Chức năng, nhiệm vụ, vị trí của bảo hiểm xã hội Việt Nam trong

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 38 - 40)

trong nền kinh tế thị tr−ờng.

2.1.2.1 Chức năng hoạt động

Bảo hiểm xã hội có các chức năng chủ yếu sau đây:

-Chức năng san sẻ rủi ro: Khi cơ chế thị tr−ờng càng phát triển thì cạnh tranh càng mạnh mẽ và quyết liệt, rủi ro càng lớn do đó tất yếu cần đến vai trò của BHXH. Đ−ơng nhiên BHXH đòi hỏi các bên tham gia vào nền kinh tế, các thành phần kinh tế phải gánh vác trách nhiệm phân tán rủi ro một cách công bằng và thích hợp với khả năng kinh tế của mình.

-Chức năng phân phối thu nhập: Để phân tán rủi ro đ−ợc đến mức cao nhất, phải tổ chức nên một mạng l−ới BHXH thống nhất, Chế độ BHXH không những là một tiêu chí quan trọng thể hiện trình độ phát triển của một xã hội mà còn là một cỗ máy điều tiết việc phân phối thu nhập của các bộ phận ng−ời lao động khác nhau trong xã hội.

- Chức năng thúc đẩy nền kinh tế: Quỹ BHXH với khả năng tích tụ tập trung vốn của mình sẽ kiến tạo nguồn vốn đầu t− cho nền kinh tế – một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo ra động lực phát triển của nền kinh tế.

2.1.2.2.Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Với những chức năng chủ yếu trên, tổ chức BHXH Việt Nam đ−ợc thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thu bảo hiểm xã hội thông qua việc cấp phát sổ BHXH cho từng ng−ời lao động, quản lý bảo toàn và tăng tr−ởng quỹ BHXH nhằm thực hiện chi trả l−ơng h−u, các trợ cấp BHXH cho ng−ời lao động tham gia đóng BHXH tr−ớc mắt và lâu dài, tham gia quản lý nhà n−ớc về sự nghiệp bảo hiểm xã hội.

2.1.2.3Vị trí của BHXH Việt Nam trong nền kinh tế thị tr−ờng.

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ lớn, có thời gian tạm thời nhàn rỗi dài; vì vậy khi dùng quỹ BHXH để đầu t−, hoạt động kinh doanh - tức là cung ứng vốn vào nền kinh tế sẽ tạo ra những biến đổi về cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Theo đó sẽ có tác động đến h−ớng vận động, chuyển dịch các nguồn tài chính trong nền kinh tế, tất yếu sẽ làm thay đổi các quỹ tiền tệ của các chủ thể khác theo các quy luật của các thị tr−ờng; góp phần kích thích, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống và sinh hoạt của mọi ng−ời trong xã hội.

2.1.3.Cơ cấu tổ chức quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BHXH Việt Nam đặt d−ới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ t−ớng Chính Phủ, sự quản lý Nhà n−ớc của Bộ Lao động Th−ơng binh- Xã hội và các cơ quan quản lý Nhà n−ớc có liên quan d−ới sự giám sát của tổ chức công đoàn.

Cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam là Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam. Hội đồng này có nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo và giám sát kiểm tra việc thu chi , quản lý quỹ, quyết định các biện pháp để bảo toàn và tăng tr−ởng giá trị quỹ BHXH thẩm tra quyết toán và thông qua dự toán hàng năm, kiến nghị với Chính Phủ và các cơ quan Nhà n−ớc có liên quan

bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách BHXH, giải quyết các khiếu nại của ng−ời tham gia BHXH, đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc BHXH Việt nam. Thành viên của hội đồng quản lý bao gồm: Đại diện có thẩm quyền của Bộ lao động Th−ơng binh – Xã hội, Bộ tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt nam và Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.

BHXH Việt Nam do Tổng giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành theo chế độ thủ tr−ởng, giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc.

BHXH Việt Nam đ−ợc tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung −ơng đến địa ph−ơng với cơ cấu sau:

-ở Trung −ơng là BHXH Việt Nam

-BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng (gọi chung là tỉnh) -BHXH quận huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) BHXH tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về BHXH trên địa bàn tỉnh theo qui định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.

BHXH huyện có nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký h−ởng chế độ do BHXH tỉnh chuyển đến, thực hiện việc đôn đốc theo dõi nộp BHXH đối với ng−ời sử dụng lao động và ng−ời lao động trên địa bàn, tổ chức mạng l−ới hoặc trực tiếp chi trả các chế độ BHXH cho ng−ời đ−ợc h−ởng trên địa bàn

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 38 - 40)