Nhận xét kết quả xét nghiệm lipid máu và mối liên quan với MAU

Một phần của tài liệu Luận văn: CHẨN ĐOÁN SỚM BIẾN CHỨNG THẬN BẰNG XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN NIỆU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN potx (Trang 63 - 79)

Rối loạn lipid máu rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Người mắc đái tháo đường có tỉ lệ rối loạn chuyển hoá lipid cao gấp 2-3 lần người không mắc đái tháo đường. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam đều có chung một nhận xét có thể gặp 70-100% bệnh nhân ĐTĐ có bất thường một hoặc nhiều thành phần lipid [28], [31]. Đặc điểm nổi bật cả bất thường lipid máu bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là tăng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng triglycerid, giảm hàm lượng HDL-C, tăng tỉ số cholesterol toàn phần trên HDL-C [23], [29], [41].

Qua nghiên cứu trên 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu khá cao, thường gặp nhất là tăng triglycerid (40,5%) và tăng cholesterol toàn phần (38,7%). Trong nhóm

MAU (+) tăng triglycerid cao nhất chiếm 62% sau đó đến giảm HDL-C chiếm 61%.

So sánh giữa nhóm bệnh nhân có MAU (+) và nhóm MAU (-), chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ tăng triglycerid, những trường hợp tăng triglycerid có nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,0 lần những trường hợp triglycerid bình thường (p < 0,05) và tỉ lệ giảm HDL-C, những trường hợp HDL-C giảm có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,4 lần những trường hợp HDL – C bình thường. Tỉ lệ tăng cholesterol và tăng LDL-C máu ở hai nhóm MAU (+) và MAU (-) không có sự khác biệt với (p > 0,05). Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Molnar M (2000) ở cả 2 nhóm (p < 0,05) và nghiên cứu của Nguyên Văn Công (2002) [13], [65].

Rối loạn lipid máu đặc biệt là tăng triglycerid và giảm HDL-C, tăng huyết áp, béo bụng... là những yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Nhiều nghiên cứu thấy rằng kiểm soát lipid tối ưu có thể làm chậm tiến triển của bệnh thận do ĐTĐ. Mục tiêu hạ lipid máu: cholesterol toàn phần < 5,0mmol/l, triglycerid < 1,7 mmol/l, LDL-C < 2,6 mmol/l [1], [62]. Điều trị rối loạn lipid máu, cùng với kiểm soát glucose máu, huyết áp giúp giảm đáng kể các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường [68]. Như vậy tăng triglicerid, giảm HDL-C, cùng với béo bụng và tăng huyết áp là sự cảnh báo với tình trạng tăng biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mà dấu hiệu sớm là tăng tỉ lệ MAU (+). Ở những cơ sở y tế chưa triển khai được kỹ thuật xét nghiệm MAU thì khi có các biểu hiện tăng huyết áp, béo bụng, tăng triglycerid, giảm HDL-C là những cảnh báo sớm của biến chứng thận.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa có macroalbumin niệu được làm xét nghiệm MAU chúng tôi đưa ra các kết luận sau.

1. Tỉ lệ biến chứng thận sớm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng xét nghiệm Microalbumin niệu.

- Tỉ lệ MAU (+) ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa có macroalbumin niệu là 45,7%.

2. Một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có Microalbumin niệu (+).

- MAU (+) gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 50-59 chiếm 59%. - Tỉ lệ MAU tăng dần theo thời gian phát hiện đái tháo đường.

- Nhóm có B/M tăng nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,8 lần so với nhóm B/M bình thường, với p < 0,01.

- Bệnh nhân có huyết áp ≥ 130/80mmHg có nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,9 lần so với nhóm huyết áp < 130/80mmHg.

- Những trường hợp glucose máu lúc đói tăng ≥ 7 mmol/l nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,2 lần những trường hợp glucose máu bình thường (p < 0,05).

- Bệnh nhân có HbA1c ≥ 6,5% có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,7 lần so với nhóm HbA1c < 6,5%.

- Những trường hợp triglycerid tăng nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,0 lần những trường hợp triglycerid bình thường và những trường hợp HDL-C giảm nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,4 lần so với trường hợp HLD-C bình thường.

KHUYẾN NGHỊ

1. Nên triển khai xét nghiệm microalbumin niệu như một xét nghiệm

thường quy đối với tất cả các trường hợp đái tháo đường để giúp phát hiện sớm biến chứng thận và có biện pháp điều trị kịp thời.

2. Kiểm soát glucose máu, kiểm soát huyết áp và kiểm soát mỡ máu tốt giúp làm giảm tỉ lệ biến chứng thận.

3. Cần có thêm nghiên cứu về điều trị BCT do ĐTĐ phát hiện ở giai đoạn sớm, nhằm ngăn chặn tiến triển sang suy thận không hồi phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Phạm Hoài Anh (2003), “Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid máu ở

bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên.

2. Bài giảng Mô học, phôi thai học (2005), Bộ môn mô học, phôi thai học,

Trường Đại học Y Hà Nội, Nxb y học, Hà Nội, tr.102-117

3. Nguyễn Văn Bảy và cộng sự (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của hướng

dẫn điều trị tăng huyết áp WHO-ISH năm 1999 tới kiểm soát huyết áp ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, Tạp chí Y học thực hành số 11 (434), tr. 10- 14.

4. Bệnh thận nội khoa (2004), Viêm cầu thận đái tháo đường, Nxb Y học,

Hà Nội, tr. 335-342.

5. Bệnh mạch vành (2002), Nxb y học, Hà Nội, tr. 7-39.

6. Bệnh học tiết niệu (2003), Giải phẫu sinh lý hệ tiết niệu, Nxb y học, Hà

Nội, tr. 30-60.

7. Tạ Văn Bình (2006), “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam-Các

phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng”, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 510-570.

8. Tạ Văn Bình (2006) “Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường”,

Bệnh đái tháo đường tăng Glucose máu, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 411- 525.

9. Tạ Văn Bình (2006), Nghiên cứu theo dõi biến chứng đái tháo đường ở

bệnh nhân đến khám lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết, Nxb y học, Hà Nội, tr. 90-120.

10. Tạ Văn Bình (2007), “Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng Glucose máu”, Nxb y học, Hà Nội, tr. 513-568.

11. Bộ môn sinh lý học Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên (2006), Một

số chuyên đề sinh lý học, Nxb y học, Hà Nội, tr.5-17.

12. Bùi Thế Bừng (2004), “Nghiên cứu hàm lượng một số thành phần lipid

máu và mối liên quan với biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên.

13. Nguyên Văn Công (2002), “Nghiên cứu mối liên quan giữa

Microalbumin niệu và tổn thương mạch máu lớn trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

14. Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Quang Bảy, Tạ Văn Bình, Trần Đức Thọ

(2003), “Nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo đường và giảm dung nạp

glucose ở khu vực Hà Nội”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần II của hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tr. 19-24.

15. Trần Hữu Dàng (1996), “Nghiên cứu tình hình và đặc điểm các bệnh

nhân đái tháo đường ở Huế”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

16. Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương (2007), “ Nghiên cứu thực trạng

bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học tại hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ III, tr. 902-913.

17. Tô Văn Hải và cộng sự (2003), “Biến chứng thận và tiết niệu ở người

mắc bệnh Đái tháo đường trong cộng đồng người Hà Nội”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần II của hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam,

18. Harison tập VI (2008), “Đái tháo đường”, Nxb y học, Hà Nội, tr. 529- 574.

19. Võ Hoàng Minh Hiền-Mai Thế Trạch (2003)“ Tìm hiểu cơ chế bệnh

sinh bệnh thận đái tháo đường” Hội nghị khoa học toàn quốc lần II của hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tr. 97-108.

20. Phạm Thị Hồng Hoa (2008), “Biến chứng mắt do đái thoá đường”, Tạp

chí Y học lâm sàng Số 32, tr.6-12.

21. Đăng Văn Hoà (2007), “ Đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân đái

tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”,

Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học tại hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hoá lần thứ III, tr. 888-896.

22. Phạm Duy Hùng (2008), “Nghiên cứu những biến đổi hình ảnh điện tâm

đồ và microalbumin niệu ở những người tăng huyết áp tại Ban Bảo vệ sức khoẻ huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên.

23. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), “Nghiên cứu tỉ lệ tăng huyết áp và

một số yếu tố liên quan, ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai” Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.

24. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong

lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội, tr.7-34.

25. Phạm Gia Khải và cộng sự ( 2003), “ Khuyến cáo xử trí các bệnh lý tim

mạch chủ yếu ở Việt Nam” Nxb Y học, Hà Nội, tr.114-127.

26. Vũ Đình Huy (2000), Bệnh tăng huyết áp, Các nguyên lý Y học Nội

27. Nguyễn Thị Lam Hồng, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2007), “ Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đáo tháo đường týp 2 có biến chứng thận điều trị tại khoa nội tiết-Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học tại hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hoá lần thứ III, tr. 371-379.

28. Nguyễn Kim Lương (2001), “Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá lipid ở

bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không tăng huyết áp và có tăng huyết

áp”, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.

29. Nguyễn Kim Lương (2003), “ Nghiên cứu một số biến chứng mạn tính

thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần II của hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tr.225-234.

30. Vũ Đức Minh, Trịnh Xuân Tráng (2002), “Nghiên cứu một số biểu hiện

tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại BVĐK Trung ương Thái Nguyên”, Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các Trường Đại học Y-Dược toàn quốc lần thứ 11, tr.145-163.

31. Bùi Thanh Nghị (2004), “Nghiên cứu thành phần lipid máu và một số

yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y-Dược Thái Nguyên.

32. Hà Nữ Thuỳ Nhi, Võ Phụng (2003), “ Nghiên cứu hình thái thận qua

siêu âm và chức năng lọc cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần II của hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tr.134-148.

33. Đỗ Trung Quân (2001), Bệnh đái tháo đường, Nxb Y học, Hà Nội, tr.

34. Đ ỗ trung Quân (2006), “ Biến chứng bệnh đ ái tháo đ ư ờng và đ iều

trị”, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 14.

35. Thái Hồng Quang (2000), “Bệnh thận do đái thoá đường vai trò của

Microalbumin trong chẩn đoán và theo dõi”, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học Nội tiết và chuyển hoá, tr. 490-498.

36. Sổ tay thầy thuốc thực hành (2009), Nxb Y học, Hà Nội, tr. 938-945.

37. Trần Đức Thọ (2007), “Bài giảng nội khoa tập 1” Nxb Y học, Hà Nội,

tr.109-132.

38. Trần Đ ức Thọ (2004), “Bài giảng bệnh học nội khoa sau đại học” Nbx

Y học, Hà Nội, tr. 214-229.

39. Trần Đ ức Thọ (2009), “ Phòng chống và đ iều trị biến chứng thận do

đ ái tháo đ ư ờng”, Hội thảo khoa học hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh thận.

40. Hồ Sỹ Thống (1999), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và

tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Học viện Quân y.

41. Trần Vĩnh Thuỷ (2007), “ Hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid

máu bằng Mediator ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Khoa nội Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học tại hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hoá lần thứ III, tr. 871-879.

42. Trần Đỗ Trịnh (2008), “Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại”, Nxb Y

học, Hà Nội, tr. 619.

43. Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng, Phan Sỹ An (2008), “ nghiên

cứu nồng độ Microalbumin niệu chẩn đoán sớm biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Y học thực hành số 1

(594+595) tr. 34-37.

44. Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng và Phan Sỹ An (2008), “Nghiên

cứu mối tương quan giữa microalbumin niệu với các chỉ số hóa sinh trên bệnh nhân đái tháo đường trong tiên lượng biến chứng thận”, Tạp chí Y học thực hành, Số 5/2008, tr. 40-44.

45. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2000), “Nghiên cứu giá trị của Microalbumin

niệu trong chẩn đoán sớm bệnh cầu thận do đái tháo đường”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.

46. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Đạt Anh, Trần Đức Thọ và Tạ Văn

Bình (2005), “Đặc điểm lâm sàng, sinh hoá và các xét nghiệm thăm dò

bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 315, tr.8-14.

47. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2007), “ Quan điểm về điều trị tích cực và vai

trò của điều trị tích cực đối với các biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học tại hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hoá lần thứ III, tr.460-466.

48. Nguyễn Lân Việt (2007), “Tăng huyết áp”, Thực hành bệnh tim mạch,

Nxb Y học, Hà Nội, tr.135-172.

49. WHO/IASO/IOTP (2000) “Ngưỡng BMI dùng chẩn đoán béo phì cho

người Châu Á trưởng thành”, Y học TP Hồ Chí Minh tập 9 số 3, tr.189- 190.

TIẾNG ANH

50. Adetunji OR, Mani H, Olujohungbe A, Abraham KA, Gill GV (2006).

“Microalbuminuric anaemia' the relationship between haemoglobin levels and albuminuria in diabetes”, http://ncbi.nlm.gov/pubmed ngày

51. Ali HM, Earl SF et al (2001), “Prevalence of obesity, diabetes and obesity-related health risk factors”, JAMA 289 (1): pp76-79.

52. Alvin C. Power (2005), “Diabetes mellitus”, Harrison's principles of

internal medicine, Volum II pp. 2152-2180.

53. American Diabetes Association (2006), “Standards of medical care in

diabetes-2006” Diabetes Care 29 (suppl.1): pp. 4-42.

54. Bilous R, Chaturvedi N, Sjolie AK, Fuller J, Klein R, Orchard T, Porta

M, Parving HH (2008), “Effect of candesartan on microalbuminuria

and albumin excretion rate in diabetes: three randomized trials”,

http://ncbi.nlm.gov/pubmed ngày 20/7/2009.

55. Conard MW, Poston WS (2004), “Obesity” Diabetes and

Cardiovascular disease-Integrating science and clinical medicine part

II: pp.199-219.

56. Cotter J, Oliveira P, Cunha P, Polónia J, “ Risk Factors for

Development of Microalbuminuria in Diabetic and Nondiabetic Normoalbuminuric Hypertensives with High or Very High Cardiovascular Ris”, http://ncbi.nlm.gov/pubmed ngày 20/7/2009.

57. Diabetes control and complications trial research group (1993), “The

effect of intensive treatment of diabetes on the development and progression of long- term complications in insulin-dependent diabetes mellitus” NEJM: pp. 977-986.

58. H.P.Chase, SK.Garg, S.Harris et al (1990), “ High normal blood

pressure and early diabetic nephropathy. Archives of internal medicine”, Medline ciation, abstract.

59. Hasslacher C. (1997), “ Hypertension as a Risk Factor in Non-Insulin-

Dependent diabetes mellitus: How far shoud blood pressure be reduced?"J Diab Comp, 11, pp. 90-91.

60. IDF (2002), “Type 2 diabetes-Practical targets and treatment, ISBN pp. 2 - 44.

61. Irence MS, Amanda IA, Andrew WN, David RM (2000), “Association

of glycemia with marcrovascular and microvascular complications of týpe 2 diabetes”, UKPDS 35” BMJ 321 pp. 405-412.

62. MacIsaac RJ; Watts GF (2005), “Diabetes and the kidney”, . Diabetes

chronic complication, 2nd ed pp. 21-48.

63. Mogensen CE (1999), “Microalbuminuria, blood pressure and diabetes

renal disease: origin and development of ideas”, Diabetologia pp. 263- 286.

64. Mogensen CE (2008), “Microalbuminuria predicts clinical proteinuria

and early mortality in maturity-onset diabetes”,

Một phần của tài liệu Luận văn: CHẨN ĐOÁN SỚM BIẾN CHỨNG THẬN BẰNG XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN NIỆU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN potx (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)