Đánh giá hiệu quả kinh doanh trong mối quan hệ với công tác hạch toánch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao qtdn tại công ty bao bì 27-7 Hà Nội (Trang 64 - 77)

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Mục tiêu mang tính chiến lợc cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị tr- ờng là tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trờng và vẫn đảm bảo tăng lợi nhuận. Do đó, việc tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không đơn giản là phơng pháp ghi chép và nó phải thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cờng công tác quản trị doanh nghiệp. Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm ở nhiều góc độ khác nhau là một việc hết sức cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp nhìn thấy đợc khả năng và nguồn lực của mình để có những kế hoạch và quản lý giá thành có hiệu quả, đồng thời nó cung cấp những thông thông tin để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hạ giá thành sản phẩm.

Định kỳ, kế toán cần tiến hành phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo những nội dung sau:

* Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành giữa các kỳ sản xuất, kế toán tiến hành so sánh giá thực tế giữa các kỳ để xem xét doanh nghiệp đã thực hiện tiết kiệm chi phí hay cha.

* Tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch giá thành giữa các năm, cần đi sâu phân tích một số khoản mục chi phí chủ yếu trong giá thành. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phân tích tình hình thực hiện chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hoá,

Cuối kỳ, kế toán tiến hành đánh giá chung tình hình thực hiện chi phí trên 1000 đồng doanh thu theo chỉ tiêu sau:

Chi phí trên = Tổng chi phí sản xuất sản phẩm x 1000 Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Chỉ tiêu này phản ánh lợng chi phí sản xuất bỏ ra để đạt đợc 1000đ doanh thu. Chỉ tiêu này giảm là dấu hiệu khả quan cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trờng hợp ngợc lại, doanh nghiệp cần tìm ra các chiến l- ợc kinh doanh mới có hiệu quả hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đánh giá theo chỉ tiêu lợi nhuận trên 1000 đồng doanh thu:

Lợi nhuận trên = Lãi thực hiện x 1000

Tổng giá thành sản xuất

Chỉ tiêu này phản ánh mức lãi thu đợc khi bỏ ra 1000 đồng chi phí, biểu thị hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ta có thể đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tại công ty bao bì 27-7 Hà nội theo quý IV năm 2003 và quý IV năm 2004:

Bảng 19 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh qua các năm

Stt chỉ tiêu Quý IV/ 2003 Quý IV/ 2004

1 Tổng doanh thu 28.537.330.020 35.882.360.852

2 Tổng giá thành sản xuất 24.264.015.186 29.813.093.611 3 Lãi hoạt động sản xuất 4.273.314.834 6.069.267.241

4 Chi phí trên 1000đ doanh thu 850 831

5 Lãi trên 1000đ chi phí sản xuất 176 204

Để hiểu rõ hơn, ta cần xem xét sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng giá thành qua 2 quý trên.

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Chi phí NVLTT 19.306.865.521 81,7 25.496.131.256 79,7

Chi phí nhân công trực tiếp 982.620.866 4,1 1.573.365.971 4,9 Chi phí sản xuất chung 3.351.145.794 14,2 4.944.289.579 15,4

Cộng 23.640.632.181 100 32.013.786.806 100

Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của một số sản phẩm chủ yếu, bằng cách so sánh giá thành kế hoạch và giá thành thực tế sản xuất sản phẩm trong kỳ. Từ đó doanh nghiệp sẽ biết đợc tình hình sản xuất những sản phẩm nào đã thực hiện tốt kế hoạch và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân ảnh hởng đến quá trình sản xuất đối với sản phẩm cha thực hiện tốt kế hoạch.

2.3.2. Phơng hớng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hạ thấp giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu đặt ra cho mọi doanh nghiệp, nó đòi hỏi công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn đợc chú trọng để đảm bảo cung cấp những thông tin thật chính xác, quá trình sản xuất phải tiết kiệm vật t, sử dụng lao động và máy móc thiết bị phải đảm bảo với năng suất cao nhất. Qua thời gian nghiên cứu về quy trình công nghệ sản xuất và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội, em thấy rằng công ty cần tiếp tục tìm ra các biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm, có thể theo một số hớng sau:

a. Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.

Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn, khoảng 70-80% tổng chi phí sản xuất. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là giảm đợc một khoản chi phí đáng kể. Mặt khác trong điều kiện hiện nay giá nguyên vật liệu đầu vào có xu hớng tăng lên, công ty không thể kiểm soát đợc. Do đó công ty nên sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu để giảm bớt phần nào chi phí sản xuất và giảm đợc giá thành sản phẩm.

Để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguyên vật liệu, công ty cần phải yêu cầu các phân xởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định mức tiêu hao nguyên vật liệu

nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, và công ty cũng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc bảo quản, sử dụng và quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ. Đồng thời, để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định với chất lợng tốt, công ty nên tìm kiếm những nhà cung cấp lâu dài, cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo chất lợng với giá rẻ hơn giá thị trờng.

Một số biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu :

- Không ngừng quản lý, theo dõi chặt chẽ các định mức nguyên vật liệu thông qua đó có những điều chỉnh sao cho mức tiêu hao vật chất là thấp nhất.

- Sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, công ty nên có chế độ thởng phạt hợp lý đối với những trờng hợp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu.

- Có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu để có thể đảm bảo đợc hoạt động của công ty là liên tục và khi có biến động về giá cả không làm ảnh hởng quá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và giá thành của sản phẩm.

b. Nâng cao năng suất lao động.

Tăng năng suất lao động đồng nghĩa với giảm mức hao phí lao động cần thiết cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Công ty nên nghiên cứu, tổ chức kế hoạch sản xuất một cách khoa học, sắp xếp công việc hợp lý, không để sản xuất bị ngắt quãng cũng nh không đợc tăng cờng độ lao động quá mức gây mệt mỏi cho công nhân viên làm ảnh hởng tới chất lợng sản phẩm, đồng thời công ty cũng bố trí lao động hợp lý và quản lý lao động chặt chẽ đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện lao động cần thiết nh bảo hộ lao động, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời,…

Công ty có thể tổ chức thi đua nâng cao năng suất lao động trong toàn đơn vị, có hình thức khen thởng thoả đáng cho những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc với việc nâng cao năng suất lao động và lấy đó làm điển hình để nhân rộng ra toàn công ty.

Để có thể nâng cao năng suất lao động công ty cần phải có những biện pháp cụ thể nh :

- Xây dựng chơng trình đào tạo, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, công ty có thể lựa chọn hình thức đào tạo là tự đào tạo hoặc liên kết với các tổ chức khác để đào tạo.

- Cải tạo môi trờng làm việc thoải mái và tinh thần tập thể cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Tăng cờng cải tạo điều kiện làm việc của ngời lao động, thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ, có chế độ khen thởng hợp lý, không ngừng nâng cao điều kiện sống của ngời lao động để khuyến khích ngời lao động nâng cao năng suất lao động.

- Bố trí lao động hợp lý giữa các khâu, các bộ phận, bố trí đúng ngời đúng việc. c. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung.

Để giảm bớt khoản mục chi phí này, bên cạnh những biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tăng năng suất lao động, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng một số biện pháp sau:

+ Có kế hoạch sử dụng máy móc, thiết bị một cách tối u nhất, đảm bảo sử dụng hết công suất thiết kế, đồng thời có kế hoạch sửa chữa thờng xuyên, hợp lý nhằm kéo dài tuổi thọ của máy móc.

+ Huy động vốn đầu t thêm máy móc, thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ phục vụ sản xuất để thay thế những thiết bị đã quá cũ hay đã bị h hỏng.

+ áp dụng phơng pháp tính khấu hao tài sản cố định hợp lý trên cơ sở các quy định của nhà nớc để đảm bảo tài sản cố định sử dụng có hiệu quả, tránh hao mòn vô hình và thu hồi nhanh giá trị hao mòn của tài sản cố định. Ngoài việc sử dụng hết công suất máy móc, thiết bị, đối với tài sản cố định, công ty có thể tính khấu hao theo phơng pháp giá trị còn lại. Theo phơng pháp này, công ty sẽ thu hồi vốn nhanh, có điều kiện đầu t trang thiết bị. Tuy nhiên, phơng pháp tính khấu hao này sẽ làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định trong những năm đầu tiên sử dụng tài sản cố định, nhng đến những năm tiếp theo, đặc biệt là khi tài sản cố định đã khấu hao hết nhng vẫn còn sử dụng đợc sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí khấu hao, có điều

Nh vậy, để có những biện pháp quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất

kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị doanh nghiệp phải thờng xuyên tiến hành phân tích giá thành trên nhiều góc độ và bằng các phơng pháp khác nhau, xem xét sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất cũng nh sự biến động chung của nền kinh tế. Từ đó doanh nghiệp có thể thấy đợc khả năng tiềm tàng cũng nh những khó khăn, bất cập còn tồn tại để có những định hớng trong công tác quản lý cũng nh trong công tác tổ chức sản xuất, có những biện pháp hạ thấp giá thành, nâng cao chất lợng sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, tạo sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trờng ngày càng đòi hỏi khắt khe nh hiện nay.

Kết luận

Nền kinh tế thị trờng với những nhợc điểm vốn có vẫn là một nền kinh tế tiên tiến hiện nay. Nó khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu vơn lên bằng cách tự điều tiết giá cả thông qua quan hệ cung, cầu trên thị trờng. Đây là môi trờng tốt cho các doanh nghiệp năng động, sáng tạo, biết nắm bắt thời cơ và cơ hội kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trờng cần phải có hớng đi riêng của mình theo xu thế phát triển của xã hội.

Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng hiện nay đang là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt nam. Để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trờng, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, bởi vì trong nền kinh tế thị trờng thì giá cả là tín hiệu của nền kinh tế.

Với ý nghĩa quan trọng của vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cờng quản trị doanh nghiệp tại công ty bao bì 27-7 Hà nội ” với hy vọng tìm hiểu sâu về thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay, từ đó đa ra các phơng hớng, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp hiện nay.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS. TS Phạm Thị Gái và cán bộ phòng kế toán của công ty bao bì 27-7 Hà nội và đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp để em có thể hiểu hơn về thực tế áp dụng chế độ kế toán vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp hiện nay.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Hệ thống kế toán doanh nghiệp ( Quyết định 1141 TC/ QĐ/ CMKT).

2. Hớng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp ( Chủ biên : Võ Văn Nhị).

3. Kế toán tài chính trong doanh nghiệp ( Chủ biên : Nguyễn Văn Công). 4. Kế toán doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trờng.

5. Lý thuyết hạch toán kế toán.

6. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. 7. Phân tích hoạt động kinh doanh.

8. Chuẩn mực kế toán Việt nam.

9. Một số văn bản pháp luật của nhà nớc : Thông t số 63/ 1999/ TT- BTC ngày 7/ 6/ 1999 “ Hớng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp nhà nớc ”

10. Tạp chí

- Tạp chí kế toán

Mục lục

Lời mở đầu...1

Phần I : Thực trạng công tác kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại công ty baobì 27-7 Hà nội...3

1.1 Khái quát chung về công ty bao bì 27-7 Hà nội ...3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty...3

1.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty...5

1.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...8

1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty...9

1.2 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất tại công tybao bì 27-7 Hà nội...12

1.2.1 Đối tợng và phơng pháp tập hợp chi phí sản xuất ...12

1.2.2 Đặc điểm các khoản mục tính giá thành sản phẩm ...13

1.2.3 Quy trình tính giá thành sản phẩm ...15

1.3 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...16

1.4 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp...29

1.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung...38

1.6 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh ...46

1.7 Phơng pháp tính giá thành sản phẩm ...48

Phần II : Phơng hớng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội...52

Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội...52

2.1.2. Những hạn chế cần khắc phục...54

2.2. Một số ý kiến kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội ...56

2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...56

2.2.2. Kế toán khấu hao tài sản cố định...61

2.2.3. Kế toán trích trớc, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định...62

2.2.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm ...63

2.2.5. áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán...65

2.3. Phơng hớng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ...65

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh trong mối quan hệ với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ...65

2.3.2. Phơng hớng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh...68

Kết luận...72

Danh mục tài liệu tham khảo...73

Mục lục...74

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao qtdn tại công ty bao bì 27-7 Hà Nội (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w