Mở rộng nguồn thu bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu thu và chống thất thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm Đống Đa (Trang 61 - 64)

III. Thực trạng thu bảo hiểm xã hội và công tác chống thất thu tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận đống đa.

3. Mở rộng nguồn thu bảo hiểm xã hộ

Xuât phát từ nguyện vọng của ngời lao động và phơng hớng xây dựng nhà nớc xã hội chủ nghĩa, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nớc ta đã có chủ trơng thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi ngời lao động ở tất cả các thành phần kinh tế. Khi mọi ngời lao động đều đợc tham gia bảo hiểm xã hội chính là đã tạo ra mạng lới bảo vệ rộng khắp, che chắn cho mọi ngời lao động không bị rơi vào cảnh túng quẫn, một xã hội có sự liên kết cộng đồng tơng trợ giúp đỡ lẫn nhau. Để mở rộng đối tợng tham gia bảo hiểm xã hội, Nhà nớc ta cần ban hành các chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hình thức bảo hiểm xã hội này đã đợc Bộ luật Lao động và Nghị định 12/CP khẳng định song vẫn cha đợc thực hiện. Đây là hoạt động vừa mang tính chất thơng mại vừa mang tính chất xã hội nên

phải có đối tợng tham gia và phải hình thành nguồn quỹ có khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả đồng thời phải có sự giúp đỡ của Nhà nớc. ậ nớc ta đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, thực hiện cơ cấu nhiều thành phần nên số l- ợng lao động ngày càng tăng kéo theo sự gia tăng của các đối tợng tham gia và hởng bảo hiểm xã hội. Đối tợng của bảo hiểm xã hội hiện nay mới chỉ dừng lại ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể và các đơn vị có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Mà nớc ta là một nớc nông nghiệp, 80% dân số sống bằng nghề nông, ngoài ra còn có thợ thủ công, ngời buôn bán nhỏ... Các đối tợng này chiếm đại bộ phận trong tổng số lao động nớc ta vẫn cha đợc tham gia bảo hiểm xã hội. Trên thực tế mới chỉ có khoảng 4 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội còn hơn 30 triệu lao động cha có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội. Do vậy, Nhà nớc cần có biện pháp hữu hiệu để cho mọi ngời lao động đều đợc tham gia bảo hiểm xã hội. Có thể có các hớng giải quyết sau:

- Mức góp hiện nay dựa trên tiền lơng cơ bản (gồm lơng cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lu và các khoản phụ cấp thâm liên, chức vụ bầu cử, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ). Trong khi đó thu nhập thực tế của ngời lao động lại không ngừng tăng lên. Hiện tại nhiều doanh nghiệp có thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/tháng/ngời. Do vậy, nên có hình thức bảo hiểm xã hội bổ sung, khuyến khích ngời lao động tự nguyện đóng góp cao hơn, ứng với thu nhập thực tế, xem xét mức thởng của họ sao cho phù hợp để đảm bảo có sự đảm bảo an toàn cho quỹ bảo hiểm xã hội và quyền lợi của họ. Trong hình thức này chủ sử dụng lao động không có liên quan.

- ở nớc ta hiện nay số lợng doanh nghiệp có quy mô nhỏ dới 10 lao động t- ơng đối lớn. Vì thế, nên mở rộng đối tợng bảo hiểm xã hội đến các doanh nghiệp này.

Để đẩy mạnh công tác thu cần ban hành ngay các văn bản pháp luật buộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đóng bảo hiểm xã hội. Nên có quy định buộc các doanh nghiệp này khi đăng ký kinh doanh phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì mới cấp giấy phép kinh doanh. Đây là một vấn đề bức xúc cần đợc làm ngay. Đồng thời có các văn bản hớng dẫn công tác chi trả để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi.

- Đối với các đối tợng cha tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cần áp dụng hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện đặc biệt là đối với nông dân. Hiện nay, nớc ta có khoảng 28 triệu lao động nông thôn chiếm khoảng 71% tổng số lao động cả nớc, hầu hết cha tham gia bảo hiểm xã hội. Tốc độ tăng trởng kinh tế nông nghiệp bình quân 4,3% năm, đóng góp khoảng 40% GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu, đời sống của ngời nông dân hơn 10 năm đổi mới đã đợc nâng lên rõ rệt. Theo tính toán của ESCAP, số ngời cao tuổi ở Việt Nam năm 1998 khoảng gần 5 triệu ngời, đến năm 2000 lên tới 5,4 triệu ngời và năm 2025 là 12,3 triệu ngời. Trong số ngời cao tuổi ở nông thôn chỉ có một tỷ lệ không đáng kể là cán bộ công nhân viên, bộ đội... về hu hoặc nghỉ mất sức lao động có chế độ bảo hiểm xã hội. Một số khác thuộc đối tợng chính sách của Nhà nớc, còn lại đại bộ phận là không có chế độ bảo hiểm xã hội. Qua điều tra khảo sát 50% ng- ời về hu, mất sức lao động ở nông thôn có thu nhập từ bảo hiểm xã hội dới mức lơng tối thiểu, 90% số ngời cao tuổi ở nông thôn vẫn đang phải làm việc để tăng thu nhập (72% phải dựa vào con cháu, 28% phải có sự trợ giúp khẩn cấp của Nhà nớc và cộng đồng). Vì vậy, mở rộng đối tợng bảo hiểm xã hội cho lao động nông thôn là tất yếu khách quan, là nguyện vọng của hàng triệu lao động nông thôn hiện nay. Tuy nhiên đây là vấn đề hết sức phức tạp cần phải đợc nghiên cứu kỹ cả về lý luận lẫn thực tiễn. Sau đây là một vài kiến nghị về mô hình bảo hiểm xã hội cho lao động nông thôn:

+ Nên thực hiện ở vùng đồng bằng trớc vì đây là nơi tập trung nhiều lao động nông thôn.

+ Các chế độ ốm đau, thai sản, hu trí, tử tuất cần đợc thực hiện trớc.

+ Khuyến khích các hộ giàu tham gia trớc sau đó giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình chính sách tham gia.

+ Quỹ bảo hiểm xã hội chủ yếu do ngời lao động tham gia đóng góp, Nhà nớc hỗ trợ khi cần thiết.

Nhà nớc cần phải thiết kế chính sách và hệ thống bảo hiểm xã hội cho lao động nông thôn nằm trong hệ thống quản lý thống nhất của bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu thu và chống thất thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm Đống Đa (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w