Sức mạnh tài chính của công ty thể hiện khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp luôn đặt ra câu hỏi: liệu công ty có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không? Và tình hình thanh toán của công ty như thế nào?. Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn để ý đến các khoản nợ tới hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị sẳn các nguồn thanh
toán chúng. Nếu không , các chủ nợ, căn cứ vào luật phá sản có thể yêu cầu doanh nghiệp tuyên bố phá sản nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn.
Trong kinh doanh, việc chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như Nhà Nước, khách hàng, nhà cung ứng.v.v. Điều làm cho các nhà quản trị quan tâm là các khoản nợ nần dây dưa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Để nhận biết được điều đó cần phân tích tình hình công nợ để thấy được tính chất hợp lý của các khoản công nợ.
Bảng16: Nợ phải thu – nợ phải trả
ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu 2003 2004 2005 Chênh Lệch 2004/2003 Chênh Lệch 2005/2004 Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) 1.Phải thu KH 3.039 146,1 117 -2.892,9 -105 -29,1 -20,02 2.Trả trước NB 0 58 0 58 100 -58 -100 3.Thuế GTGTĐKT 0 0 0,2 0 0 0,2 100 4.Các khoản PTK 0 0 55,3 0 0 55,3 100 5.Tạm ứng 159,9 67,4 130,3 -92,5 -57,85 62,9 93,22 6.Chi trả trước 0 54,6 388,2 54,6 100 333,6 610 7.CP chờ KC 0 28,5 0 28,5 100 -28,5 -100 Tổng các KPThu 3.199,9 354,6 691 -2.844,3 -88,91 336,4 94,83 1.Phải trả NB 235,7 8,4 5 -227,3 -96,42 -3,4 -40,83 2.Thuế- các KPTK 66,4 78,9 0 12,5 18,86 -78,9 -100 3.Phải trả CNV 496,8 5,7 5,7 -491,1 -98,86 0 0 4.Các khoản PT-PNK 19 18,2 21,8 -0,8 -3,97 3,6 19,51 5.Phải trả Các ĐVNB 2.152,2 1.470,8 0 -681,4 -31,66 -1.470,8 -100 6.CPPT 134 37 7,5 -97 -79,18 -29,5 -79,83 TỔNG KPTrả 3.104 1619 40 -1485 -89,71 -1570 97,5 Chênh Lệnh 94,9 -1264,4 651
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán
Qua bảng số liệu ta thấy, khoản phải thu của công ty trong năm 2004 giảm so với năm 2003 một lượng 2.844,3 triệu (đ), tương đương (88,91%). Điều này
thể hiện công ty có chính sách thu hồi tiền mặt để thu hồi vốn nhằm tránh rủi ro trong thanh toán, tuy nhiên đó cũng làm giảm đi quan hệ tốt với các khách hàng của công ty.Nguyên nhân làm giảm khoản phải thu là do trong năm này công ty đã giảm lượng tiền cho khách hàng thiếu 2.892,9 triệu (đ), và phần tạm ứng của công ty trong năm cũng giảm một lượng 92,5 triệu (đ), tương đương 57,85%.
Đến năm 2005 thì khoản phải thu của công ty lại tăng lên 336,4 triệu (đ), tương đương 94,83%, do trong năm này công ty chú trọng đến phần chi phí chi trả trước và phần tạm ứng nên đã đầu tư phần chi phí trả trước tăng 333,6 triệu (đ), tương đương 610%, tạm ứng tăng 62,9 triệu (đ), tương đương 93,22%.
Về các khoản phải trả của công ty qua 3 năm luôn giảm. cụ thể, năm 2004 khoản phải trả giảm một lượng 1485 triệu (đ), tương đương 89,71%. Nguyên nhân do công ty chú trọng đến việc thanh toán khoản phải trả công nhân viên vì thế trong năm này phải trả công nhân viên công ty chỉ còn thiếu lại ít đi một một lượng 491,1 triệu (đ), tương đương 98,86%, thêm vào đó công ty đã hạn chế thiếu nợ người bán nên đã thanh toán khoản phải trả người bán, vì thế khoản này giảm một lượng 227,3 triệu (đ), tương đương 96,42%.
Đến năm 2005 thì khoản phải trả lại tiếp tục giảm 1570 triệu (đ), tương đương 97,5%. Nguyên nhân chính do công ty đã hoàn thành việc thanh toán cho các đơn vị nội bộ trong năm 2004 đến năm 2005 công ty không còn thiếu khoản phải trả các đơn vị nội bộ nữa, ngoài ra các khoản phải trả khác của công ty trong năm 2005 đều giảm, chẳng hạn như chi phí phải trả giảm 29,5 triệu (đ), tương đương 79,83%, phải trả người bán giảm một lượng 3,4 triệu (đ), tương đương 40,83%.
Qua phân tích tình hình công nợ ta thấy khoản phải thu luôn có xu hướng lớn hơn khoản phải trả, điều này thể hiện công ty đang bị chiếm dụng vốn.
Để đánh giá rõ hơn về tình hình công nợ cần phải so sánh sự biến động của các khoản phải thu và các khoản phải trả qua các năm như thế nào ta cần phân tích các tỷ số sau:
Bảng17:Phân tích tình hình công nợ ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04 2003 2004 23005 SỐ TIỀN SỐ TIỀN Khoản phải thu (A) Triệu 3.198,9 354,6 691 -2.844,3 336,4 Khoản phải trả (B) Triệu 3.104 1619 40 -1485 -1579 Doanh thu thuần (C) Triệu 22.169 10.880 9.557 -11.289 -1.323 Hệ số khái quát
(A/B) %
103,08 21,9 1730 -81,18 1708,1 Vòng luân chuyển
khoản phải thu (C/A) Vòng
6,92 30,68 13,83 23,76 -16,85 Kì thu tiền bình quân
(365/D) Ngày
53 12 27 -41 15
Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán
1.1.Hệ số khái quát.
Qua bảng số liệu ta thấy. Hệ số khái quát của công ty trong 3 năm qua có chiều hướng tăng, và hệ số này trong 3 năm qua luôn chiếm tỷ lệ cao nhưng trong năm 2004 tỷ lệ này giảm mạnh, nhưng nhìn chung số vốn công ty chiếm dụng của đơn vị khác ít hơn bị chiếm. Cụ thể, năm 2004 hệ số này giảm 81,18% (21,9%- 103,08%). Do trong năm 2004 cả khoản phải thu và khoản phải trả đều giảm, nhưng lượng giảm khoản phải thu 2.844,3 triệu (đ) lớn hơn lượng giảm khoản phải trả 1485 triệu (đ). Năm 2005 hệ số khái quát tăng với tốc độ cao , tăng 1708,1%. Nguyên nhân trong năm 2005 khoản phải thu tăng 336,4 triệu (đ), trong khi đó khoản phải trả lại giảm 1579 triệu (đ).
Qua đó ta thấy tình hình công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng tăng, vì thế ta cần phải phân tích cụ thể hơn tính chất và nguyên nhân các khoản phải thu tăng để từ đó có những quyết định đúng đắn.
1.2.Vòng luân chuyển các khoản phải thu.
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty. Vòng luân chuyển các khoản phải thu của công ty trong năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 23,76%. Điều này cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty đang có tiến bộ (nhanh) hơn trước, nó thể hiện một chiều hướng tốt, vì công ty không phải đầu tư cho khoản phải thu, nhưng sang năm 2005 vòng luân chuyển các khoản phải thu lại giảm xuống từ 30,68 vòng còn 13,83 vòng. Cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm lại. Do đó công ty cần quan tâm hơn về điều chỉnh lại các chính sách bán hàng nhằm tăng tốc độ quay vòng của khoản phải thu.
1.3.Kì thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân phản ánh thời gian cần để thu hồi các khoản phải thu là trong bao lâu. Qua bảng số liệu ta thấy, kì thu tiền bình quân của công ty có xu hướng được cải thiện hơn . Cụ thể , năm 2004 kì thu tiền bình quân giảm 41 ngày từ 53 ngày xuống còn 12 ngày. Nguyên nhân do trong năm 2004 công ty áp dụng chính sách thu hồi tiền tốt, vì thế vòng luân chuyển khoản phải thu tăng dẩn đến kì thu tiền bình quân của công ty giảm xuống. Nhưng đến năm 2005 kì thu tiền bình quan nhỏ hơn năm 2003 nhưng lớn năm 2004 là 15 ngày. Nguyên nhân trong năm 2005 công ty thực hiện chính sách chi trả trước chính vì thế làm tăng khoản phải thu 336,4 triệu (đ) nên kì thu tiền bình quân của công ty tăng hơn so với năm 2004 .
2.Phân tích khả năng thanh toán
Các tỷ số khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của công ty trong một kì, đồng thới xem xét các tỷ lệ thanh toán cũng giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năng thanh toán của công ty. Để phân tích khả năng thanh toán của công ty ta cần đi vào phân tích các tỷ số sau:
Bảng18: Phân tích khả năng thanh toán ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04 2003 2004 2005 SỐ TIỀN SỐ TIỀN A.TSLĐ-ĐTNH Triệu 4.207,9 887,5 2.892 -3.320,4 2004,5 B.Tài sản quay vòng nhanh Triệu 3.203,9 877,2 2.885,4 -2.326,7 2008,2 C.Vốn bằng tiền Triệu 4 522,6 1.983,4 518,6 1.460,8 D.Nợ ngắn hạn Triệu 2.970 1.582 32,5 -1.388 -1.549,5 E.Vốn luân chuyển
ròng (A-D) Triệu 1.237,9 -694,5 2.859,5 -1.932,4 3.554 F.Tỷ số thanh toán hiện hành (A/D) Lần 1,41 0,56 88,98 -0,85 88,42 G.Tỷ số thanh toán nhanh (B/D) Lần 1,07 0,55 88,78 -0,52 88,23 H. Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt (C/D) Lần 0,001 0,33 61,02 0,329 60,69
Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán
2.1.Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 2:1. Ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành năm 2004 thấp hơn năm 2003 0,85 (lần). Điều này cho thấy trong năm 2004 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trên phần tài sản lưu động sẽ bị giảm xuống. Nguyên nhân trong năm 2004 thì tài sản lưu động của công ty giảm đến 3.320,4 triệu (đ), trong khi đó nợ ngắn hạn giảm một lượng thấp hơn 1.388 triệu (đ), vì thế tỷ số thanh toán hiên hành giảm xuống . Đến năm 2005, tỷ lệ này tăng lên với tốc độ rất nhanh. Cụ thể tăng 88,42 (lần) so với năm 2004. Điều này cho thấy tiềm lực tài
chính của công ty trong năm 2005 được cải thiện hơn, và công ty không gặp khó khăn trong khâu thanh toán, nguyên nhân trong năm 2005 tài sản lưu động của công ty tăng 2004,5 triệu (đ), trong khi đó nợ ngắn hạn mà công ty thiếu giảm 1.549,5 triệu (đ).
2.2.Tỷ số thanh toán nhanh
Năm 2003 tỷ số thanh toán nhanh của công ty 1,07 (lần) có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 1,07 đồng tài sản quay vòng nhanh. Đến năm 2004 thì tỷ số này giảm 0,52 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,55 đồng tài sản lưu động, nhưng đến năm 2005 thì tỷ số này tăng với tốc độ rất cao tăng 86,69 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 87,24 đồng tài sản lưu động. Thông thường tỷ số thích hợp là 1:1 vì thế trong năm 2005 công ty cần xem xét lại để tránh tình trạng ứ động vốn.
2.3.Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt.
Tỷ số này thể hiện một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bao nhiêu đồng vốn bằng tiền, thông thường tỷ số này được chấp nhận là 0,05:1. Trong năm 2003 tỷ số thanh toán nhah rất thấp 0,001 (lần). Điều này thể hiện lượng vốn bằng tiền trong năm 2003 của công ty rất thấp 4 triệu (đ), trong khi đó nợ ngắn hạn 2.970 triệu (đ). Đến năm 2004 tỷ số này được cải thiện hơn tăng 0,329 (lần) so với năm 2004, điều này cho thấy lượng vốn bằng tiền tăng lên 518,5 triệu (đ). Đặt biệt trong năm 2005 tỷ số này tăng 60,69 (lần) so với năm 2004. Nguyên nhân trong năm 2005 lượng vốn bằng tiền tăng lên 1.460,8 triệu (đ) trong khi đó nợ ngắn hạn giảm 1.549 triệu (đ). Nhưng nếu tỷ số này quá cao cũng không tốt ta cần phải điều chỉnh sau cho hợp lý để đưa những đồng tiền mặt đi vào hoạt động để tăng vòng quay của vốn.
2.4.Tỷ số vốn luân chuyển ròng
Tỷ số vốn luân chuyển ròng là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển ròng càng lớn thể hiện khă năng thanh toán càng cao của công ty. Qua bảng phân tích số liệu ta thấy vốn luân chuyển ròng năm 2004 giảm 1.932,4 triệu (đ) so với năm 2003, chứng tỏ trong năm 2004 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty chưa tốt.
Đến năm 2005 tỷ số này tăng hơn so với năm 2004 một lượng 3.554 triệu (đ), chứng tỏ trong năm 2005 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty được cải thiện tốt hơn.
3.Phân tích tỷ số quản trị nợ
Một mức nợ nhất định thì có thể chấp nhận, nhưng nợ quá nhiều là một tín hiệu báo động đối với các nhà đầu tư. Các tỷ số quản trị nợ là một công cụ quan trọng để đánh giá xem công ty có lạm dụng các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu bởi đây là sự đảm bảo các khoản tín dụng cảu người vay.
Bảng19:Phân tích tỷ số quản trị nợ ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04 2003 2004 2005 SỐ TIỀN SỐ TIỀN A.Tổng nợ (Nợ phải trả) Triệu 3.104 1619 40 -1485,1 -1579 B.Tổng tài sản Triệu 4.348 1.878 4.009 -2.470 2.131 C.Nguồn vốn chủ sở hữu Triệu 1.244 259 3.969 -985 3.710 D.Tỷ số nợ trên tổng tài sản (A/B) % 71,39 86,2 0,99 14,82 85,21 E. Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu (A/C) Lần 2,49 6,25 0,01 3,76 -6,24
Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán
3.1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của công ty.
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty trong năm 2004 tăng so với năm 2003 14,82%, điều này cho thấy trong năm 2004 tổng tài sản của công ty giảm xuống do công ty thực hiện thanh toán nợ phải trả hay nói cách khác khoản nợ mà công ty chiếm dụng trong năm 2004 giảm so với năm 2003.
Đến năm 2005 tỷ số này giảm 85,21% so với năm 2004. Nguyên nhân trong năm 2005 nợ phải trả của công ty còn thiếu chỉ còn 40 triệu (đ) giảm 1579 triệu (đ). Điều này cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty rất tốt.
Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2004 tăng so với năm 2003 3,76 (lần). Đến năm 2005 tỷ số này giảm xuống 6,24 (lần). Ta thấy khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty tốt.
Trong năm 2005 tỷ số này là 0,01 (lần) có nghĩa công ty sử dụng 0,01 đồng nợ cho một đồng vốn chủ sở hữu.
4.Phân tích hiệu quả sử dụng
Tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng tốt hay không, còn thể hiện qua tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động. Một công ty có tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) cao thể hiện tình trạng sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá tình hình hiệu quả sử dụng vốn, nhưng ở đây chỉ phân tích một số chỉ tiêu cơ bản:Bảng20: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04 2003 2004 2005 SỐ TIỀN SỐ TIỀN A. Doanh thu thuần Triệu 22.169 10.880 9.557 -11.289 -1.323 B. Giá vốn hàng bán Triệu 19.283,5 10.152 7.767,1 -9.131 -2.385 C. Hàng tồn kho Triệu 1.004 10,3 6,6 -993,7 -3,7 D. Tài sản lưu động Triệu 4.207,9 887,5 2.892 3.320 2004,5 E. Tài sản cố định Triệu 140,1 990,5 1.117 850,4 -126,5 F. Tổng tài sản Triệu 4.348 1.878 4.009 -2.470 2.131 G. Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho (B/C) Lần 19,20 985,6 1176,8 966,4 191,2 H. Tỷ số luân chuyển TSLĐ (A/D) Lần 5,26 12,25 3,3 6,99 -8,95 I. Tỷ số luân chuyển TSCĐ (A/E) Lần 158 10,98 8,5 -147,22 -2,43 J.Tỷ số luân chuyển tổng tài sản (A/F) Lần 5,09 5,79 0,41 0,7 -5,38
4.1.Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho
Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất bình thường liên tục. Mức độ dự trữ hàng tồn kho còn phụ thuộc vào nhiều