹ kinh nghiệm tại Công ty.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu 146 Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w