Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu 226 Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Trang 74 - 90)

Việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Deloitte là một tất yếu khách quan, tuy nhiên nó cũng phải tuân thủ chặt chẽ luật kế toán, kiểm toán chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các quy định hiện hành khác. Dựa trên những hạn chế còn tồn tại và sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu, em xin có một số đề xuất sau để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán tại Công ty:

Về việc áp dụng phần mềm kiểm toán AS/2:

Do thực tế hoạt động của các Công ty tại Việt Nam có sự khác biệt so với hoạt động của các công ty trên thế giới. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh, luật pháp và các yếu tố vi mô và vĩ mô đều có những yếu tố không tương đồng. Vì vậy, khi áp dụng quy trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu của Deloitte toàn cầu vào các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải có sự biến đổi cho phù hợp với thực tế hoạt động tại Việt Nam.

Về quy trình kiểm toán

Quy trình kiểm toán nên có sự thay đổi linh hoạt đối với từng loại hình khách hàng, có thể khách hàng này cần sử dụng nhiều thử nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích, nhưng khách hàng khác cần tập trung vào việc kiểm tra chi tiết nhiều hơn. Để có thể xác định được chương trình kiểm toán hiệu quả đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ các KTV có kinh nghiệm, có đầu óc phán đoán nghề nghiệp. Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu đó là việc tìm hiểu để hiểu rõ môi trường kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, Công ty nên duy trì nhóm kiểm toán ổn định, nên có người đã từng thực hiện kiểm toán ở các năm trước. Điều này sẽ đem lại thuận lợi trong việc đánh giá chung về hệ thống KSNB của khách hàng cũng như nhóm kiểm toán sẽ suôn sẽ và dễ dàng hơn trong việc trao đổi, làm việc với khách hàng.

Công việc đánh giá hệ thống KSNB: thực tế việc đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của KTV. Tuy nhiên, tại Deloitte Việt Nam việc đánh giá hoạt động của hệ thống KSNB với khoản mục doanh thu còn chưa được chú trọng thực hiện, chủ yếu KTV thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Điều này làm mất thời gian, công sức. Vì vậy, Công ty cần tăng

nghiệm này nên tập trung đánh giá sự hiện diện của hệ thống KSNB và sự hoạt động có hiệu quả hay không của hệ thống này. Để thực hiện được điều này, ngay từ ban đầu KTV nên kết hợp với nhận định nghề nghiệp cùng với hiểu biết của mình về lĩnh vực hoạt động của khách thể kiểm toán nhằm đánh giá mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán để có thể áp dụng hiệu quả phương pháp kiểm toán.

Việc thực hiện các thủ tục phân tích: Việc thực hiện thủ tục phân tích nhiều khi đem lại hiệu quả rất lớn cho cuộc kiểm toán, KTV có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, qua việc phân tích KTV có thể có được nhận định ban đầu về sai phạm và rủi ro của cuộc kiểm toán từ đó có hướng kiểm tra chi tiết bổ sung phù hợp. Do vậy Công ty nên tập trung hơn vào việc thực hiện thủ tục này để có thể giảm được chi phí và thời gian kiểm toán.

Giảm bớt áp lực các cuộc kiểm toán cuối năm

Công ty nên tăng cường thực hiện các cuộc kiểm toán giữa năm: Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các cuộc kiểm toán sơ bộ về doanh thu cho khách hàng. Có thể kiểm toán 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng tùy theo từng lọai hình doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, việc thực hiện các cuộc kiểm toán sơ bộ sẽ giúp cho việc thực hiện kiểm toán cuối năm Công việc trở nên đơn giản hơn và theo đó chi phí kiểm toán sẽ giảm mà hiệu quả của cuộc kiểm toán lại được tăng cao.

Nâng cao trình độ và năng lực làm việc của nhân viên, phân công việc phù hợp với năng lực của các KTV

Hàng năm Công ty phải duy trì việc đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên cũng như yêu cầu nhân viên phải tự cập nhật các thông tin kinh tế, pháp luật liên quan do thường xuyên có sự thay đổi trong chế độ, chuẩn mực kế toán kiểm toán về doanh thu. Đây là điều cực kỳ quan trọng, bởi chỉ có nắm vững các chế độ chuẩn mực kế toán, kiểm toán thì KTV mới thực hiện cuộc kiểm toán một cách thuận lợi, tránh việc xảy ra sai phạm và đảm bảo yêu cầu về chất lượng cho cuộc kiểm toán. bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và cập nhật các chuẩn mực kế toán và kiểm toán mới, Công ty cần tìm hiểu và nắm bắt được sự thay đổi của khoa học công nghệ và sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội và của nền kinh tế. Việc nắm bắt được sự thay đổi của khoa học công nghệ sẽ giúp KTV không bị bỡ

ngỡ trước những thay đổi hiện đại trong quá trình hạch toán ghi nhận doanh thu. Bên cạnh đó, việc lớn mạnh của thị trường chứng khoán sẽ giúp KTV có được khá nhiều thông tin hữu ích từ thị trường này, nhất là các chỉ tiêu tài chính quan trọng, từ đó phục vụ đắc lực trong công việc của mình.

KẾT LUẬN

Nhờ kinh nghiệm và sự hiểu biết về môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng như danh tiếng của một trong những Công ty kiểm toán lớn nhất thế giới đã đưa Deloitte Việt Nam trở thành cánh chim đầu đàn trong làng kiểm toán Việt Nam hiện nay. Deloitte Việt Nam luôn cố gắng đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức cao đáp ứng được các nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường.

Ngành kiểm toán đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể đứng vững trước sự phát triển không ngừng của các công ty kiểm toán đòi hỏi Deloitte Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện hơn nữa quy trình quy trình kiểm toán BCTC, trong đó đổi mới và hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Qua một thời gian thực tập tại Công ty Deloitte Việt Nam, được học tập và làm việc trong một môi trường làm việc thật sự chuyên nghiệp và năng động đã giúp cho em có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về công tác tổ chức kiểm toán cũng như quy trình kiểm toán tại Công ty, đây là một nguồn vốn hết sức quý báu phục vụ cho công việc của em sau này.

Chuyên đề thực tập của em đã nêu lên một số nét khái quát nhất trong quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty Deloitte Việt Nam cũng như quy trình kiểm toán chung. Mặc dù đã cố gắng hết sức và nhận được sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên hướng dẫn Tiến sỹ Nguyễn Thị Phương Hoa cùng các anh chị tại Công ty. Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu thực tế nên bài viết của em còn có nhiều sai sót. Em mong nhận được sự góp ý từ giáo viên hướng dẫn và các anh chị tại Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chương trình kiểm toán tổng hợp và chi tiết khoản mục doanh thu bán hàng tại Công ty điện tử ABC

Thủ tục kiểm toán tổng hợp

STT Thủ tục kiểm toán tổng hợp

1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu bao gồm: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép.

2 Kiểm tra doanh thu: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép. 3 Kiểm tra hàng bán bị trả lại: Tính hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép. 4 Kiểm tra việc trình bày doanh thu: Trình bày và tính giá

5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff 6

Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff

7 Đối chiếu việc ghi nhận doanh thu với phòng kinh doanh

8 Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu bằng ngoại tệ

Thủ tục kiểm toán chi tiết

STT Thủ tục kiểm toán chi tiết

Người thực hiện

Tham chiếu

1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu

A. Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý và nhất quán không?

B. Xác định xem các loại doanh thu, nếu có, sau đây được hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không: Doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu bán hàng cho các bên liên quan, doanh thu hàng gửi bán, doanh thu nhận trước, doanh thu bán hàng khối lượng lớn được giao làm nhiều lần, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu trao đổi hàng hóa,...

C. Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây, xét xem liệu các bằng chứng thu thập được có bổ trợ cho sự hiểu biết của KTV về các chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu cũng như sự phù hợp của các chính sách và thủ tục này hay không?

2 Kiểm tra doanh thu

A. Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra doanh thu

1. Thu thập hoặc tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, phân loại doanh thu theo đối tượng khách hàng. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và báo cáo.

2. Ước tính doanh thu dựa trên các số liệu độc lập. Có thể sử dụng các số liệu sau khi xây dựng số ước tính: Sản lượng năm trước, năm nay và giá bán; Doanh số bán, giá trị hàng bán trả lại; giá vốn hàng bán, tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu; Doanh thu bán hàng cho các khách hàng lớn; số liệu thống kê toàn ngành; những thay đổi trong môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới giá bán và doanh thu.

3. Phân tách số liệu để xây dựng mô hình ước tính và số liệu của khách hàng ở mức độ đủ chi tiết để chúng ta có thể đạt được mức độ đảm bảo mong muốn dựa trên việc so sánh số liệu. Có thể sử dụng các phương pháp phân tách như: Phân tách theo kỳ, theo tháng, quý hoặc theo tuần; Phân tách theo tài khoản, theo nhóm mặt hàng; Theo bộ phận hoặc địa điểm bán hàng.

4. Tính toán giá trị Threshold để xác định mức độ chênh lệch trọng yếu giữa số ước tính của KTV và số liệu thực tế ghi sổ.

5. So sánh số ước tính và số liệu hạch toán của kế toán. Nếu số chênh lệch lớn hơn giá trị Threshold cần phải thu thập, tìm thêm các bằng chứng và tìm ra sự giải thích hợp lý cho sự chênh lệch. Nếu chênh lệch nhỏ hơn threshold thì có thể quyết định thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết hoặc không.

Đánh giá kết quả kiểm tra.

B. Thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu: Nếu việc ghi nhận giá vốn không được đồng thời thực hiện với việc ghi nhận doanh thu. Chọn mẫu một số nghiệp vụ từ chứng từ gốc ban đầu như: Hóa đơn bán hàng hặoc phiếu xuất kho. Đối với các mẫu đã được lựa chọn cần thực hiện các thủ tục sau:

1. Kiểm tra tới hóa đơn bán hàng nếu được chọn từ phiếu xuất kho.

2. Kiểm tra giá ghi trên hóa đơn với bảng giá tại từng thời điểm. Đối với các đơn vị là thành viên của Tổng Công ty cần đối chiếu với chính sách giá của Tổng Công ty.

3. Xác định những khoản phụ thu và những khoản khác trên hóa đơn.

4. Đảm bảo rằng doanh thu được ghi nhận đúng kỳ.

5. Đối chiếu số tiền ghi trên hóa đơn với số tiền ghi trên Nhật ký bán hàng.

6. Đối chiếu số liệu trên Nhật ký bán hàng với số liệu trên sổ cái. 7. Đánh giá kết quả kiểm tra.

3 Kiểm tra hàng bán bị trả lại

A. Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp giá trị hàng bán bị trả lại. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và BCTC của đơn vị.

B. Ước tính giá trị hàng bán bị trả lại dựa trên nguồn dữ liệu độc lập. Các dữ liệu có thể sử dụng để xem xét như: Sản lượng hàng bán bị trả lại và giá bán từng thời kỳ.

C. Chọn ngẫu nhiên một số nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, đối chiếu với các chứng từ chi tiền trả lại khách hàng, các nghiệp vụ hạch toán phải trả hoặc các nghiệp vụ ghi giảm phải thu tương ứng. Đối chiếu với các phiếu nhập hàng và hóa đơn bán hàng gốc. Khẳng định rằng các khoản chi trả lại khách hàng đã được hạch toán đúng kỳ.

D. Đánh giá kết quả kiểm tra 4 Kiểm tra việc trình bày doanh thu

A. Xem xét các khỏan sau có được hạch toán, trình bày và phân loại đúng hay không?

1. Doanh thu bán hàng cho các bên liên quan. 2. Doanh thu bán thành phẩm.

3. Doanh thu bán nguyên liệu. 4. Doanh thu bán phế liệu. 5. Doanh thu khác.

B. Đánh giá kết quả thực hiện.

5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff

A. Chọn tất cả các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu phát sinh 2 ngày sau ngày kết thúc niên độ kế toán và đối chiếu với phiếu xuất hàng và các tài liệu có liên quan.

6 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff

A. Điều tra các khoản hàng bán bị trả lại phát sinh trong tháng 12/2009. Đảm bảo rằng các khoản ghi giảm doanh thu này được hạch toán đúng kỳ.

B. Chọn tất cả các khoản ghi giảm doanh thu được hạch toán trong tháng 12/2009. Đối chiếu với phiếu nhập và các chứng từ có liên quan để đảm bảo rằng các nghiệp vụ này được hạch toán đúng kỳ.

C. Rà soát các khoản nợ phức tạp khác liên quan đến việc ghi nhận doanh thu trong tháng 12/2009, sau đó đối chiếu tới các chứng từ và tài liệu liên quan để đảm bảo chúng được ghi nhận đúng kỳ.

D. Đánh giá kết quả kiểm tra. 7 Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ

A. Đánh giá tính hợp lý của phương pháp hạch toán doanh thu có gốc ngoại tệ.

B. Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp doanh thu có gốc ngoại tệ. Chọn mẫu một số nghiệp vụ hạch toán chênh lệch tỷ giá, thực hiện các thủ tục sau:

1. Xem xét các tỷ giá áp dụng để hạch toán có hợp lý hay không?

2. Tính toán lại các khoản chênh lệch tỷ giá nếu cần.

C. Đánh giá kết quả kiểm tra.

(Nguồn từ chương trình kiểm toán các khoản mục của Công ty Deloitte Việt Nam)

Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán tổng hợp và chi tiết khoản mục doanh thu bán hàng tại Công ty ô tô XY

STT Thủ tục kiểm toán tổng hợp

1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu bao gồm: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép.

2 Kiểm tra doanh thu: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép.

3 Kiểm tra hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán

4 Kiểm tra việc trình bày doanh thu: Trình bày và tính giá

5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff

6 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff

Thủ tục kiểm toán chi tiết

STT Thủ tục kiểm toán chi tiết

Người thực hiện

Tham chiếu

1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu

D. Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý và nhất quán không?

E. Xác định xem các loại doanh thu, nếu có, sau đây được hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không: Doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu

Một phần của tài liệu 226 Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Trang 74 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w