Microsoft Visual Studio 2005

Một phần của tài liệu đồ án chuyên ngành chương trình quản lý thư viện (Trang 27 - 44)

 Ngôn ngữ: C#

 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL 2000

I.1. Microsoft Visual Studio 2005

• Microsoft Visual Studio 2005 là một môi trường phát triển rất mạnh và được thiết kế rất tốt.

• Với môi trường VS 2005, có thể thực hiện các công việc:

 Thiết kế CSDL: Tốt nhất với MS SQL Server 2005.

 Thiết kế giao diện ứng dụng.

 Thiết kế web.

 Thiết kế biểu tượng, hình ảnh.

 Viết mã cho hầu hết các ngôn ngữ: VB.NET, C#, C/C++, Java, HTML, XML...

• Các phiên bản phổ biến của Visual Studio 2005:

 Visual Studio 2005 Express Edition: Là một phiên bản nhỏ gọn nhưng khá đầy đủ các tính năng. Phiên bản này có thể tải về miễn phí từ website của Microsoft.

 Visual Studio 2005 Professional Edition: Là phiên bản với đầy các đủ tính năng, thích hợp cho doanh nghiệp. Toàn bộ bộ cài đặt được đặt trên một đĩa DVD có kích cỡ khoảng 2.5 GB.

I.2. Ngôn ngữ: C#

Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả những hỗ trợ cho cấu trúc,

thành phần component, lập trình hướng đối tượng. Những tính chất đó hiện diện trong một ngôn ngữ lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ C# hội đủ những điều kiện như vậy, hơn nữa nó được xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java. Phần cốt lõi hay còn gọi là trái tim của bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những lớp. Những lớp thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép người phát triển mở rộng ngôn ngữ để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ C# chứa những từ khóa cho việc khai báo những kiểu lớp đối tượng mới và những phương thức hay thuộc tính của lớp, và cho việc thực thi đóng gói, kế thừa, và đa hình, ba thuộc tính cơ bản của bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.

Trong ngôn ngữ C# mọi thứ liên quan đến khai báo lớp điều được tìm thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa một lớp trong ngôn ngữ C# không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin nguồn giống như trong ngôn ngữ C++. Hơn thế nữa, ngôn ngữ C# hỗ trợ kiểu XML, cho phép chèn các tag XML để phát sinh tự động các document cho lớp. C# cũng hỗ trợ giao diện interface, nó được xem như một cam kết với một lớp cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ C#, một lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là không cho đa kế thừa như trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một lớp có thể thực thi nhiều giao diện. Khi một lớp thực thi một giao diện thì nó sẽ hứa là nó sẽ cung cấp chức năng thực thi giao diện.

Trong ngôn ngữ C#, những cấu trúc cũng được hỗ trợ, nhưng khái niệm về ngữ nghĩa của nó thay đổi khác với C++. Trong C#, một cấu trúc được giới hạn, là kiểu dữ liệu nhỏ gọn, và khi tạo thể hiện thì nó yêu cầu ít hơn về hệ điều hành và bộ nhớ so với một lớp. Một cấu trúc thì không thể kế thừa từ một lớp hay được kế thừa nhưng một cấu trúc có thể thực thi một giao diện. Ngôn ngữ C# cung cấp những đặc tính hướng thành phần (component-oriented), như là những thuộc tính, những sự kiện. Lập trình hướng thành phần được hỗ trợ bởi CLR cho phép lưu trữ metadata với mã nguồn cho một lớp. Metadata mô tả cho một lớp, bao gồm những phương thức và những thuộc tính của nó, cũng như những sự bảo

mật cần thiết và những thuộc tính khác. Mã nguồn chứa đựng những logic cần thiết để thực hiện những chức năng của nó.. Do vậy, một lớp được biên dịch như là một khối self-contained, nên môi trường hosting biết được cách đọc metadata của một lớp và mã nguồn cần thiết mà không cần những thông tin khác để sử dụng nó. Một lưu ý cuối cùng về ngôn ngữ C# là ngôn ngữ này cũng hỗ trợ việc truy cập bộ nhớtrực tiếp sử dụng kiểu con trỏ của C++ và từ khóa cho dấu ngoặc [ ] trong toán tử. Các mã nguồn này là không an toàn (unsafe). Và bộ giải phóng bộ nhớ tự động của CLR sẽ không thực hiện việc giải phóng những đối tượng được tham chiếu bằng sử dụng con trỏ cho đến khi chúng được giải phóng.

I.3.Ngôn ngữ SQL

I.1.3.a: Giới thiệu

SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ truy vấn dữ liệu được sử dụng cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Ngôn ngữ SQL chuẩn được đưa ra bởi ANSI (American National Standards Institude) và ISO (International Standards Organization) với phiên bản mới nhất hiện nay là phiên bản SQL-92 (phiên bản được đưa ra năm 1992). Ngôn ngữ SQL được cài đặt trong tất cả các hệ quản trị cơ sơ dữ liệu. Mặc dù có nhiều ngôn ngữ khác nhau được đưa ra cho các hệ quản trị CSDL quan hệ, SQL là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi hiện nay trong rất nhiều hệ thống CSDL thương mại như Oracle, SQL server, DB2, Microsoft Access…

I.1.3.b: Cấu trúc lệnh

Các lệnh trong ngôn ngữ SQL được chia thành 3 loại chính:

 Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu: (DDL : Data Definition Language)

Gồm các lệnh CREATE, ALTER, DROP định nghĩa, thay đổi, và hủy bỏ các đối tượng cơ sở dữ liệu như TABLE (bảng), INDEX (chỉ mục), SEQUENCE (trình tự) và VIEW (khung nhìn).

 Ngôn ngữ thao tác dữ liệu: ( DML: Data Manipulation Language)

Gồm các lệnh SELECT, INSERT, UPDATE cho phép thao tác trên đối tượng dữ liệu.

Được sử dụng trong việc cấp phát hay hủy bỏ quyền của người sử dụng đối với các câu lệnh SQL hoặc trên các đối tượng CSDL.

Gồm các câu lênh:

• Câu lệnh GRANT

• Câu lệnh REVOKE

- Điều quan trọng là tất cả các đối tượng tạo ra trong cơ sở dữ liệu đều được lưu trữ trong từ điển dữ liệu hay trong danh mục.

- Có thể sử dụng ngôn ngữ SQL ở các dạng tương tác hay dạng nhúng. Dạng tương tác cho phép gửi câu lệnh trực tiếp đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu và nhanh chóng nhận kết quả trả về. Đối với dạng nhúng thì các câu lệnh SQL được chứa trong chương trình viết bằng ngôn ngữ cấp cao nhằm tận dụng các tính năng lập trình không được SQL hỗ trợ, không trực tiếp nhận kết quả trả về từ câu lệnh SQL và kết quả được truyền vào biến hay tham số của thủ tục. - Những lệnh trong SQL có khả năng sử dụng ở dạng tương tác đều có thể được

dùng trong các trình ứng dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp cú pháp của hai dạng này có phần khác biệt cần lưu ý khi sử dụng.

- SQL chỉ áp dụng trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sơ dữ liệu là phần mềm cho phép định nghĩa , khởi tạo, bảo trì cơ sở dữ liệu và cung cấp các truy xuất dữ liệu. Thông thường nó ám chỉ cho dữ liệu được lưu trữ, tuy nhiên trong các hệ cơ sở dữ liệu tin hoc hóa , cơ sở dữ liệu còn bao gồm các thành phần khác như phần cứng, phần mềm và người sử dụng.

Chương IV: Cài đặt chương trình

I. Thiết kế form:

I.1. Giao diện đăng nhập hệ thống:

• Mục tiêu: Quản lý thông tin người dùng hệ thống. Tạo tính an toàn cho thư viện.

• Người sử dụng: Những người có mật khẩu đăng nhập.

• Môi trường: Hệ điểu hành WINDOWS – XP, hệ quản trị CSDL SQL Sever 2000.

• Hướng dẫn sử dụng: Nhập tên vào ô tên đăng nhập, và mật khẩu vào ô mật khẩu.

Nhấn nút đăng nhập để tương tác với hệ thống và thoát để thoát khỏi giao diện người dùng.

I.2. Giao diện cập nhật thông tin sách trong thư viện:

• Mục tiêu: Nhập thông tin sách có trong thư viện, thêm, sửa, xóa, lưu thông tin sách.

• Người sử dụng: Tổ phục vụ bạn đọc thêm đầu sách theo kỳ, xóa đầu sách, chình sửa và lưu thông tin sách.

• Môi trường: Hệ điểu hành WINDOWS – XP, hệ quản trị CSDL SQL Sever 2000.

I.3. Phân loại sách trong thư viện:

• Mục tiêu: Phân loại sách nhằm giúp cho độc giả dễ dàng tìm kiếm sách.

• Người sử dụng: Tổ nghiệp vụ và độc giả.

• Môi trường: Hệ điểu hành WINDOWS – XP, hệ quản trị CSDL SQL Sever 2000.

• Bảng dữ liệu sử dụng: LOAISACH.

• Mục tiêu: Giúp quản lý tốt thông tin độc giả.

• Người sử dụng: Tổ thông tin tư liệu.

• Môi trường: Hệ điểu hành WINDOWS – XP, hệ quản trị CSDL SQL Sever 2000.

• Bảng dữ liệu sử dụng: DOCGIA.

I.5. Giao diện thông tin nhà xuất bản:

• Người sử dụng: Tổ nghịêp vụ và độc giả.

• Môi trường: Hệ điểu hành WINDOWS – XP, hệ quản trị CSDL SQL Sever 2000.

• Bảng dữ liệu sử dụng: NHAXUATBAN.

I.6. Giao diện thông tin mượn sách:

• Mục tiêu: Giúp độc giả lưu thông tin mượn sách và tổ phục vụ bạn đọc quản lý được dễ dàng.

• Người sử dụng: Tổ phục vụ bạn đọc và độc giả.

• Môi trường: Hệ điểu hành WINDOWS – XP, hệ quản trị CSDL SQL Sever 2000.

• Bảng dữ liệu sử dụng: MUONSACH

I.7. Giao diện thông tin trả sách:

• Mục tiêu: Giúp tổ phục vụ bạn đọc quản lý việc trả sách.

• Người sử dụng: Tổ phục vụ bạn đọc và độc giả.

• Môi trường: Hệ điểu hành WINDOWS – XP, hệ quản trị CSDL SQL Sever 2000.

I.8. Giao diện thống kê độc giả và sách:

• Mục tiêu: Giúp bộ phận nhân viên thống kê báo cáo tình hình hoạt động của thư viện trong một thời gian xác định.

• Người sử dụng: bộ phận nhân viên.

• Môi trường: Hệ điểu hành WINDOWS – XP, hệ quản trị CSDL SQL Sever 2000.

II. Triển khai thực hiện:

II.1. Thuật toán đăng nhập:

Kiểm tra tên tài khoản và pass để sử dụng phần mềm . Đây chính là phần bảo mật của phần mềm. Kiểm tra user nhập vào, so sánh với nguồn dữ liệu hiển thị thông báo và thoát chương trình. Nếu thành công, kiểm tra tiếp với pass. Nếu pass sai với nguồn dữ liệu thì hiển thị thông báo và thoát chương trình.

Bắt đầu Kết thúc Nhập user, pass So sánh với nguồn dữ liệu kiểm tra user So sánh với nguồn dữ liệu kiểm tra pass

Hiển thị thông báo User bị sai Pass sai Đăng Nhập thành công và bắt đầu sử dụng phần mềm

II.2.Thuật toán lập phiếu mượn

Lập phiếu mượn cho độc giả, nhập mã số mới tạo. Nếu dã tồn tại trong CSDL thì sẽ thông báo lỗi.Nếu chưa có sẽ tạo mới mã số độc giả và lưu trong CSDL.

II.3. Thuật toán tìm kiếm:

Lưu trữ vào kho dữ liệu Hợp lệ TT thiếu, không chính xác Bắt đầu So sánh với dữ liệu đã tồn tại Nhập Mã Phiếu Mượn Nhập các thông tin còn lại Kiểm tra các dữ liệu bắt buộc Kết thúc Hiển thị thông báo Trùng

Nhập thông tin cần tìm vào, sau đó nhấn nút tìm kiếm. Nếu thông tin để trống hoặc không đúng với trường dữ liệu thì sẽ hiển thị thông báo và kết thúc. Nếu nhập đúng thông tin và có trong CSDL thì sẽ thực hiện lệnh rồi kết thúc.

Không tồn tại Bắt đầu Kết thúc Nhập thông tin cần tìm Tìm thông tin So sánh với nguồn dữ liệu

Hiện thông báo Thông tin trống

II.4. Thuật toán cho mượn sách: Lưu TT Hợp lệ Bắt đầu Kết thúc So sánh với nguồn dữ liệu Kiểm tra TT độc giả Kiểm tra TT sách Cho mượn Nhập mã phiếu mượn

Hiện thông báo

Hợp lệ Hợp lệ

Không hợp lệ

Không hợp lệ Không hợp lệ

Nhập mã phiếu mượn và kiểm tra thông tin, nếu không hợp lệ sẽ in ra thông báo và kết thúc. Nếu hợp lệ sẽ kiểm tra số lượng và thông tin sách, nếu sách còn thì tiến hành cho mượn. Lưu thông tin và kết thúc. Nếu sách hết hay không thể cho mượn thì hiển thị dòng thông báp và kết thúc.

II.5. Thuật toán trả sách:

Nhập mã phiếu mượn, so sánh với CSDL. Kiểm tra sách trả, và số ngày mựơn.nếu sách rách hay trả sách trễ thì sẽ bị phạt. Nếu không tiến hành việc trả sách. Hợp lệ Lưu trữ Bắt đầu Kết thúc Nhập mã phiếu mượn So sánh với dữ liệu Kiểm tra sách, ngày mượn

Hiện thông báo

Trễ, hỏng

II.6.Thuật toán thống kê:

Chọn hình thức thống kê: Sách, Độc giả. Chọn sai hiển thị thông tin. Đúng thì tiến hành công việc thống kê.

Kết luận Hiển thị kết quả Không tìm thấy Bắt đầu Kết thúc Lựa chon hình thức thống kê Lựa chọn chức năng So sánh

với dữ liệu Hiện thông báo Chọn sai

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô trang đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng em. Giúp chúng em hoàn thành tốt đồ án.

Qua đồ án chuyên ngành, chúng em đã thu nhận được rất nhiều kiến thức để làm hành trang cho những bước đường tiếp theo của mình. Chúng em thấy rằng bài làm còn thiếu sót rất nhiều vì vậy chúng em sẽ còn phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thiện. Ngoài ra chúng em cũng tự nhận thấy được những điểm mạnh của bài làm để phát huy nó.

Trong quá trình thực hiện “Đồ án chuyên ngành”, chúng em đã tiến hành tìm hiểu ngôn ngữ lập trình C# và công nghệ .NET, cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQLSERVER Express.2000. Kết hợp với bài toán về quản lý thư viện. Chúng em đã tiến hành phân tích thiết kế hệ thống cho bài toán. Sử dụng ngôn ngữ C# và SQLSERVER để giải quyết bài toán đặt ra ở mức cơ bản và đã hoàn thành sơ bộ phần mềm “Quản lý thư viện”. Sau quá trình thực hiện đề tài này, chúng em biết cách tổ chức và thiết kế cho một sản phẩm phần mềm. Biết cách làm việc trong nhóm để thu được kết quả tốt nhất. Biết được một vài kĩ thuật cơ bản của ngôn ngữ C#, ngoài ra kĩ năng tìm kiếm được nâng cao.

Phần mềm “Quản lý thư viện” chỉ mới hoàn thành ở mức cơ bản của yêu cầu. Trong tương lai chúng em sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ C#, công nghệ .NET để hoàn hiện phần mềm ở mức tốt nhất. Chẳng hạn như: phân quyền cho hệ thống, tính năng bảo mật tốt hơn và đồng bộ hóa dữ liệu. Ngoài ra còn thêm nhiều tính năng và tiện ích mới.

Một phần của tài liệu đồ án chuyên ngành chương trình quản lý thư viện (Trang 27 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w