Tăng cường quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các DNXL

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 79 - 80)

- Các Chi nhánh làm việc trực tiếp và thông báo tới khách hàng điều kiện, cách thức cho vay hỗ trợ phục vụ thi công xây lắp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong đó cần cụ thể hoá một số vấn đề, các điều kiện công trình nhận thầu cần đảm bảo: Giá trị hợp đồng, nguồn vốn thanh toán (phải có căn cứ xác định kèm theo), thời gian (tiến độ) thực hiện thi công và thanh toán, phương thức thanh toán duy nhất là chuyển khoản về tài khoản của doanh nghiệp tại chi nhánh…

- Để kiểm soát việc cho vay, Chi nhánh xác định doanh số cho vay thực tế so với doanh số cho vay tạm tính tại thời điểm giải ngân bằng cách kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán của khách hàng để đối chiếu xác định lại doanh số cho vay thực tế đối với từng công trình so với tình hình khai báo (tạm phân bổ) tại thời điểm giải ngân, đảm bảo doanh số cho vay không vượt quá 80% giá trị nguồn vốn thanh toán của công trình.

- Thực hiện cho vay theo từng công trình, Chi nhánh bám sát, nắm bắt tình hình thi công của khách hàng để đôn đốc khách hàng đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán theo các điểm dừng kỹ thuật (mốc nghiệm thu theo quy định trong Tiêu chuẩn kỹ thuật, Hợp đồng thi công xây lắp) với Chủ đầu tư, qua đó hạn chế/tránh để khối lượng dở dang của công trình ở mức cao dẫn đến tồn đọng vốn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, trừ trường hợp các Hợp đồng thi công xây lắp có quyết định thanh toán 1 lần khi bàn giao công trình.

- Để cho vay không trùng lắp và đảm bảo quản lý được nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ, chỉ nên xem xét cho đơn vị thi công (bên B) vay vốn để thực hiện các hợp đồng thi công mà Chủ đầu tư (bên A) trực tiếp ký hợp đồng và chuyển nguồn vốn thanh toán về tài khoản của bên B tại BIDV. Trường hợp Tổng công ty/Công ty mẹ trực tiếp

ký hợp đồng thi công, sau đó giao lại cho các đơn vị trực thuộc thực hiện thì có thể xem xét cho Tổng công ty/Công ty mẹ vay chuyển cho các đơn vị trực thuộc đó sử dụng hoặc cho các đơn vị được giao thi công vay nếu được Tổng công ty/Công ty mẹ bảo lãnh trả nợ thay.

- Định kỳ 3 đến 6 tháng, Chi nhánh cùng khách hàng rà soát phân loại nợ xây dựng cơ bản chưa được thanh toán đối với từng công trình, hợp đồng cụ thể. Trong đó xác định rõ và không cho vay đối với công trình có nợ tồn đọng từ 6 tháng trở lên (tính từ ngày tổ chức nghiệm thu). Đồng thời Chi nhánh phân tích các khoản mục chi phí tạm ứng, chờ phân bổ, các khoản phải thu để xác định đúng kết quả kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp và xếp đúng loại khách hàng theo qui định.

Các Chi nhánh tiến hành rà soát đánh giá nguồn thu trong và ngoài xây lắp của khách hàng, kết hợp với việc kiểm tra sử dụng vốn vay để xác định khả năng thu hồi đối với từng khoản vay còn dư nợ. Trường hợp khách hàng có nợ tồn đọng dẫn đến không thanh toán được nợ đến hạn (kể cả sau khi đã gia hạn theo qui định), Chi nhánh tiến hành cơ cấu lại lịch trả nợ phù hợp với nguồn thu, khả năng trả nợ của khách hàng theo qui định

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 79 - 80)