Các chỉ tiêu về nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài gòn chi nhánh Hà nội (Trang 30 - 32)

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động cho vay của ngân hàng.

 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay là tỷ lệ giữa khoản nợ gốc quá hạn (hoặc bao gồm cả lãi quá hạn) trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là những khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi hoặc có khả năng mất vốn. Ngân hàng càng có nhiều khoản nợ quá hạn thì hiệu quả cho vay càng thấp, nguy cơ rủi ro càng cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN=

Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh độ an toàn cho vay nói riêng và hiệu quả cho vay nói chung của NHTM.

Nếu tỷ lệ này ở mức quá cao chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng là thấp kém. Có thể ngân hàng đã vi phạm một số nguyên tắc cơ bản khi cấp tín dụng là cho vay không phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản thế chấp không đúng quy định, cho vay tùy tiện, thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ…và nhất là vi phạm các nguyên tắc về phân tán rủi ro tín dụng, tập trung vốn quá quy định vào một nhóm khách hàng hoặc một ngành kinh tế.

Nếu tỷ lệ này ở mức quá thấp, thể hiện quan điểm của ngân hàng khi cho vay là nếu không đủ tin tưởng thì không cho vay, cho vay đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng.

Nếu tỷ lệ này ở mức vừa phải, thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạo của ngân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thể đạt được lợi nhuận cao. Ngân hàng thực hiện chiến lược này đã thể hiện khả năng quản lý cao trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của mình. Như vậy để hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được rủi ro cho ngân hàng thì các NHTM cần khống chế tỷ lệ này ở mức nào đó có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả có thể xảy ra cho ngân hàng từ các khoản nợ quá hạn, nó cho biết tỷ lệ dư nợ cho vay có nguy cơ gây mất vốn một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng trên tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xem xét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng dư nợ có nguy cơ quá hạn. Nếu khoản vay tăng nhanh thì việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh mức độ rủi ro từ hoạt động cho vay không chính xác cho các NHTM. Số dư nợ cho vay ra tăng, cùng với số tiền cho vay được giải ngân trong khi đó số dư nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả. Tốc độ tăng nhanh của các khoản cho vay có thể che dấu đi phần nợ quá hạn, nó không tính đến chỉ số đánh giá an toàn hoạt động cho vay. Do vậy các NHTM khi cho vay phải thận trọng khi xem xét độ an toàn của hoạt động cho vay bằng việc xác định kỳ hạn nợ hợp lý.

 Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá của các DNVVN

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn nợ. Khi đến hạn mà khách hàng không có khả năng hoàn trả do gặp phải khó khăn nào đó trong sản xuất kinh doanh, ngân hàng thường gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian thu xếp để trả nợ ngân hàng. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng, việc thu nợ trở nên mong manh

hơn, ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo thu hồi được vốn, tránh tổn thất cho ngân hàng.

Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ cho vay quá hạn để qua đó đánh giá xem có khả năng thu hồi được vốn hay không và thu hồi được bao nhiêu, bao nhiêu % không có khả năng thu hồi. Như vậy sử dụng thêm các chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được chi tiết hơn về độ an toàn trong cho vay. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng chưa cho phép ngân hàng đánh giá được chính xác khoản nợ nào có khả năng thu hồi được, khoản nợ nào không có khả năng thu hồi.

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro khác nhau do vậy khi đánh giá mức độ an toàn của các khoản cho vay các ngân hàng cần kết hợp nhiều chỉ tiêu để có cái nhìn cụ thể đối với từng khoản vay. Mặt khác khi đánh giá các chỉ tiêu này cần chú ý đến các yếu tố có thể làm cho các chỉ tiêu này bị biến dạng như định kỳ hạn trả nợ không đúng, không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp không thể trả được nợ, hoặc do khi đảo nợ, giãn nợ không xem xét thận trọng các khoản vay làm cho các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ khó đòi không phản ánh đầy đủ rủi ro cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài gòn chi nhánh Hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w