PHẦN III- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng giảm phát ở Việt Nam nguyên nhân và kinh nghiệm từ một số nước potx (Trang 36 - 41)

1-/ Mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh

nghiệp vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc hạ lãi suất trần phải đi kèm với các giải pháp cải tổ lại doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, không ngừng đổi mới công nghệ hạ

giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tìm kiếm thị trường mới, thay

đổi mẫu mã, tăng chất lượng sản phẩm, không ngừng nâng cao tính cạnh tranh

của doanh nghiệp. Nếu không việc hạ trần lãi suất chẵng những làm cho doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại, trông chờ mà còn làm cho đồng vốn không hấp thụ hết

hoặc sử dụng kém hiệu quả. Đẩy mạnh sức tiến thương mại cả trong nước và

ngoài nước, cho phép các thành phần kinh tế được tham gia sản xuất trực tiếp và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Bên cạnh đó phải tổ chức lại mạng lưới bán hàng, hạ giá bán một số sản phẩm đang bị tồn đọng, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa thông qua các cuộc bình chọn "hàng Việt Nam chất lượng

cao". Kiên quyết không cho các ngành, các doanh nghiệp có sản phẩm hàng hoá, dịch vụ độc quyền, tự ý nâng giá làm ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng trong

nước cũng như xuất khẩu. Cần có sự phối hợp giữa Chính phủ với các ban ngành để điều hành thị trường, từ đó có những biện pháp tác động kịp thời nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nội địa.

- Đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, buôn lậu để giúp cho hàng hoá

trong nước không bị chèn ép bởi giá cả dẫn đến ứ thừa, sản xuất bị co hẹp, dẫn

tới chính sách đầu tư sẽ không đạt hiệu quả.

2-/ Thu nhập:

Cần phải có điều chỉnh về thu nhập để tạo điều kiện cho kích cầu đạt hiệu

- Đối với những người có thu nhập thấp trước hết phải chú ý đến các giải

pháp tạo công ăn việc làm nhằm tăng thu nhập cho họ. Ngoài ra Chính phủ nên

xem xét để nâng lương hoặc bù giá vào lương cho cán bộ công nhân viên, những người làm công tác giáo dục, những người hưu trí v.v...

- Đối với những người có thu nhập cao, nhu cầu đối với những sản phẩm

thiết yếu về ăn, mặc, ở dường như đã bão hoà, người ta đã có những nhu cầu về

sản phẩm, dịch vụ cao cấp. Cần khuyến khích họ đầu tư trực tiếp vào sản xuất

kinh doanh bằng cách đa dạng hoá các thành phần kinh tế, đơn giản hoá thủ tục

lập doanh nghiệp và các chính sách ưu đãi về tín dụng, giá cả, thuế v.v..Đồng

thời cần khuyến khích họ dùng tiền nhiều hơn để chi tiêu mua sắm các phương

tiện tiêu dùng hiện đại như trang trí nội thất, điện tử cao cấp v.v... cần mở rộng

và xây dựng mới các khu vui chơi giải trí, tăng cường mở rộng các chuyến du

lịch trong và ngoài nước.

3-/ Đầu tư:

Cơ sở hạ tầng: Cần có sự đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, nhà ở, khuyến khích người dân thành thị chi dùng nhiều hơn cho xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất có thể bằng cách đổi nhà cũ thuê của Nhà nước lấy nhà mới của Công ty

xây dựng nhà ở, đổi nhà lấy đất .... Nhằm vừa tăng tính hợp lý chỗ ở và làm việc, vừa tăng thu nhập xã hội: thu nhập của người bán vật liệu xây dựng, thu

nhập của những người thợ xây .... từ đó dẫn đến tăng cầu tiêu dùng. Đối với

nông thôn cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội như:

mạng lưới điện, giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục .... nhằm tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá phát triển, nâng mức sống và thu nhập vốn

thấp của người dân. Đồng thời tăng cường trang thiết bị kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra sản lượng cũng như chất lượng hàng hoá cao hơn.

Cần mở rộng đầu tư trong nước và nước ngoài để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng sức mua bằng cách giúp đỡ doanh nghiệp có nhiều thông tin

đầu tư mới, thực hiện tín dụng ưu đãi, hạ lãi suất cho vay bởi vì hiện nay lãi suất

vẫn chưa thực sự có lợi cho nhà đầu tư. Không phân biệt các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vì hiện nay các nhà đầu tư trong nước cho rằng Nhà nước

chỉ quan tâm ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như nâng mức chịu

thuế thu nhập cho người nước ngoài mà không thực hiện đối với người Việt

Nam.

Trong việc thực hiện vốn đầu tư, đặc biệt là vốn ODA cần lựa chọ dự án

quan trọng được tài trợ có thể trả lương sớm với sự ưu tiên cân đối vốn ứ đọng

từ nguồn ngân sách Nhà nước.

4-/ Chính sách tài khoá.

Để làm tăng thu nhập xã hội nhằm gia tăng tổng cầu, Nhà nước cần tăng chi tiêu ngân sách để kích thích tăng trưởng kinh tế. Đồng thời phải nâng cao

hiệu quả sự chi tiêu của Chính phủ, chú trọng các công trình trọng điểm, công

trình có tính chiến lược quốc gia. Thực hiện tiết kiệm thông qua việc kiên quyết

cắt giảm các khoản chi phí mang tính bao cấp cho viên chức Nhà nước, cho

doanh nghiệp Nhà nước. Hạn chế thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản do

tham nhũng, móc ngoặc, mua bán công trình, do yếu kém trong quản lý. Cần

quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công sao cho an toàn, có hiệu quả. Kiểm

soát và cắt giảm các khoản chi tiêu hành chính công vụ. Hỗ trợ vốn lưu động

cho các doanh nghiệp nhằm hạ giá thành sản phẩm, thực hiện hỗ trợ giá cho

hàng hoá nông sản.

Đối với thuế khoá và các khoản phí: Cần giảm thuế thu nhập và các khoản

thu khác nhằm tăng thu nhập được quyền sử dụng của các tầng lớp dân cư. Hiện

nay mức thu nhập chịu thuế tại Việt Nam là chưa hợp lý. Mức thu nhập bắt đầu

chịu thuế là 2 triệu đồng trên tháng đối với nông thôn là quá cao trong khi ở

thành thị lại là thấp. Do đó cần thay đổi cách tính thuế thu nhập thoe hướng

khuyến khích tiêu dùng tức là dựa trên mức thu nhập ròng sau khi trừ đi các

số thu nhập ròng sau khi trừ đi các khoản đã tiêu dùng sẽ cao và họ sẽ phải nộp

thuế thu nhập nhiều hơn. Ngoài ra cần giảm các khoản thuế gián thu nhằm giảm

giá bán thừa với sức mua quá thấp hiện nay.

5-/ Chính sách lưu thông tiền tệ.

Chính phủ nên dùng chính sách tiền tệ mở rộng để giảm lãi suất nhằm

khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, chấp nhận lạm phát trong khả năng kiểm soát

bằng cách bội chi ngân sách và chính sách tài trợ bằng vay nợ.

6-/ Ngoài các giải pháp trên một vấn đề cực kỳ quan trọng nữa cần khuyến

khích tiêu dùng hàng nội địa. Hiện nay tâm lý thích tiêu dùng hàng ngoại

ăn sâu trong các tầng lớp dân cư, kể cả các lãnh đạo cao cấp. Cần phải kêu gọi tinh thần yêu nước trong mọi từng lớp dân cư, phải phát động phong

trào "nhà nhà dùng hàng nội, người người dùng hàng nội" mà đi đầu là các

cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Đảng viên để làm gương cho quần

chúng nhân dân. Tất nhiên, từ phía các doanh nghiệp cần phải nâng cao

chất lượng sản phẩm nội địa, cải tiến mẫu mã mặt hàng và giá cả để có thể

LỜI KẾT

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng giảm phát ở Việt Nam nguyên nhân và kinh nghiệm từ một số nước potx (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)