Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Phương pháp hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh (Trang 52)

3.1.1 Dự báo môi trường kinh doanh năm 2008.

Mục tiêu tổng quát năm 2008 của tỉnh Quảng Ninh đã được xác định là:

“Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đẩy nhanh tối đa và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, tạo bước chuyển biến rõ rệt về cơ cấu kinh tế, giảm chi phí sản xuấtm nâng cao chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh của các sản phẩm, chủ động tham gia hội nhập kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với khai thác tốt thị trường trong nước.Các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ theo chỉ đạo của Đảng và nhà nườc tạo điều kiện để hội nhập khu vực và quốc tế”

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2008 của tỉnh Quảng Ninh; Định hướng phát triển và hoạt động của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh năm 2008, kế hoạch chiến lược giai đoạn 2006- 2010 và tầm nhìn đến năm 2015 của Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam, mục tiêu định hướng đề án tái cơ cấu đến năm 2008, kế hoạch phát triển thể chế, kế hoạch kinh doanh 3 năm 2006- 2008, dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, trọng tâm, chương trình và các giải pháp của toàn hệ thống năm 2008 và tình hình thực hiên KHKD năm 2008, chi nhánh đề ra mục tiêu sau:

3.1.2 Mục tiêu triển khai KHKD năm 2008 của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh: An toàn- chất lượng - Hiệu quả Quảng Ninh: An toàn- chất lượng - Hiệu quả

Cùng với toàn ngành tập trung hoàn thành tốt công tác cổ phần hoá và chuyển đổi mô hình tổ chức thành lập tập đoàn Tài chính Ngân hàn. Quyết tâm tăng tốc, tạo ra các bước bứt phá thực hiện cao nhất kế hoạch kinh doanh năm 2008 tạo bước chuyển biến trong hoạt động kinh doanh phù hợp với mô hình tổ chức mới của tập đoàn tài chính ngân hàng, đồng thời tiếp tục duy trì qui mô, chất lượng, hiệu qủa tăng trưởng theo mụch tiêu kế hoạch 5 năm đề ra.

3.1.3 Định hướng hoạt động kinh doanh tín dụng.

* Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu.

- Danh mục đầu tư chủ yếu: Năm 2008 Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như: Bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải (hàng không, đường sắt); Công nghiệp khai khoáng(đặc biệt là Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam); chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ- hải sản xuất khẩu; sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; năng lượng, dầu khí; du lịch và các khu công nghiệp trọng điểm.

* Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm.

Trên cơ sở định hướng tín dụng, giới hạn tín dụng, xu hướng phát triển , nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của ngành, nghề, lĩnh vực, sản phẩm và khả năng cung ứng vốn …Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh xác định giới hạn tín dụng đối với một số ngành cụ thể đến cuối năm 2008 là:

+ Dư nợ tối đa cho ngành dầu khí trong tổng dư nợ: 8% + Dư nợ tối đa cho ngành điện trong tổng dư nợ: 10%

+ Dư nợ tối đa cho ngành sản xuất xi măng trong tổng dư nợ:8% + Dư nợ tối đa cho ngành bưu chính viễn thông trong tổng dư nợ: 5% + Dư nợ tối đa cho ngành than và khoáng sản trong tổng dư nợ: 5% + Các ngành khác, dư nợ tối đa cho mỗi ngành trong tổng dư nợ: 3% * Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra- đầu vào tối thiểu 2% /năm.

* Định hướng hoạt động tín dụng ngân hàng tại một số vùng kinh tế:

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc: Đầu tư theo hướng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường, sản xuất hàng hoá có khả năng thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu phần lớn; phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với phát triển các vùng nguyên liệu(chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản); đầu tư vào một số sản phẩm chủ yếu(xi măng, sành sứ, thép..)

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía nam: Tập trung vốn phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, phảt triển mạnh khai thác thuỷ sản, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất, khu đô thị, chung cư.

+ Vùng kinh tế miền núi phía Bắc: Từng bước chuyển dịch cơ cấu, chuyển dịch khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, vùng, ngành, sản phẩm truyền thống; mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân cá thể

+ Vùng kinh tế đồng bằng, trung du Bắc Bộ: Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, đẩy mạnh các loại hình dịch vụ xuất khẩu hàng nông sản; tập trung đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Vùng kinh tế Tây Nguyên: Chú trọng đầu tư các dự án chế biến, bảo quản rau quả và cây công nghiệp; đầu tư một số dự án sản xuất công nghiệp gắn liền với phát triển mạnh lâm nghiệp.

+ Vùng kinh tế duyên hải Trung Bộ: Từng bước mở rộng các dự án nuôi trồng thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá phương thức đầu tư và các loại sản phẩm; tiếp cận và thực hiện cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhất là công nghiệp bảo quản và chế biến sau thu hoạch lúa, trái cây và thuỷ sản cả về qui mô, sản lượng cũng như công nghệ; đẩy mạnh các loại hình dịch vụ xuất khẩu hàng nông, thuỷ, hải sản…

3.2 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh. hàng ĐT& PT Quảng Ninh.

3.2.1 Thực hiện nghiêm túc qui trình tín dụng.

- Thực hiện tốt việc chỉ đạo điều hành của NH cấp trên đối với NH cấp dưới, nhất là việc hướng dẫn thực hiện, việc lãnh đạo kiểm tra nhân viên, cấp trên kiểm tra cấp dưới, và kiểm tra lẫn nhau trong việc thực hiện quy trình thủ tục đầu tư.

- Quy định rõ nội dung của từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Cụ thể:

+ Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, có trách nhiệm phải đối chiếu danh mục hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng hồ sơ, xem xét, tính toán, thẩm định và báo cáo Trưởng phòng tín dụng.

+ Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình Giám đốc quyết định.

+ Giám đốc NH nơi cho vay xem xét, kiểm tra lại hồ sơ và báo cáo thẩm định, tái thẩm định để quyết định cho vay hay không cho vay, sau đó cho phép thực hiện các công việc tiếp theo (thông báo cho khách hàng, giải ngân...).

+ Các món vay vượt mức phân cấp phán quyết, Hội đồng tín dụng các cấp phải xem xét để trình Giám đốc quyết định.

- Để giảm bớt sự quá tải của cán bộ tín dụng, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể, cần đẩy mạnh hình thức cho vay qua tổ nhóm tín chấp. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn vốn cần đặc biệt lưu ý: Trình tự, thủ tục pháp lý, quy ước hoạt động...của từng tổ phải chặt chẽ, hợp lệ, hợp pháp; Không giải ngân, thu nợ qua trung gian mà phải thực hiện trực tiếp đến khách hàng.

- Thực hiện phân cấp phán quyết cho vay hợp lý. Trên cơ sở quy định của Ngân hàng ĐT&PT , việc phân cấp tới các chi nhánh trực thuộc cần bảo đảm

hợp lý, linh hoạt trên cơ sở: Phù hợp với mạng lưới hoạt động, trình độ quản lý, quy mô và chất lượng tín dụng của chi nhánh; Đặc điểm, tính chất phức tạp của từng loại khách hàng; Đảm bảo cho vay nhanh, chính xác, phát huy tính chủ động của cơ sở; Quản lý chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro.

- Xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, thủ tục đầu tư, cho vay vượt mức phán quyết được phân cấp...Đặc biệt cần tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh để nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng dẫn tới không bảo đảm chất lượng đầu tư, tăng nguy cơ rủi ro.

3.2.2 Tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.

- Không ngừng chọn lọc, bổ xung, tăng cường lực lượng cán bộ tín dụng, kể cả cán bộ điều hành và cán bộ tác nghiệp trực tiếp.

- Cán bộ tín dụng nói riêng, đảm bảo: có đạo đức nghề nghiệp (trung thực, tự giác, có trách nhiệm với công việc...), thông thạo nghiệp vụ, có hiểu biết về pháp luật và kinh tế thị trường, có tác phong giao dịch tốt...Trên cơ sở đó, tiến hành chọn lọc đội ngũ cán bộ hiện có, loại bỏ những cán bộ không đủ tiêu chuẩn ra khỏi dây chuyền tín dụng. Đồng thời, tuyển chọn, bổ sung cán bộ trẻ, có đủ tiêu chuẩn, nâng tỷ trọng cán bộ làm công tác tín dụng lên 50% biên chế của NH.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống để không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức, năng lực nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.

3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư.

- Tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các vấn đề mấu chốt, tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định đầu tư.

- Thẩm định khách hàng vay vốn:

+ Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cả trong hiện tại và dự báo trong tương lai.

- Thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng. 3.2.4 Thực hiện đầy đủ qui trình về bảo đảm tiền vay.

- Thế chấp, cầm cố tài sản: trong giai đoạn hiện nay cần áp dụng phổ biến đối với cả cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, đặc biệt là đối với khách hàng NQD, khách hàng chưa đủ tín nhiệm với NH...(về lâu dài, thế chấp được áp dụng chủ yếu cho vay thời hạn dài).

- Bảo lãnh của bên thứ ba: được áp dụng khi khách hàng vay không đủ điều kiện thực hiện các biện pháp bảo đảm khác.

- Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay: chỉ áp dụng đối với cho vay trung, dài hạn, tài sản có đăng ký quyền sở hữu, có khả năng quản lý được. Áp dụng hình thức này cần lựa chọn kỹ các dự án có tính khả thi cao, khách hàng có tín nhiệm...

-Bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội: chỉ áp dụng cho các món vay nhỏ đối với thành viên được lựa chọn của các tổ chức đã có quan hệ tốt vớiNH: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh...

- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: ngoài đối tượng cho vay theo chỉ định của Chính phủ, NH phải lựa chọn kỹ các dự án có hiệu quả và chất lượng khách hàng, bảo đảm khả năng trả nợ.

Cần phân loại kỹ về khách hàng và loại tài sản bảo đảm để quy định mức đảm bảo, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng vừa bảo đảm an toàn. Đối với khách hàng, chỉ có khách hàng loại A, có tín nhiệm mới có thể xem xét cho vay không có bảo đảm (một phần hoặc toàn bộ), hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đối với tài sản, cần xem xét khả năng phát mại, xử lý, mức độ rủi ro... để quy định mức cho vay tối đa.

3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng.

Để hạn chế rủi ro tín dụng, thì thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến mọi quyết định đầu tư. Thông tín chính xác, đầy đủ, kịp

thời sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro thị trường, tạo lợi thế trong cạnh tranh.

Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn trực tiếp người xin vay, báo cáo tài chính, các nguồn thông tin từ dịch vụ, các cơ quan cung ứng thông tin…Mặc dù nguồn cung cấp thông tin là khá nhiều nhưng lại không đảm bảo chính xác. Vì vậy, để lựa chọn được nguồn thông tin đầy đủ là điều rất khó. Đối với chi nhánh hiện nay, việc thu thập thông tin chủ yếu vẫn là thu thập thông tin từ phía khách hàng thông qua phỏng vấn trực tiếp, qua các bản báo cáo tài chính. Đây là nguồn thông tin dễ tìm kiếm do khách hàng không tốn chi phí và công sức. Tuy nhiên, nếu chỉ thu thập từ phía khách hàng thì không có đủ độ tin cậy. Vì thế, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống thông tin theo hướng cơ bản sau:

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp cho bộ phận CIC của NHNN các thông tin tín dụng của các DN có quan hệ với NH một cách đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.

- Khai thác, sử dụng thường xuyên, có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC của NHNN để phục vụ công tác tín dụng. Đặc biệt, cần xem xét kỹ thông tin về các DN mới đặt quan hệ tín dụng, các DNNQD

- Ngoài ra, cần thực hiện tốt công tác báo cáo thông tin tín dụng cho NHNN.

- Làm tốt việc cung cấp và xử lý thông tin trong nội bộ các chi nhánh.

- Cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, và kiến thức chuyên môn của ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang kinh doanh, đến tận địa bàn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp cùng với các bạn hàng của chủ đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề, các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương… Qua đó xác định được uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

3.2.6 Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng. với hoạt động tín dụng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của NHTM, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Nó giúp NHTM ngăn chặn, phát hiện và xử lý các thiếu sót, sai phạm, yếu kém...trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn. Do vậy, từng chi nhánh NH phải xác định rõ ràng mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, xây dựng và thực hiện tốt các chương trình kế hoạch kiểm tra cụ thể :

- Tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra,

đặc biệt về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm trong công tác kiểm tra.

-Không ngừng hoàn thiện, thực hiện toàn diện các nội dung kiểm tra, tập trung vào các nội dung chính:

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách trong công tác tín dụng: chấp hành chỉ tiêu tín dụng, chấp hành chế độ, thể lệ, quy trình đầu tư, các quy định về bảo đảm tiền vay, các biện pháp xử lý nợ như gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chấp hành mức phân cấp phán quyết tín dụng, chấp hành chế độ thông tin báo cáo tín dụng...

- Kiểm tra việc chấp hành và triển khai thực hiện các chỉ đạo của NH cấp trên, các chính sách và định hướng trong hoạt động tín dụng, chế độ giao khoán, chính sách cán bộ, chấp hành công tác kiểm tra...

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, đối tượng kiểm

Một phần của tài liệu Phương pháp hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w