Option tiền đồng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 58 - 61)

phần Kỹ thương (Techcombank). Đầu tháng 9, NHNN cho phép thêm hai ngân hàng được triển khai dịch vụ này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và NHTM cổ phần Quốc tế (VIB Bank). Đây là bước đột phá mới của NHNN nhằm cung cấp thêm công cụ tài chính phái sinh cho thị trường tiền tệ mà cũng là một công cụ phòng ngừa rủi ro hiện đại cho chính bản thân đồng nội tệ Việt Nam. Nguyên tắc chính của loại option này là các doanh nghiệp (DN) và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VND hoặc một ngoại tệ khác với tiền đồng Việt Nam thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. (Tỷ giá thực hiện được quy định là tỷ giá không được vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VND cùng thời hạn hoặc tỷ giá giữa ngoại tệ khác với tiền đồng Việt nam do khách hàng và ngân hàng tự thoả thuận) Đồng tiền giao dịch là VNĐ và USD hoặc các ngoại tệ tự do chuyển đổi khác (EUR, JPY, CHF, GBP, AUD, CAD…).

Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc đưa cơ chế hình thành tỷ giá ở nước ta theo hướng linh hoạt và uyển chuyển hơn. Đặc biệt, option USD với VND đáp ứng nhu cầu cho cả nhà nhập khẩu (NK) và nhà xuất khẩu (XK), trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà NK và quyền chọn bán dành cho nhà XK. Nghiệp vụ này cũng hỗ trợ tích cực cho việc xác định giá mua, bán ngoại tệ tối ưu cho khách hàng; giúp phòng ngừa rủi ro hiệu quả; đồng thời đánh giá chính xác hơn kỳ vọng của thị trường về tỷ giá thông qua cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Đồng thời, nó cũng là một công cụ thiết thực đểđáp ứng mong mỏi của giới đầu tư và kinh doanh mà thu nhập và lợi nhuận của họ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự bất ổn tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ.

Tuy nhiên dịch vụ opiton tiền đồng có đặc thù là không có vế đối ứng (ngân hàng không thể tái bảo hiểm sản phẩm của mình ở một đơn vị thứ 3, vì vậy rủi ro đối với bên bán là rất lớn). Điều này khiến các NH phải tự tính toán cân đối thu nhập, chi phí và tự bảo hiểm bằng đồng tiền nào cho phù hợp. Khảo sát mới đây của Vietcombank cho biết dịch vụ này cũng chỉ tập trung chủ yếu phục vụ các DN kinh doanh XNK và phần lớn là các DN có vốn ĐTNN. Bên cạnh đó, quy mô hợp đồng tối thiểu đối với ngoại tệ khác là 100.000 USD hoặc tương đương là quá cao. Đây là một bất lợi khiến các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu bảo hiểm tỷ giá cho một lượng ngoại tệ nhỏ hơn không thể tham gia nghiệp vụ này.

Thực tế tỷ giá giao ngay giữa USD và VND trong thời gian qua biến động rất ít làm cho các hình thức bảo hiểm tỷ giá cho đồng Việt Nam như option tiền đồng Việt Nam rất khó phát triển, bởi các doanh nghiệp và ngay cả giới ngân hàng phần lớn không có nhu cầu cũng như chưa quen sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước thực trạng thị trường chẳng có gì là tiềm ẩn về rủi ro tỷ giá cả.

Thị trường tiền tệ Việt Nam chưa gặp những biến động lớn cho nên các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro. Họ quan niệm rằng tỷ giá thì có Nhà nước ổn định; lãi suất thì Ngân hàng Trung ương cũng không cho biến động mạnh và vì thế họ an tâm kinh doanh mà bỏ qua các chiếc lược phòng ngừa rủi ro tiền tệ.

Mức phí quyền chọn mà các NHTM đưa ra cho doanh nghiệp thời gian qua còn cao, chưa hợp lý và không mang tính khuyến khích sử dụng .Vì thế, các doanh nghiệp tính toán không có lợi nên không muốn tham gia vào nghiệp vụ này, vì tham gia thì sẽ mất một khoản tiền trước mắt (khoản phí) mà không thấy rủi ro gì đáng kể.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có người chuyên lo, tính toán và dự báo biến động của thị trường, biến động về tỷ giá, lãi suất...Chúng ta vẫn còn làm theo lối kinh doanh truyền thống là khi nào cần thì mới mua và khi nào có nhu cầu thì mới bán. Bên cạnh đó, trở ngại về sức ỳ tâm lý của giới lãnh đạo nhất là các doanh nghiệp Nhà nước trong vấn đề quản lý phòng ngừa rủi ro còn quá lớn. Nhiều doanh nghiệp cho hay họ biết sẽ gặp rủi ro nhưng do công ty chưa có chính sách sử dụng nghiệp vụ này nên họ không dám làm.Như vậy, chính thói quen trước nay các doanh nghiệp chưa từng sử dụng đến công cụ option nên họ chưa nhận thức được lợi ích của việc phòng ngừa là đúng đắn và vô cùng cần thiết ngay cả khi chưa xảy ra rủi ro. Công cụ này sẽ thực sự phát huy tác dụng khi tỷ giá thị trường biến động theo hướng không có lợi ; nhưng ngay cả khi thị trường đang trong xu hướng tốt, vẫn là sai lầm nếu cho rằng các khoản phí option bỏ ra là lãng phí bởi thật khó để lường hết các rủi ro tiềm ẩn sẽ xảy ra với mức độ nghiêm trọng như thế nào trên thị trường ngoại hối trong tương lai. Và chính tính thụ động, thờ ơ của giới doanh nghiệp về vấn đề này là một trở ngại lớn cho việc phát triển option tiền đồng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)