Hoàn thiện quy trình tín dụng mới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 50 - 51)

Theo quy trình tín dụng cũ, chỉ 1 cán bộ tín dụng làm mọi việc như nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, giải ngân, thu nợ. Quy trình này đã lộ rõ những lạc hậu cần khắc phục, và quy trình tín dụng mới hiện đại hơn ra đời, song quy trình này còn có một số nhược điểm và hạn chế, hoàn thiện quy trình này sẽ là biện pháp tốt nhất trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng.

Quy trình tín dụng gồm 10 khâu và khâu nào cũng quan trọng, là một bước không thể thiếu sự nghiêm túc và trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Đặc biệt cần nâng cao trách nhiệm thu thập thông tin và trách nhiệm về thông tin thu thập của phòng QHKH, đảm bảo tạo tiền đề tốt để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của cán bộ QLRR.

Thông tin để thẩm định cần đảm bảo chính xác và đầy đủ, tránh loãng thông tin, và cần thu thập từ nhiều nguồn, chính thức và không chính thức. QHKH cần có quy chế rang buộc về chất lượng thông tin, mà QLRR cũng cần chủ động thu thập thông tin từ những nguồn khác, nhằm mục đích đảm bảo tiền đề vững chắc cho thẩm định.

Tiếp theo, cán bộ thẩm định cần nâng cao khả năng xử lý thông tin, biết sang lọc những thông tin quan trong và đáng tin cậy. Thông tin được thu thập thường mang tính thời điểm, song cán bộ thẩm định cần đánh giá về khách hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong trạng thái luôn vận động, do đó khi xử lý thông tin, cần phân tích giữa các năm, các doanh nghiệp cùng ngành, xu thế phát triển của doanh nghiệp cũng như của ngành để đánh giá rủi ro doanh nghiệp một cách khách quan và chính xác nhất, đồng thời xem xét tính khả thi của dự án xin vay.

Việc chấm điểm tín dụng tuy là một phương pháp lượng hóa ưu nhược của doanh nghiệp một cách hiệu quả rõ rang song vẫn chưa được phát huy toàn bộ khả năng. Việc chấm điểm còn rời rạc manh mún với những chỉ tiêu chung chung không mang lại hiệu quả cao. Ngân hàng sử dụng nguồn thông tin này cần thận trọng, đồng thời cũng cần có nghiên cứu cải tiến để nâng cao chất lượng của phương pháp này. Cán bộ thẩm định cũng cần kết hợp các phương pháp phân tích định lượng cũng như định tính khác để có hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 50 - 51)