Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 31)

II. Thực trạng chất lợng đội ngũ cán bộ,công chức chính quyền

2.Trình độ học vấn

Bảng 3 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Ba Đình

STT Trình độ học vấn Số lợng Phần trăm

1 Cha hết cấp II 0 0 %

2 Cha hết cấp III 11 5,1 %

3 Hết cấp III 85 39,5 %

4 Đại học và trên đại học 126 58,6 %

( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phờng của Phòng tổ chức chính quyền quận Ba Đình, 7/ 2001 )

Bảng 4 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Cầu Giấy

STT Trình độ học vấn Số lợng Phần trăm

1 Cha hết cấp II 0 0 %

2 Cha hết cấp III 6 4,3 %

3 Hết cấp III 86 61,4 %

4 Đại học và trên đại học 48 34,3 %

( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phờng của Phòng tổ chức chính quyền quận Cầu Giấy, 8 / 2001 )

Bảng 3 và 4 cho ta thấy tỷ lệ tốt nghiệp cấp II của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phờng thuộc hai quận Ba Đình và Cầu Giấy là 100 %. Đối với cấp chính quyền cơ sở của địa phơng thuộc thủ đô đây không phải một con số đáng mừng hay một chỉ tiêu cần phấn đấu mà phải là điều kiện bắt buộc. Nh vậy, nếu chỉ xét tơng quan giữa các quận của thành phố Hà Nội thì con số này không nói lên điều gì, tuy nhiên nếu xét trong tơng quan với đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp xã thuộc các huyện ở Hà Nội nói riêng và cả nớc nói chung thì đó đã là một sự tiến bộ hơn hẳn bởi chính quyền cấp xã ở nhiều nơi còn rất nhiều cán bộ, công chức có trình độ học vấn cha hết cấp II hoặc cấp I, thậm chí không loại trừ cả những chức vụ cao nh chủ tịch UBND hay HĐND. Tuy nhiên, bảng số liệu trên cũng cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong chất lợng cán bộ, công chức chính quyền cấp phờng hiện nay xét về phơng diện trình độ học vấn, bởi ngay trong quận Ba Đình - một quận thuộc trung tâm thủ đô, là trung tâm văn hoá, hành chính của cả nớc mà vẫn tồn tại một số lợng không nhỏ cán bộ công chức phờng chỉ có trình độ phổ thông trung học ( 39,5 % ) hoặc thậm chí cha hết phổ thông trung học ( 5,1

% ). Những con số này ở quận Cầu Giấy cũng không có gì khả quan nếu không nói là còn đáng lo ngại hơn. Quả thực con số 61,4 % cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Cầu Giấy mới chỉ học xong phổ thông trung học là một vấn đề thực sự đáng lo ngại đối với chất lợng đội ngũ cán bộ, công chức của quận nói riêng và của thành phố nói chung. Tỷ lệ cán bộ , công chức có trình độ học vấn đại học hoặc trên đại học của quận Ba Đình là 58,6 %. Đây là một điều đáng khích lệ bởi xét trong tơng quan với các quận khác trong thành phố hay thậm chí với các quận , huyện trong cả nớc thì đây vẫn là một con số đáng tự hào của quận Ba Đình ( ví dụ : tỷ lệ này ở quận Hai Bà Trng thành phố Hà Nội và quận 3 thành phố Hồ Chí Minh lần lợt là 30,6 % và 10,9 % ).

Trong khi đó, số cán bộ, công chức chính quyền phờng của quận Cầu Giấy có trình độ đại học và trên đại học là 34,3 %, chỉ bằng hơn một nửa so với quận Ba Đình.

Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp xúc với những nội dung quản lý mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi công việc quản lý của chính quyền ở cơ sở. Nhìn chung, công việc hàng ngày ở phờng là giải quyết các sự vụ đơn thuần, không đòi hỏi sâu về chuyên môn. Do đó, không nhất thiết đòi hỏi ngời cán bộ,công chức phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thật thông thạo. Tuy nhiên, xét về tổng quan, toàn bộ các hoạt động văn hoá, kinh tế, chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội lại chủ yếu diễn ra trên địa bàn phờng. Do vậy, nếu ngời cán bộ, công chức của phờng chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông sẽ gây ra những khó khăn cho chính quyền cơ sở khi có những diễn biến phức tạp trên địa bàn mà phờng phải quản lý. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và quốc gia đang biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt , địa bàn phờng ở các thành phố lớn có trình độ dân trí cao, các vấn đề lớn nh quản lý nhà đất,

quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự...có rất nhiều yêu cầu mới đa dạng và phức tạp đòi hỏi ngời cán bộ, công chức phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng đợc với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội không chỉ còn bó hẹp ở một địa phơng hay trên một địa bàn.

Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định chất lợng của đội ngũ cán bộ, nhng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực của cán bộ. Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ tr- ơng, đờng lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nớc cũng nh các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chínhh quyền cấp trên. Do đó cũng làm hạn chế khả năng phổ biến đờng lối, chủ

trơng của Đảng và Nhà nớc cho nhân dân, hạn chế năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trơng, chính sách và cuối cùng là hạn chế năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ. Do vậy, trình độ học vấn cha cao, cha đồng đều ở đội ngũ cán bộ, công chức phờng là một điểm yếu của tổ chức bộ máy chính quyền phòng hiện nay.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 31)