Dự phóng bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích tài sản tài chính doanh nghiệp (Trang 62 - 66)

2 Nội dung nghiên cứu

2.3 Dự phóng bảng cân đối kế toán

Vì các tài khoản kế toán khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau, chúng tốt nhất nên được dự đoán riêng biệt. Tuy nhiên, một số tài khoản tài sản, bao gồm tài khoản vốn lưu động và tài sản dài hạn bị tác động dài hạn bởi doanh thu. Vì vậy, các tài khoản này có thể dự phóng theo tỉ lệ với doanh thu. Nếu kế hoạch quản trị cho chi tiêu vốn đã được định, nó rõ ràng rất hữu dụng cho dự phóng tài sản. Nợ phải trả và vốn cổ phần phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm chính sách cấu trúc vốn, cổ tức và mua lại cổ phần.

Trong khi thật hữu dụng khi dự phóng các tài khoản trong bảng cân đối đến chi tiết cho một số mục đích, nhưng đôi khi cũng thích hợp nếu dự phóng tóm tắt bảng cân đối với một số tài khoản quan trọng của tài sản và nợ phải trả đã thảo luận trong chương phân tích tài chính- vốn lưu động, tài sản dài hạn, nợ ròng, vốn cổ phần. Những dự phóng này rất hữu dụng trong đánh giá công ty. Một nhà phân tích có thể tiến hành dự phóng bảng cân đối tóm tắt như sau:

Đầu tiên, có thể tiến hành với tài khoản vốn lưu động và tài sản dài hạn bằng cách đưa ra các giả thiết về các tài khoản này như là tỉ lệ với doanh thu. Tổng của hai tài khoản trên là tài sản hoạt động ròng. Kế tiếp, bằng cách đưa ra giả định về đòn bẩy tài chính ròng ( tỉ số của nợ ròng với vốn cổ phần), người phân tích có thể dự đoán tổng số nợ và vốn cổ phần cần thiết cho tài sản hoạt động ròng. Vì vậy, để dự phóng bảng cân đối tóm tắt, cần đặt ra ba giả định then chốt: tỉ lệ giữa vốn lưu động và doanh thu, tỉ lệ giữa tài sản dài hạn và doanh thu, tỉ lệ giữa nợ ròng và vốn cổ phần.

Bảng 10-2 trình bày dự phóng của các chuyên viên của Morgan Stanley Dean witter cho Nordstrom năm 1999. Các tài khoản của bảng cân đối phần tài sản bị chi phối bởi các giả định về tỉ lệ tài sản trên doanh thu. Các nhà phân tích cho rằng, lấy năm 1999 so với năm 1998, mức phải thu khách hàng và hàng tồn kho cao hơn và tài khoản phải trả thấp hơn. Vì các dự phóng này được thực hiện trước khi có báo cáo quý 4 của năm 1998 nên chúng không phản ánh sự sụt giảm bất thường của vốn lưu động trong quý này. Dự phóng cho tài sản ròng, nhà máy và trang thiết bị dựa vào các giả định chi tiêu vốn sẽ thấp hơn vào năm 1999 so với năm 1998, và chi phí khấu hao sẽ duy trì như một phần của tổng PP&E. Nhắc lại là các nhà phân tích giả định số cửa hàng mới được mở cửa vào năm 1999 như trong dự phóng doanh thu và nó là nền tảng cho giả định chi tiêu vốn.

Bảng 10-2: Dự phóng bảng cân đối kế toán cho Nordstrom năm 1999

Dự phóng 1999 1998

Tài sản hoạt động ròng

Triệu $ % doanh thu Triệu $ % doanh thu

Tài khoản phải thu

771 13.7 587 11.7

Hàng tồn kho 902 16 750 14.9

Tài sản hiện thời

khác 96 1.7 102 2.0

Tài khoản phải trả

(373) (6.6) (340) (6.8)

Nợ phải trả hiện thời khác

Vồn lưu động 1058 18.8 812 16.1 PP&E ròng 1479 26.3 1362 27.1 Tài sản dài hạn khác 18 0.3 73 1.5 Nợ dài hạn khác (179) (3.2) (225) (4.5) Tài sản dài hạn ròng 1318 23.4 1210 24.1 Tổng tài sản ròng 2376 42.2 2022 40.2 Vốn ròng Triệu $ % vốn Triệu $ % vốn Nợ ngắn hạn và dài hạn 959 40.4 946 46.8 Tiền mặt và đầu tư ngắn hạn (15.4) (0.7) (241) (11.9) Nợ ròng 945 39.7 705 34.9 Tổng vốn cổ phần 1431 60.3 1317 65.1 Tổng vốn ròng 2376 100 2022 100

Kết quả của những giả định này là vòng quay PP&E thuần đã được dự báo sẽ giảm một chút so với năm 1998. Nhà phân tích phải giả định trên một vài khoản mục nhỏ hơn - các khoản nợ và tài sản ngắn hạn khác, các khoản nợ và tài sản dài hạn khác. Các giả định này không được nhà phân tích giải thích.

Để dự báo nợ ròng và vốn chủ sở hữu, nhà phân tích phải đoán tỷ lệ nợ ròng trên vốn ròng (hoặc tương đương, nợ ròng trên vốn chủ sở hữu). Vào năm 1998, Nordstrom có tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu xấp xỉ 35%. Nhà phân tích cho rằng tỷ lệ này sẽ gia tăng đến khoảng 40% vào năm 1999. Tỷ lệ nợ ròng tương đối thấp vào năm 1998 là do số dư tiền mặt lớn khác thường Nordstrom có được vào năm này. Dự báo cho rằng Nordstrom sẽ sử dụng tiền mặt để trả bớt nợ của nó hoặc

để mua lại cổ phiếu. Do đó, 1999 dự báo bảng cân đối kế toán có 40.4% tổng số nợ trên vốn ròng, 0.7% tiền mặt trên vốn ròng, và 60.3% vốn chủ sở hữu trên vốn ròng, trong khi năm 1998 tỷ lệ là 46.8% nợ trên vốn ròng, 11.9% tiền mặt trên vốn ròng, và 65.1% vốn chủ sở hữu trên vốn ròng.

Bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập dự phóng cho Nordstrom biểu thị gia tăng trong ROE của công ty từ 15.6% trong năm 1998 đến 16.6% vào năm 1999. Gia tăng này trong ROE được mang lại bởi dự đoán gia tăng hệ số lợi nhuận biên ròng từ 4.1 đến 4.2%, chỉ số vòng quay tài sản hoạt động giảm từ 2.49 còn 2.37, và gia tăng chỉ số tài sản hoạt động thuần trên vốn chủ sở hữu từ 1.54 tới 1.66 (tương đương, gia tăng nợ ròng đến vốn chủ sở hữu từ 0.54 đến 0.66). Các dự báo này cho rằng Nordstrom sẽ tiếp tục chiến lược mới được thông gần đây là gia tăng khả năng sinh lợi và giá trị của cổ đông.

Phương pháp khác để dự phóng bảng cân đối kế toán là dự đoán thay đổi trong mỗi tài khoản trong bảng cân đối kế toán dựa trên thay đổi doanh thu. Chẳng hạn như, có thể dự báo hàng tồn kho sẽ tăng do doanh thu gia tăng 15-20%. Nhược điểm của phương pháp này là nó lấy số dư đầu kỳ có sẵn và điều chỉnh từ các số đó. Đây là chính là vấn đề vì tài khoản vốn lưu động tại một thời điểm nhất định thường phản ánh một số trường hợp khác thường lệch khỏi chỉ tiêu (ví dụ như, khoản phải trả hoặc phải thu đầu kỳ có thể cao, tùy thuộc vào ngày thanh toán rơi vào thời điểm nào). Quan trọng hơn, chiến lược của công ty có thể đề xuất thay đổi thời điểm bắt đầu năm tài chính.

Tóm lại: Bảng cân đối kế toán là một bức tranh ghi nhận giá trị kế toán của một doanh nghiệp

tại một thời điểm. Tầm quan trọng và công công năng của dự phóng bảng cân đối kế toán mang lại cho các nhà quản trị và nhà phân đã được trình bày ở trên. Vậy để dự phóng được bảng cân đối kế toán thì cần thực hiện các bước:

• B1: Dự phóng các tài sản lưu động ngoại trừ tiền mặt, sử dụng doanh thu được dự phóng hoặc giá vốn hàng bán và các tỷ số về vòng quay.

• B2: Dự phóng sự gia tăng PP&E (đất đai, nhà xưởng, thiết bị) với các ước tính chi tiêu vốn rút ra từ các xu hướng lịch sử hoặc thông tin thu được trong phần MD&A của bảng báo cáo hàng năm.

• B3: Dự phóng nợ ngắn hạn, sử dụng doanh thu hoặc giá vốn hàng bán được dự phóng và các tỷ số về vòng quay thích hợp.

• B4: Tính toán các kỳ hạn phải thanh toán của nợ dài hạn từ biểu nợ dài hạn.

• B5: Giả định những khoản nợ ngắn hạn khác không đổi so với số dư năm trước trừ khi chúng có những biểu hiện thay đổi rõ rệt.

• B6: Giả định số dư nợ dài hạn ban đầu bằng nợ dài hạn kỳ trước trừ đi các khoản nợ dài hạn đến kỳ thanh toán.

• B7: Giả định các nghĩa vụ tài chính dài hạn khác bằng số dư năm trước trừ khi chúng có những biểu hiện thay đổi rõ rệt.

• B8: Giả định ước tính cổ phần thường ban đầu bằng với số dư năm trước.

• B9: Giả định lợi nhuận giữ lại bằng số dư năm trước cộng (trừ) lợi nhuận (lỗ) ròng và trừ cổ tức kỳ vọng.

• B10: Giả định những khoản về cổ phần khác bằng với số dư năm trước trừ khi chúng có những biểu hiện thay đổi rõ rệt.

 Tổng tài sản được đặt bằng đúng con số này và tiền mặt được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi (B1) và (B2).

 Cộng từ (B3) đến (B10) cho chúng ta tổng nợ và vốn cổ phần.

 Tiền mặt sẽ cao hoặc thấp. Khi đó nợ dài hạn và cổ phần thường được điều chỉnh bằng cách phát hành mới (mua lại) để có được mức tiền mặt mong muốn và duy trì cấu trúc vốn đã xác định.

Một phần của tài liệu Phân tích tài sản tài chính doanh nghiệp (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w