Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 68 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 64)

a. Nợ TK 3134 – Thuế TNDN

3.4.2 Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp

Để phục vụ công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế, nhà nước chỉ nên tăng cường quản lý các doanh nghiệp thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô như: tài chính, tiền tệ tín dụng, thuế, gía cả… không cần can thiệp quá cứng nhắc vào công tác kế toán của doanh nghiệp bằng những qui định thống nhất về tên gọi, số hiệu và số lượng của các tài khoản cấp1, cấp 2 lẫn cấp 3 mà chỉ cần quy định thống nhất các tài khoản cấp 1 còn các tài khoản cấp 2, 3, … để cho các doanh nghiệp tự thiết kế xây dựng các tài khoản này. Đa phần các tài khoản cấp 2, 3… dùng để lập các báo cáo quản trị (như báo cáo chi tiết sản xuất, giá thành…) ở các công ty cổ phần, công ty liên doanh hay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc kiểm soát và ra quyết định kinh tế phù hợp của các nhà quản lý nên các thông tin của kế toán quản trị mang tính đa dạng và được xử lý ở nhiều cấp độ khác nhau. Việc mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp không những giúp cho các doanh nghiệp có thể chủ động được công tác kế toán của mình mà còn giúp cho các cơ quan chức năng không bị rơi vào các công việc sự vụ hay bị động chạy theo sự thay đổi của nền kinh tế, nhất là khi ngày càng xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp mới, đa lĩnh vực kinh doanh, đa hình thức sở hữu. Vì vậy, nhà nước nên mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc quy định thống nhất tài khoản cấp 1 còn các tài khoản từ cấp 2 trở đi nên để cho doanh nghiệp tự xây dựng (theo hướng dẫn của nhà nước) cho phù hợp với hình thức sở hữu, đặc điểm kinh doanh, quy trình công nghệ và trình độ quản lý cũng như công nghệ hoá thông tin của từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 68 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)