Theo nhóm chi tiêu

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chi tiêu và thu nhập của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2004 (Trang 26 - 47)

3. Phân tích cơ cấu chi tiêu theo đặc điểm hộ gia đình

3.1.Theo nhóm chi tiêu

CƠ CẤU CHI TIÊU NHÓM 1

41% 12% 5% 10% 23% 9% cctb1 cctb2 cctb3 cctb4 cctb5 cctb6

CƠ CẤU CHI TIÊU NHÓM 5

28% 14% 9% 15% 18% 16% cctb1 cctb2 cctb3 cctb4 cctb5 cctb6

SO SÁNH CƠ CẤU CHI TIÊU CÁC NHÓM 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 cctb1 cctb2 cctb3 cctb4 cctb5 cctb6

Khi quan sát chi tiêu của hộ gia đình theo nhóm chi tiêu, có thể thấy rất rõ về tỷ lệ chi tiêu cho ăn, uống, hút giảm đi rõ rệt theo nhóm chi tiêu. Với nhóm nghèo nhất, chi ăn, uống, hút( cc1,2) chiếm tới 56% trong khi đó nhóm giàu nhất chỉ chiếm 41%. Chi ăn uống của nhóm nghèo tập trung vào chi lương thực (41%) thì nhóm giàu lại tập trung vào thực phẩm và ăn uống ít hơn (nhóm giàu nhất chiếm 28%).

Trong chi không phải ăn uống, tỷ lệ chi cho đồ dùng lâu bền, giáo dục, văn hoá thể thao giải trí của nhóm giàu nhất cao hơn hẳn so với các nhóm khác. Tuy nhiên ở đây có sự khác biệt là chi cho dịch vụ của các hộ nghèo nhất lại lớn hơn các hộ giàu nhất( dịch vụ ở đây không chỉ bao gồm chỉ có vui chơi giải trí mà còn có cả chi cho các dịch vụ sản xuất nông nghiệp nên có thể các hộ nghèo lại là các hộ nông nghiệp nên chi phí cho dịch vụ lại cao hơn).

Nhận xét:

- Sức mua bình quân của hộ gia đình tại thành thị cao gấp khoảng hai lần so với sức mua bình quân của hộ gia đình tại nông thôn. Phân bố hộ gia đình nông thôn theo sức mua tập trung hơn so với phân bố hộ gia đình thành thị theo sức

mua. Điều này có nghĩa là nhu cầu của hộ gia đình thành thị theo giá đa dạng hơn nhiều so với nhu cầu của hộ gia đình nông thôn.

- Phân bố hộ gia đình theo sức mua khác nhau khá rõ rệt giữa các vùng trong cả nước và giữa các vùng thành thị, nông thôn trong cả nước. Chi tiêu của các hộ gia đình vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long khác nhau nhiều, trong khi chi tiêu của các hộ vùng Núi Trung du Phía Bắc, vùng Tây Nguyên chênh lệch ít.

- Mặc dù sức mua của hộ gia đình nông thôn thấp, nhưng do số lượng hộ gia đình sống ở nông thôn cao, tổng sức mua của hộ gia đình nông thôn chiếm tỷ trọng lớn (51% tổng sức mua). Vì vậy cần quan tâm khai thác sức mua khu vực nông thôn.

- Cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình khá khác nhau giữa các vùng thành thị, nông thôn và giữa bảy vùng trong nước. Chi cho nhu cầu cơ bản chiếm tỷ trọng cao tại các vùng nông thôn, vùng Núi Trung du Phía Bắc, vùng Tây Nguyên, trong khi đó, chi cho nhu cầu văn hoá tinh thần, nhu cầu cao cấp, chi ăn uống ngoài cao tại các vùng thành thị, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long.

PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU CHI TIÊU HỘ GIA ĐÌNH.

1. Số liệu và phương pháp.

- Số liệu: sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư VLSS năm 2004.

VLSS thực hiện bởi GSO do cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Sĩ và UNDP tài trợ với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới . Mẫu điều tra gồm hơn 9000 hộ, tạo thành mẫu phân tầng ngẫu nhiên.

- Phương pháp:

Giai đoạn 1: Xác định các đặc điểm của hộ trong VLSS.

Bước đầu tiên là xem bảng hỏi của VLSS2004 để xác định những đặc điểm nào của hộ có tính chất đại diện nhất, có thể sử dụng để phân tích hồi quy chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Sau đó phân tích cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình với các nhóm hàng để đưa vào mô hình, xem xét tác động của nhóm biến này với chi tiêu bình quân đầu người của hộ. Một số đặc điểm của hộ có tính chất phân loại khi hồi quy phải được biểu thị bởi các biến giả (nhị nguyên). Ví dụ nguồn nước uống chính là một đặc điểm của hộ, nhưng để phân tích hồi quy thì nó phải được trình biểu thị qua các biên giả riêng biệt cho nước máy bên ngoài, vòi nước máy trong nhà, giếng khoan, giếng thường …Vì vậy 17 đặc điểm của hộ được trình này trong phân tích hồi quy qua 44 biến.

Giai đoạn 2: Ước tính sự tác động của cơ cấu chi tiêu tới thu nhập chi bình quân với điều tra hộ gia đình.

Trong nghiên cứu này sử dụng chi tiêu bình quân đầu người thực tế trong VLSS2004 làm biến đại diện cho thu nhập của hộ gia đình vì số liệu về thu nhập thường không chính xác bằng chi tiêu. Các biến giải thích là 17 đặc điểm của hộ như miêu tả ở trên, biểu thị qua 44 biến. Học thuyết kinh tế cho thấy không có sự hướng dẫn nào về dạng hàm nhưng nhìn chung hàm logarit - tuyến tính hay được sử dụng:

ln(yi ) = X’iβ+ εi (1)

trong đó yi là chi tiêu bình quân đầu người thực tế của hộ i, Xi’là vector của các đặc điểm hộ i, β là vector của các hệ số ước lượng, εi là số dư ngẫu nhiên phân bố N(0,σ). Sau đó phân tích riêng rẽ sự tác động của cơ cấu chi tiêu tới chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình:

ln(yi ) = X’iβ+ εi (2)

với X’i là vector của cơ cấu chi tiêu của hộ i. Trong đó cơ cấu chi tiêu cho lương thực thực phẩm được chọn làm biến so sánh với cơ cấu chi các nhóm khác, tức là các hệ số sẽ phản ánh tác động của việc chi tiêu của các nhóm hàng khác với việc chi cho lương thực thực phẩm.

2. Sự tác động đến thu nhập( chi tiêu) của hộ gia đình.

2.1. Xem xét các tác động của dặc điểm hộ đồng thời với nhóm biến cơ cấu chi

Những đặc điểm của hộ bao gồm quy mô hộ, thành phần, dân tộc, trình độ chủ hộ hay vợ/ chồng chủ hộ, nghề nghiệp chủ hộ, loại nhà, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, sở hữu một số đồ dùng và cơ cấu chi tiêu các nhóm hàng của các hộ gia đình. Bảng 3.1 liệt kê các biến sử dụng mô tả đặc điểm của hộ trong phân tích hồi quy. Trong mỗi tập hợp biến mô tả như phân loại vùng thì một vùng sẽ bị bỏ qua và xem như nhóm tham khảo. Ví dụ, đồng bằng sông Hồng là nhóm bị bỏ qua cho biến “reg_, vì thế các hệ số vùng khác phản ánh tác động của mức sống của vùng đó so với vùng đồng bằng sông Hồng.

Cũng hợp lý nếu chúng ta kỳ vọng rằng các hệ số để ước lượng chi tiêu trong khu vực nông thôn có thể khác với các hệ số ước lượng chi tiêu ở khu vực thành thị. Các kiểm định thống kê cho thấy rằng các hệ số trong mô hình phân tích thành thị là tương đối khác trong mô hình phân tích vùng nông thôn. Điều này cho thấy nên có sự phân tích riêng biệt cho mẫu thành thị và nông thôn.

( Kiểm định Chow để thấy sự khác biệt của mẫu nông thôn và thành thị.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1. Các đặc điểm hộ sử dụng trong mô hình.

Tên biến Loại biến Mô tả biến Lny educ educ_1 educ_2 educ_3 educ_4 educ_5 married Liên tục Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên

Loga chi tiêu bình quân đầu người

Chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học( loại bỏ) Chủ hộ tốt nghiệp tiểu học

Chủ hộ tốt nghiệp trung học cơ sở Chủ hộ tốt nghiệp phổ thông trunghọc Chủ hộ tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật

Chủ hộ có trình độ đại học, cao đẳng và sau ĐH Chủ hộ có vợ/ chồng

ttnt hhsize ethnic reg8_1 reg8_2 reg8_3 reg8_4 reg8_5 reg8_6 reg8_7 reg8_8 tv house1 huose2 house3 water1 water2 water3 wc1 wc2 wc3 elec work1 work2 work3 Nhị nguyên Liên tục Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Vùng nông thôn/ thành thị Quy mô hộ

Chủ hộ có phải dân tộc thiểu số Vùng đồng bằng sông Hồng( loại bỏ) Vùng Đông Bắc Bộ

Vùng Tây Bắc Vùng Bắc Trung Bộ

Vùng duyên hải miền Trung Vùng Tây Nguyên

Vùng Đông Nam Bộ

Vùng đồng bằng sông Cửu Long Hộ có tivi không

Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà tạm( loại bỏ)

Nguồn nước máy hoặc cá nhân Nguồn nước giếng, nước mưa

Nguồn nước từ sông, suối, ao hồ( loại bỏ) Nhà có toilet tự hoại

Nhà có toilet hai ngăn

Nhà không có toilet hoặc toilet 2 ngăn( loại bỏ) Nhà có điện

Chủ là quan chức hay quản lý Chủ là cán bộ

work4 work5 work6 work7 edu edu_1 edu_2 edu_3 edu_4 edu_5 gtinh tuoi x1 x2 x3 cc1 cc2 cc3 cc4 cc5 cc6 Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Nhị nguyên Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục Liêntục

Chủ làm nông/ lâm/ ngư nghiệp

Chủ là công nhân hoặc nhận tiền lương

Chủ là nhân viên, công chức, công nhân có tay nghề Chủ không có việc làm( loại bỏ)

Vợ/ chồng chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học( loại bỏ) Vợ/ chồng chủ hộ tốt nghiệp tiểu học

Vợ/ chồng chủ hộ tốt nghiệp trung học cơ sở Vợ/ chồng chủ hộ phổ thông trunghọc

Vợ/ chồng chủ hộ tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật

Vợ/ chồng chủ hộ có trình độ đại học, cao đẳng và sauĐH Giới tính của chủ hộ

Tuổi của chủ hộ Tỷ lệ nữ trong hộ

Tỷ lệ người trên 60 tuổi trong hộ Tỷ lệ người dưới 15 tuổi trong hộ

Tỷ lệ chi cho lương thực thực phẩm( loại bỏ) Tỷ lệ chi cho phi lương thực thực phẩm Tỷ lệ chi cho giáo dục, y tế

Tỷ lệ chi cho tài sản cố định và đồ dùng lâu bền Tỷ lệ chi cho dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ chi cho mục đích khác

Những kết quả của phân tích hồi quy đựoc trình bày ở Bảng 3.2. Cả mô hình thành thị và nông thôn đều giải thích được trên 50% của sự biến động chi tiêu bình quân đầu người.

Bảng 3.2. Mô hình hồi quy của log chi tiêu bình quân đầu người.

Theo những kết quả của Bảng 3.2. những hộ có quy mô lớn thường có chi tiêu bình quân đầu người thấp đối với cả thành thị và nông thôn. Dấu âm của các hệ số về quy mô hộ cho thấy, khi các yếu tố khác không đổi, mỗi thành viên thêm sẽ làm giảm 8-9% của chi tiêu bình quân đầu người.

Ở khu vực nông thôn những hộ có tỷ lệ người già, trẻ em hay phụ nữ cao hơn thì thường nghèo hơn( các hệ số lần lượt là: -0.065; -0.498; -0.038). Tuy nhiên, ở thành thị tỷ lệ người già nhiều hơn lại không quan trọng, nhưng tỷ lệ trẻ em cao hơn thì vẫn tương quan chặt chẽ với chi tiêu. Thành phần của hộ có ảnh hưởng ít hơn đối với các hộ thành thị bởi vì khả năng kiếm thu nhập ở thành phố là ít phụ thuộc vào thể chất, giới tính hoặc độ tuổi hơn ở nông thôn.

Dân tộc thiểu sốlà là yếu tố có tác động ít tới chi tiêu bình quân đầu người khi các yếu tố khác không đổi. Ở nông thôn, các hệ số về dân tộc thiểu số có ý nghĩa thống kê 5%, trong khi ở thành thị thì có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Điều này không có nghĩa là dân tộc thiểu số là có thu nhập bằng dân tộc khác. Mà nó có nghĩa là sau khi đề cập các chỉ số về quy mô, thành phần hộ, trình độ giáo dục, đặc điểm nhà cửa, sở hữu tài sản và các đặc điểm khác, dân tộc thiểu số không đóng góp nhiều thêm trong việc ước lượng chi tiêu bình quân đầu người (xem Bảng 3.2).

Ở cả khu vực và thành thị, trình độ học vấn của chủ hộ (educ_) là yếu tố tốt để ước lượng chi tiêu bình quân đầu người (khi `không đi học` là biến bị loại bỏ). Có 5 biến biểu thị trình độ của chủ hộ và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

cho cả thành thị và nông thôn (xem Bảng 3.3). Ở thành thị, các hộ có chủ hộ tốt nghiệp tiểu học hay phổ thông cơ sở dường như không giầu hơn các hộ có chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học, những chủ hộ có trình độ ở mức cao hơn thì thu nhập cũng cao hơn nhiều.

Nhìn chung, trình độ giáo dục của vợ/chồng chủ hộ (edu_) không có ảnh hưởng nhiều như trình độ của chủ hộ khi ước lượng chi tiêu bình quân đầu người. Ở nông thôn, chỉ 2 cấp học vấn cao nhất của vợ/chồng chủ hộ (trung cấp trở lên và sau trung học) cho thấy sự khác nhau với mức trình độ tham chiếu (chưa tốt nghiệp tiểu học). Trình độ của vợ/chồng chủ hộ lại có ý nghĩa hơn đối với hộ thành thị (xem Bảng 2.2). Điều này cho thấy là trình độ của vợ/chồng chủ hộ có thể cho lợi ích khác mà không chỉ đo lường bằng chi tiêu bình quân đầu người, ví dụ như sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ em tốt hơn.

Nghề nghiệp của chủ hộ cũng có ý nghĩa quan trong trong ước lượng chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị và nông thôn (xem Bảng 3.2 và Bảng 3.3). Ở nông thôn, 3 nhóm ngành quan chức hay quản lý, cán bộ hay kỹ thuật, và bán hàng hay dịch vụ là có thu nhập cao hơn so với chủ hộ không có việc làm (biến loại bỏ). Sự khác nhau về chi tiêu bình quân đầu người của hộ với chủ nông nghiệp và phi nông nghiệp là không có ý nghĩa thống kê. Nhưng chu hộ là thì lại có thu nhập thấp hơn là không có việc làm, có thể giải thích là những chủ hộ không có việc làm bao gồm cả người nghỉ hưu đều cố gắng tìm việc làm nên thu nhập cao hơn. Ở thành thị, những hộ mà chủ hộ là quan chức/nhà quản lý là có thu nhập cao hơn nhiều so với hộ mà chủ hộ không có việc làm, trong khi những hộ có chủ hộ là lao động có tay nghề kém lại có thu nhập thấp nhất. Điều này cho thấy rằng ở khu vực thành thị, chủ hộ không có việc làm là nhân tố không đáng tin cậy để cho rằng hộ đó là nghèo ( xem Bảng 2.2).

Các đặc điểm khác nhau của nhà ở là yếu tố tốt để giải thích cho chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị. Các hộ có nhà kiên cố có chi tiêu bình quân đầu người cao hơn 28% so với hộ có nhà tạm thời ở khu vực thành thị. Tương tự, hộ có nhà bán kiên cố thì có chi tiêu bình quân cao hơn hộ có nhà tạm thời. Tuy nhiên ở nông thôn thì biến này lại không dùng để giải thích chi chi tiêu bình quân người. Như vậy việc chi tiêu cho nhà cửa, tuỳ theo vị trí của hộ (thành thị, nông thôn) hay loại nhà (kiên cố hay bán kiên cố).

Điệncũng là yếu tố không có ý nghĩa thống kê trong phân tích chi tiêu của hộ ở nông thôn nơi có tới 71% hộ có điện cũng như ở thành thị, nơi có tới 98% hộ có điện. Sự nâng cao đời sống vật chất, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam làm cho điện trở thành yếu tố không ảnh hưởng nhiều tới chi tiêu của hộ (xem Bảng 3.2). Nguồn nước chính cũng có ý nghĩa phân biệt hộ nghèo và không nghèo. Trong khu vực nông thôn, các hộ có sử dụng nước giếng có chi tiêu bình quân cao hơn các hộ sử dụng nước sông hay hồ (biến loại bỏ). Tiếp cận tới nước không phải là yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động tới chi tiêu ở nông thôn, có thể bởi vì chỉ 2% số hộ là nằm trong nhóm này. Ngược lại, trong khu vực thành thị, hơn một nửa số mẫu (58%) có thể tiếp cận tới nguồn nước máy, và biến này là yếu tố tốt để giải thích chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị.

Nhà vệ sinh cũng có thể xem là yếu tố phân biệt hộ nghèo và không nghèo. Ở khu vực nông thôn, toilet tự hoại và 2 ngăn là có ý nghĩa thống kê cho hộ có chi tiêu bình quân cao hơn ở mức ý nghĩa 5%. Ở thành thị, hộ có toilet tự hoại là

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chi tiêu và thu nhập của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2004 (Trang 26 - 47)