Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Du lịch Gofl Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (Khách sạn Gofl Cần Thơ (Trang 29)

3.3.1 Chức năng.

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hiện có là khách sạn, du lịch, và mở rộng

thêm các hoạt động kinh doanh mới. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng. - Kinh doanh lữ hành nội địa. - Kinh doanh lữ hành quốc tế.

- Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. - Vận tải hành khách (cả vận chuyển du lịch).

- Vũ trường, phòng trà, massage, karaoke. - Dịch vụ thẩm mỹ.

- Đại lý thu đổi ngoại tệ.

3.3.2 Nhiệm vụ.

Công ty phải thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ định hướng được giao (trên cơ sở công ty tự xây dựng và thông qua cấp có thẩm quyền) về kim ngạch, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách.

Ngoài ra công ty còn có những nhiệm vụ khác:

Quản lý sử dụng tài sản, nguồn vốn được giao có hiệu quả. Tài sản công ty gồm tài sản cố định, tài sản lưu động phải được sử dụng đúng mục đích, hạch toán chính xác và phải quyết toán hàng năm.

Quản lý các hoạt động kinh doanh và thực hiện đúng kế hoạch.

Xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn căn cứ vào định hướng của cơ quan chủ quản, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của Tỉnh trong từng giai đoạn.

Về công tác tài chính, công ty có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng pháp luật. Tạo hiệu quả kinh tế nhằm phát triển công ty ngày càng vững mạnh.

Tạo công ăn việc làm ổn định góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước (góp phần phát triển sản xuất ở địa phương, tạo cơ sở sản xuất để thu hút lao động phổ thông và các dịch vụ khác cùng phát triển).

3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.

Bộ máy tổ chức Khách sạn Golf Cần Thơ hiện nay gồm có: tổng cán bộ công nhân viên là 113 người. Trong đó:

- Ban Giám đốc chi nhánh kiêm Ban Giám đốc khách sạn.

- 3 Ban chức năng: Ban Kinh doanh, Ban Kế toán, Ban Hành chánh nhân sự. - 8 Tổ, bộ phận: bộ phận phòng, lễ tân, bộ phận ẩm thực (bao gồm 4 bộ phận: bếp, nhà hàng Golf, Windy cafe, dịch vụ), tổ kỹ thuật, tổ bảo vệ.

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM VỪA QUA (TỪ NĂM 2006 – 2008). VỪA QUA (TỪ NĂM 2006 – 2008).

Bảng 1: BẢNG KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 5.318.148 22.810.128 24.181.341

2. Giá vốn hàng bán 3.224.570 13.360.406 12.449.416

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 2.093.578 9.449.722 11.731.925

4. Doanh thu từ hoạt động tài chính 3.135 14.352 13.117

5. Chi phí tài chính 1.082 574 6.104

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 168.913 568.343 1.777.217

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 1.926.718 8.895.157 9.961.721

8. Thu nhập khác 79.681 103.300 28.062

9. Chi phí khác 806 84.968 -

10. Lợi nhuận khác 78.875 18.332 28.062

11. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.005.593 8.913.489 9.989.783

12. Chi phí thuế TNDN - - -

13. Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.005.593 8.913.489 9.989.783

(Nguồn: Số liệu được cung cấp từ phòng kế toán của công ty).

Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt lớn của công ty vì đây là năm tiến hành cổ phần hóa công ty. Khi công ty tiến hành cổ phần đến nay, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng có không ít khó khăn, năm 2008 – năm khủng hoảng chung của nền kinh tế toàn cầu – trong xu thế hội nhập và phát triển Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp cả thuận lợi lẫn khó khăn nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty qua 3 năm đều tăng dần và tăng cao nhất

vào năm 2007. Vì công ty tiến hành cổ phần hóa, được miễn thuế TNDN trong vòng 3 năm từ năm 2006 – 2008 nên khoản thuế TNDN đều bằng không qua 3 năm. Do đó lợi nhuận trước thuế và sau thuế từ năm 2006 – 2008 là bằng nhau, các khoản thuế phải nộp Nhà nước của công ty chỉ bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài. Lợi nhuận đều tăng dần qua 3 năm cho thấy tình hình hoạt động của công ty phát triển tốt, công ty đã xây dựng được thương hiệu và uy tín cho du khách trong và ngoài nước qua sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Đồng thời, công ty đã tạo được niềm tin cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và người bên ngoài khách sạn khi tham gia đầu tư góp vốn.

Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, chúng ta sẽ đi vào phân tích các báo cáo tài chính cùng các chỉ tiêu tài chính của công ty trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

(KHÁCH SẠN GOLF CẦN THƠ).

4.1 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán.

Thông qua việc so sánh, phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán các năm 2006, 2007, 2008, ta sẽ thấy được sự biến động tài sản ngắn hạn (vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác), tài sản dài hạn (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình). Từ đó, đánh giá khái quát tình hình tài sản tại công ty.

4.1.1.1 Phân tích biến động của từng khoản mục tài sản. * Đánh giá khái quát tình hình tài sản của công ty:

Bảng 2: BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY

ĐVT: 1.000đ

Chỉ

tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền %

TSNH 6.706.246 9.298.152 9.163.414 2.591.906 38,65 (134.738) -1,45 TSDH 83.204.756 80.986.964 81.377.181 (2.217.792) -2,67 390.217 0,48 TS 89.911.002 90.285.116 90.540.595 374.114 0,42 255.479 0,28

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

Dựa vào số liệu trong bảng 1, ta thấy tổng tài sản tăng dần qua 3 năm, năm 2007 tăng 374.114 ngàn đồng so với năm 2006, tỉ lệ tăng 0,42%; năm 2008 tăng 255.479 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 0,28% so với năm 2007. Điều này cho ta thấy rằng,

tình hình tài chính của công ty khả quan, quy mô vốn của công ty càng được mở rộng qua các năm.

Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, ta sẽ đi phân tích từng khoản mục trong tổng tài sản.

* Phân tích biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn:

Nhìn vào bảng 2, ta thấy năm 2007 tình hình kinh doanh của công ty có bước chuyển biến lớn nên tài sản ngắn hạn tăng 2.591.906 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 38,65% so với năm 2006, với giá trị tài sản lưu động lớn như vậy có thể giúp công ty điều chuyển vốn kịp thời khi cần thiết hoặc có thể dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho công ty. Sang năm 2008, tài sản ngắn hạn giảm 134.738 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 1,45% so với năm 2007. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã có phần giảm sút so với năm 2007.

Để đánh giá chính xác tình hình tài sản lưu động của công ty, ta sẽ đi phân tích sự biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn.

- Biến động khoản mục vốn bằng tiền:

Tiền mặt tại quỹ năm 2007 giảm 334.969 ngàn đồng so với năm 2006, tỉ lệ giảm 63,97% nguyên nhân làm cho lượng tiền mặt tại quỹ năm 2007 giảm là do trong năm, công ty đã sử dụng tiền mặt chi ra cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn lượng tiền mặt thu về từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đồng thời lượng tiền mặt đầu kỳ năm 2006 là 1.146.565 ngàn đồng, trong khi lượng tiền mặt đầu kỳ năm 2007 là 523.644 ngàn đồng, tức giảm 622.921 ngàn đồng so với năm 2006. Sang năm 2008, tiền mặt tại quỹ tăng 317.204 ngàn đồng, tăng gấp 1,68 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là vì công ty đã sử dụng tiền mặt chi ra cho hoạt động kinh doanh ít hơn lượng tiền mặt thu về từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Rút kinh nghiệm năm 2007, công ty đã dự trữ tiền mặt để có đủ tiền trang trải chi phí cho đầu năm sau.

Bảng 3: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TỪNG KHOẢN MỤC TÀI SẢN NGẮN HẠN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn 6.706.246 9.298.152 9.163.414 2.591.906 38,65 (134.738) -1,45

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 523.644 188.675 505.879 (334.969) -63,97 317.204 168,12

1. Tiền mặt tại quỹ 523.644 188.675 505.879 (334.969) -63,97 317.204 168,12

III. Các khoản phải thu 5.958.464 8.859.772 8.145.864 2.901.308 48,69 (713.908) -8,06

1. Phải thu khách hàng 1.526.418 1.316.092 1.491.722 (210.326) -13,78 175.630 13,34

2. Trả trước cho người bán - 20.728 101.126 20.728 - 80.398 387,87

3. Phải thu nội bộ 4.425.746 7.522.952 6.552.012 3.097.206 69.98 (970.940) -12,91

5. Các khoản phải thu khác 6.300 - 1.004 (6.300) -100,00 1.004 -

IV. Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493 37.956 19,09 43.724 18,47

1. Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493 37.956 19,09 43.724 18,47

V. Tài sản ngắn hạn khác 25.325 12.936 231.178 (12.389) -48,92 218.242 1687,09

1. Chi phí trả trước ngắn hạn - - 188.691 - - 188.691 -

- Biến động khoản phải thu:

Tổng các khoản phải thu năm 2007 tăng 2.901.308 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 48,69% so với năm 2006. Sang năm 2008, tổng các khoản phải thu giảm 713.908 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 8,06% so với năm 2007. Để làm rõ hơn, ta sẽ đi phân tích từng khoản phải thu.

Khoản phải thu khách hàng năm 2007 so với năm 2006 đã giảm, cụ thể là 210.326 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 13,78%, điều này cho thấy rằng, công ty đã có biện pháp thu hồi nợ hợp lý hơn. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải phát huy hơn nữa, đề ra biện pháp thu hồi nhanh khoản nợ này để không bị khách hàng chiếm dụng vốn nữa. Sang năm 2008, công ty chú trọng việc thu hút thêm khách hàng nên đã có chính sách thu tiền thoáng hơn so với năm 2007, chấp nhận để khách hàng chiếm dụng vốn nhằm tăng doanh thu, nhưng bên cạnh đó, công ty vẫn có biện pháp thu hồi nợ tốt nên khoản phải thu khách hàng có tăng nhưng cũng chỉ tăng nhẹ. Cụ thể, năm 2008 tăng 175.630 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 13,34% so với năm 2007.

Đối với khoản trả trước cho người bán, năm 2006 khoản mục này bằng 0, năm 2007 tăng 20.728 ngàn đồng, do trong năm công ty có sửa chữa tài sản cố định và một số thiết bị máy móc. Năm 2008, khoản trả trước cho người bán tăng 80.398 ngàn đồng, tăng gấp 3,88 lần so với năm 2007, nguyên nhân là do trong năm công ty đã tiến hành sửa chữa đại sảnh tại khách sạn.

Ngược lại với khoản phải thu khách hàng, khoản phải thu khác năm 2007 bằng 0, tức đã giảm 6.300 ngàn đồng so với năm 2006, góp phần gia tăng lượng tiền vốn cho công ty. Nhưng đến năm 2008, khoản phải thu khác tăng 1.004 ngàn đồng, trong năm công ty có thêm một khoản vốn bị chiếm dụng, cần phải có biện pháp thu hồi nhanh khoản nợ này.

- Biến động hàng tồn kho:

Khoản mục hàng tồn kho năm 2007 là 236.769 ngàn đồng, tăng so với năm 2006, cụ thể tăng 37.956 ngàn đồng, tăng 19,09%. Vì năm 2007, công ty mua một số vật dụng dùng cho bộ phận phòng và dự đoán giá cả tăng, đã mua vào khá nhiều công cụ dụng cụ, vật dụng để tồn trữ cho năm sau sử dụng. Sang năm 2008, lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng, cụ thể tăng 43.724 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên

nhân là do trong năm 2008 – năm du lịch quốc gia, công ty thu hút được nhiều khách hàng đặc biệt là du khách nước ngoài nên nhu cầu về công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn so với năm 2007, đồng thời giá cả hầu hết các mặt hàng trong năm 2008 đều tăng, công ty dự đoán giá cả sẽ tiếp tục tăng vào các năm tiếp theo nên đã mua vào khá nhiều công cụ dụng cụ để tồn trữ nhằm tiết kiệm chi phí cho năm tiếp theo.

- Biến động tài sản ngắn hạn khác:

Khoản mục tài sản ngắn hạn khác năm 2007 giảm 12.389 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 48,92% so với năm 2006, nguyên nhân giảm là do trong năm 2007, khoản ứng trước cho công nhân viên đã được quyết toán với số tiền là 12.389 ngàn đồng. Năm 2008, khoản mục tài sản ngắn hạn tăng 218.242 ngàn đồng, tăng gấp 16,87 lần so với năm 2007. Vì năm 2008, khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn – khoản chi phí tạm treo để phân bổ công cụ dụng cụ dùng cho các bộ phận văn phòng, bộ phận phòng, bếp, nhà hàng… - tăng 188.691 ngàn đồng do trong năm số công cụ này chỉ mới tiến hành phân bổ lần đầu, chưa đưa vào sử dụng hết. Đầu năm tài chính, công ty đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đầu vào, theo kế hoạch đến cuối năm tiến hành so sánh giữa số thuế tiêu thu đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp và số thuế đã nộp để tiến hành nộp tiếp hoặc hoàn nhập, năm 2008 số thuế được hoàn nhập lại là 2.247 ngàn đồng, góp phần làm tổng tài sản ngắn hạn khác năm 2008 tăng so với năm 2007. Tài sản ngắn hạn khác năm 2008 tăng 27.304 ngàn đồng so với năm 2007 là do khoản tạm ứng cho công nhân viên 40.240 ngàn đồng chưa được quyết toán nên được đưa vào khoản mục tài sản ngắn hạn khác.

* Phân tích biến động của từng khoản mục trong tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn năm 2007 giảm 2.217.792 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 2,67% so với năm 2006. Sang năm 2008, tài sản dài hạn tăng 390.217 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 0,48% là do tác động của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.

- Biến động của khoản mục tài sản cố định:

Tài sản cố định năm 2007 giảm 1.925.519 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 2,36% so với năm 2006, chủ yếu là vì trong năm công ty có mua sắm thêm trang thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng nên làm nguyên giá tài sản cố

định hữu hình tăng 297.819 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 0,58%. Đồng thời, giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình năm 2007 cũng tăng so với năm 2006, tăng mạnh hơn so với nguyên giá, cụ thể giá trị hao mòn tăng 2.003.091 ngàn đồng, tức tăng 21,94% nên làm cho giá trị tài sản cố định hữu hình của công ty năm 2007 giảm 1.887.272 ngàn đồng so với năm 2006. Năm 2008, nguyên giá của tài sản cố định hữu hình giảm 527.093 ngàn đồng, tức giảm 1,01% so với năm 2007. Bên cạnh đó, giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình cũng tiếp tục tăng 1.546.931 ngàn đồng, nhưng tốc độ tăng đã giảm, chỉ còn 13,90% so với năm 2007 là vì công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản cố định hữu hình trong năm 2008 nên làm cho giá trị tài sản cố định hữu hình tiếp tục giảm 1.892.024 ngàn đồng so với năm 2007.

Giá trị tài sản cố định vô hình giảm đều qua 3 năm, là do nguyên giá tài sản cố định vô hình qua 3 năm không đổi trong khi giá trị hao mòn lại tăng đều, cụ thể là mỗi năm tăng 38.247 ngàn đồng.

- Biến động của khoản mục tài sản dài hạn khác:

Tài sản dài hạn khác năm 2007 giảm so với năm 2006 là vì trong năm 2007 chi phí trả trước dài hạn – các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán, cần kết chuyển chi phí này

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Du lịch Gofl Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (Khách sạn Gofl Cần Thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)