Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.

Một phần của tài liệu 173 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10 (Trang 51 - 61)

D Nợ: Nguồn tài liệu: Công ty May

3. Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.

3.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu nhận gia công.

Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty May 10 chủ yếu là sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Toàn bộ nguyên vật liệu chính và phần lớn nguyên vật liệu phụ do khách hàng đem đến, Công ty chỉ hạch toán vào khoản mục nguyên vật liệu chính phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà Công ty đã chi ra và hạch toán vào khoản chi phí nguyên vật liệu phụ phần vật liệu phụ do Công ty mua hộ. Đối với vật liệu nhận gia công do khách hàng đem đến, Công ty chỉ theo dõi về mặt số lợng, không theo dõi về mặt giá trị. Chính cách hạch toán trên đã làm cho toàn bộ phần nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ do khách hàng đa đến cha hạch toán trên tài khoản kế toán và cha đợc phản ánh vào báo cáo kế toán do cha sử dụng tài khoản 002 – Vật t hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. Nh vậy việc không sử dụng TK 002 đã gây khó khăn cho việc quản lý nguyên vật liệu nhận gia công.

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì Công ty nên mở Tài khoản 002 – “Giá trị vật t, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”. Tài khoản này phản ánh nhận giá trị vật liệu nhận gia công chế biến. Giá trị của hàng nhận gia công chế biến đợc hạch toán theo giá thực tế của hiện vật, nếu cha xác định đợc giá thực tế thì có thể dùng giá tạm tính để hạch toán.

Kết cấu TK 002: “Giá trị vật t, hàng hoá nhận gia công, giữ hộ”.

 Bên Nợ: Giá trị vật liệu nhận gia công, chế biến.

 Bên Có: Giá trị vật liệu đã tiêu hao tính vào giá thành sản phẩm gia công. Giá trị vật liệu không đúng quy cách, hợp đồng trả lại cho ngời thuê gia công.

Các chi phí liên quan đến việc chế biến, gia công, bảo quản tài sản, vật liệu hàng hoá ở Công ty May 10 không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong bảng cân đối kế toán.

Kế toán vật liệu phải theo dõi chi tiết từng loại vật t hàng hoá nhận gia công chế biến, từng nơi bảo quản cũng nh hợp đồng nhận gia công. Đối với vật t nhận gia công, chế biến hộ, giữ hộ không đợc quyền sở hữu, khi bàn giao phải có sự chứng kiến của cả hai bên theo hợp đồng nhận gia công.

Việc hạch toán TK 002 đợc thực hiện nh sau:

 Khi nhận hàng hoá do khách hàng đa đến, căn cứ vào giá trị vật liệu nhận gia công, kế toán vật liệu ghi:

 Nợ TK 002: Giá trị vật t hàng hoá nhận gia công chế biến.

Khi sản phẩm hoàn thành bàn giao cho khách hàng, dựa trên số đã sử dụng, kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán ghi:

 Có TK 002: Giá trị vật liệu tiêu hao tính vào sản phẩm gia công hoàn thành.

Số nguyên vật liệu tiết kiệm đợc hàng tháng khi đó kế toán phản ánh vào khoản mục thu nhập bất thờng. Kế toán định khoản số nguyên vật liệu tiết kiệm đ- ợc nh sau:

Nợ TK 152 (chi tiết): Giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm Có TK 711 : Giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm 3.2. Hoàn thiện hạch toán công cụ, dụng cụ.

Tại Công ty May 10, tất cả các công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất sản phẩm đều đợc phân bổ một lần giá trị thực tế vào chi phí sản xuất chung trong kỳ. Điều này dẫn tới chi phí sản xuất trong tăng hơn, từ đó kéo theo giá thành sản phẩm cũng tăng lên và không tính đợc chi phí chính xác bỏ ra trong kỳ.

Theo em, đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng trong nhiều kỳ hạch toán nh: bàn là, cầu là… Công ty nên sử dụng phơng pháp phân bổ nhiều lần thông qua TK 1421 – “ Chi phí trả trớc”.

Cách hạch toán của công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều lần kế toán tiến hành nh sau:

 Khi xuất dùng căn cứ vào giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ kế toán ghi: Nợ TK 1421 : Tổng giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng.

Có TK 153 : Tổng giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng.

 Phản ánh mức phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ cho một kỳ sử dụng kế toán ghi:

Nợ TK 627 (chi tiết) : Giá trị CCDC phân bổ vào chi phí trong kỳ Có TK 1421 : Giá trị CCDC phân bổ vào chi phí trong kỳ 3.3. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung (Bảng phân bổ khấu hao).

Về mức Khấu hao TSCĐ hiện nay của Công ty.

• 5%/ năm với TSCĐ là nhà xởng. • 20 năm với thiết bị văn phòng.

Việc quy định ba mức trên là cha hợp lý. Chẳng hạn nh máy vi tính, quạt, điều hoà thì không thể áp dụng mức khấu hoa là 20% năm. Đối với những thiết bị này rất dễ bị lạc hậu đặc biệt là do sự phát triển của khoa học công nghệ, nên thời gian sử dụng cần thấp đi. Đề nghị Công ty xác định số năm sử dụng TSCĐ theo chế độ kế toán hiện hành chi tiết cho từng loại TSCĐ để xác định số khấu hao của TSCĐ sử dụng và sản xuất kinh doanh.

Bảng phân bổ khấu hao.

Hiện nay, tại Công ty May 10 bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định mà Công ty đang sử dụng mới chỉ phản ánh đợc số khấu hao phải trích trong tháng theo nguồn hình thành TSCĐ cho từng đối tợng sử dụng. Trên bảng khấu hao TSCĐ này cha phản ánh đợc nguyên giá TSCĐ, tỷ lệ khấu hao cho từng loại từng nhóm TSCĐ cũng nh tình hình tăng, giảm TSCĐ trong kỳ. Nh vậy, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cha thể cung cấp đầy đủ thông tin cho những ngời quan tâm, việc theo dõi những loại TSCĐ khác nhau có thể gây khó khăn hơn khi phản ánh đầy đủ những thông tin trên.

Theo em, để giảm bớt việc tính toán khấu hao TSCĐ mà vẫn đảm bảo đợc tính khoa học, chính xác, đầy đủ và theo đúng quy định hiện hành. Công ty nên căn cứ vào khấu hao đã trích tháng trớc và số khấu hao tăng, giảm trong tháng để tính ra số khấu hao phải trích trong tháng theo công thức:

Số khấu hao trong tháng = Số khấu hao tháng trớc + Số khấu hao tăng trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng

 Trong bảng phân bổ khấu hao Công ty nên thể hiên đầy đủ hơn những thông tin nh: Nguyên giá TSCĐ, tỷ lệ khấu hao…

3.4. Hoàn thiện việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.

Đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất nào cũng đều phát sinh những khoản thiệt hại trong sản xuất nh sản phẩm hỏng, các sự cố trong sản xuất. Tại Công ty May 10, khoản thiệt hại trong sản xuất cha đợc hạch toán cụ thể. Tất cả những sản phẩm hỏng và các chi phí do các sự cố sản xuất gây ra đều đợc phản ánh vào chi phí sản xuất trong kỳ sau khi trừ đi phế liệu thu hồi đợc từ các sản phẩm hỏng và các khoản bồi thờng của ngời có trách nhiệm.

Đối với các sản phẩm hỏng Công ty cha phân biệt sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức, mà Công ty coi toàn bộ sản phẩm hỏng đều đợc coi là phế liệu. Vì thế giá thành sản phẩm hoàn thành phải chịu toàn bộ chi phí về sản phẩm hỏng hay các sự cố sản xuất ngoài kế hoạch bất thờng xảy ra.

Theo lý luận thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất cần phải đợc theo dõi một cách chặt chẽ theo nguyên tắc: Những khoản thiệt hại trong định mức thì đợc tính vào giá thành sản phẩm, còn những khoản thiệt hại ngoài định mức thì không đợc phép tính vào giá thành sản phẩm mà coi chúng là chi phí thời kỳ hoặc quy trách nhiệm bồi thờng với những ngời gây ra.

Theo em Công ty nên hạch toán riêng chi phí sản phẩm hỏng, trong đó phải quy định rõ mức độ hỏng cho phép. Để xây dựng đợc mức độ hỏng cho phép thì phải tuỳ thuộc vào tính chất công việc mà đa ra mức độ hỏng. Dựa vào tính chất công việc đơn giản hay phức tạp mà phòng kỹ thuật đa ra mức độ hỏng cho phép. Đối với chi phí về sản phẩm hỏng trong định mức thì đợc tính vào tổng giá thành sản phẩm trong kỳ. Cách hạch toán này đợc thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức, cần xem xét nguyên nhân rõ ràng để có biện pháp xử lý thích hợp và quy trách nhiệm bồi th- ờng. Với những sản phẩm hỏng, kế toán phải xác định giá trị sản phẩm hỏng, giá trị phế liệu thu hồi và xác định nguyên nhân gây hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả.

Cách thức hạch toán chi phí sản phẩm hỏng nh sau:

Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm hỏng Không sửa cha đợc

Việc hạch toán sản phẩm hỏng nh vậy sẽ giúp cho nhà quản lý thấy đợc giá trị sản phẩm hỏng là bao nhiêu, kịp thời phát hiện ra các nguyên nhân gây hỏng để đề ra biện pháp xử lý hữu hiệu cũng nh công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

3.5. Hoàn thiện phân bổ chi phí sản xuất chung.

Hiện tại, Công ty May 10 đang áp dụng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lơng sản phẩm i. Theo chuẩn mực mới hiện hành thì chi phí sản xuất chung đợc phân bổ theo mức công suất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nh Công ty May 10 thì việc áp dụng phân bổ chi phí sản xuất theo công suất là

TK 111,112,152,334 TK 154 TK 1381 TK 811 Giá trị sản phẩm hỏng TK 627 Tính vào CPSX Tính vào chi phí Bất thường Giá trị PL thu hồi Giá trị nhận bồi thường

hợp lý, việc áp dụng chuẩn mực mới còn đảm bảo tính cập nhật thông tin và tránh đợc lạc hậu so với chế độ.

 Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình th- ờng, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung cố định

 Đối với trờng hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thờng thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thờng. Với khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không đợc tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định đợc tính vào giá thành sản phẩm) ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi tiết cho chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung 3.6. Hoàn thiện việc tính giá thành.

Công ty May 10 vừa tiến hành sản xuất sản phẩm tại Công ty đồng thời tiến hành thuê ngoài gia công. Trong đó tiền thuê ngoài gia công đợc theo dõi theo từng sản phẩm, cho từng đơn vị nhận gia công thông qua hợp đồng đã ký kết hai bên và số sản phẩm hoàn thành nhập kho. Nh vậy, đối với sản phẩm thuê ngoài gia công, Công ty có thể tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Nhng thực tế, khi tính giá thành sản phẩm, Công ty tính chung cho tất cả các sản phẩm mà không phân biệt sản phẩm đó là sản phẩm đợc sản xuất tại Công ty hay thuê ngoài gia công. Việc tính giá thành nh vậy có hai điều bất cập sau:

Thứ nhất: Các khoản chi phí cho việc sản xuất ra sản phẩm tại Công ty và thuê ngoài gia công là hoàn toàn khác nhau, do đó việc tính giá thành sản phẩm hiện nay tại Công ty là cha hợp lý, cha đáp ứng đợc nguyên tắc chính xác của kế toán.

Thứ hai: Việc tính giá thành sản phẩm đồng nhất giữa sản phẩm sản xuất tại Công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công là cha cung cấp đợc thông tin về việc sản xuất tại Công ty là hiệu quả hơn hay thuê ngoài gia công hiệu quả hơn.

Theo em, Công ty nên tiến hành tính giá thành sản phẩm riêng đối với sản phẩm sản xuất tại Công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công. Từ đó, có thể so sánh đợc sản xuất tại Công ty hiệu quả hơn hay thuê ngoài gia công hiệu quả hơn để từ đó ra quyết định đúng đắn, đồng thời đảm bảo tính chính xác. Từ đó các nhà lãnh đạo có thể chọn phơng thức thuê ngoài hay sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất.

Ví dụ: Tính giá thành sản phẩm SM LiFung trong tháng 3/ 2003.

 Sản xuất tại Công ty.

• Sản phẩm nhập kho: 9.493 (áo).

• Chi phí nhân công trực tiếp: 54.197.695 (áo). • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 8.615.015 (đ) • Chi phí sản xuất chung: 21.113.549 (đồng).

-> Tổng giá thành sản xuất sản phẩm SM LiFung tại Công ty là: 83.926.259 (đ).

-> Giá thành đơn vị là: 8.841 (đ/áo).

 Sản phẩm thuê ngoài gia công. • Sản phẩm nhập kho: 32.536 (đ).

• Chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm SM LiFung thuê ngoài gia công: 29.526.823 (đ).

-> Tổng giá thành sản phẩm thuê ngoài gia công là: 321.049.383 (đ). -> Giá thành đơn vị là: 9.868 (đ/ áo).

Nh vậy, việc sản xuất sản phẩm LiFung tại Công ty là hiệu quả hơn. Dó đó Công ty nên tiến hành sản xuất tại Công ty sản phẩm LiFung vì Giá thành đơn vị sản xuất tại Công ty thấp hơn. Mặt khác khi Công ty tính giá thành gộp cả sản phẩm thuê ngoài và sản xuất tại Công ty thì giá thành đơn vị của Công ty vẫn cao hơn rất nhiều (9.712 (đ/ áo)) so với Công ty sản xuất riêng.

3.7. Hoàn thiện hệ thống sổ sách.

Hiện nay Công ty May 10 đang áp dụng hình thức nhật ký chung để tổ chức hệ thống kế toán, số lợng sổ kế toán mà Công ty mở là tơng đối đầy đủ tuy nhiên hình thức sổ kế toán của Công ty nh: Sổ cái các TK, Sổ chi tiết các TK còn cha đ- ợc rõ ràng. Chẳng hạn, các mẫu sổ này còn cha phản ánh mục: ngày tháng ghi sổ, chứng từ, diễn giải các nghiệp vụ phát sinh.

Theo em để tiện cho quản lý và theo dõi thì hệ thống sổ sách (sổ cái, sổ chi tiết) nên thiết kế gồm những mục trên.

Sổ cái tk…

Năm :

Tên TK số hiệu

Ngày tháng Chứng từ Diễn giải Số hiệu Số phát sinh

SH NT Nợ

Số d đầu tháng

Cộng số phát sinh Số d cuối tháng

3.8. Xây dựng mô hình kế toán quản trị.

Kế toán quản trị là bộ phận rất quan trọng có mục đích là cung cấp số liệu phục vụ cho quản lý nội bộ doanh nghiệp. Chính vì vậy việc xây dựng mô hình kế toán quản trị đối với Công ty May 10 là đặc biệt cần thiết.

Để thực hiện vấn đề này, trớc hết phải thực hiện việc phân loại chi phí sản xuất thành 2 loại:

Chi phí cố định.

 Chi phí biến đổi.

Trên cơ sở phân loại đó để xem xét mối quan hệ của từng loại chi phí đó với doanh thu thu đợc trong kỳ. Khi doanh thu của Công ty tăng trong kỳ thì chi phí cố định của doanh nghiệp không thay đổi.

Từ cơ sở đó kế toán quản trị có thể lấy doanh thu trừ (-) chi phí biến đổi để

Một phần của tài liệu 173 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10 (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w