Trong Công ty AASC mỗi KTV và trợ lý kiểm toán được cấp cho một mã nhân viên và khi thực hiện bước công việc nào thì KTV hoặc trợ lý kiểm toán đó phải ghi mã nhân viên của mình vào giấy làm việc để KTV cấp cao
soát xét và dễ dàng biết được ai là người thực hiện công việc đó từ đó có thể kiểm soát chất lượng cũng như đánh giá năng lực của nhân viên.
Ngoài quy định về mã nhân viên, AASC còn xây dựng quy định về ký hiệu tham chiếu và những ký hiệu phổ biến trên giấy làm việc để thuận lợi cho việc soát xét giấy tờ làm việc. Các ký hiệu được sử dụng phổ biến trong AASC là:
o Ag : khớp với số liệu trên BCĐKT, BCKQKD năm kiểm toán
o Ly : khớp với số liệu trên BCTC năm trước
o : đã đối chiếu với chứng từ gốc hợp lệ
o : kiểm tra cộng dồn đúng
o : kiểm tra cộng ngang đúng
Tổ chức công tác kiểm toán gồm những bước công việc sau: - Xây dựng quy trình kiểm toán;
- Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
- Phân loại và tổ chức lưu giữ hồ sơ kiểm toán.
Cũng như các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, quy trình kiểm toán của AASC được xây dựng như sau: Khảo sát và đánh giá khách hàng - Ký hợp đồng kiểm toán - Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán - Kết thúc kiểm toán – Báo cáo kiểm toán.
Khảo sát và đánh giá khách hàng chỉ được thực hiện đối với khách hàng được kiểm toán năm đầu tiên. Trong thời gian khảo sát và đánh giá khách hàng, KTV tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách hàng, về ngành nghề hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các bên liêu quan, sau đó tìm hiểu về bộ máy kế toán cũng như bước đầu tìm hiểu về thông tin tài chính của khách hàng. Trong giai đoạn này, KTV cũng nắm bắt khái quát về các khoản đầu tư của khách hàng, các đối tượng được khách hàng đầu tư như công ty con hoặc công ty liên kết hoặc
chứng khoán của công ty nào được khách hàng sở hữu, từ đó có những nhận thức ban đầu về các khoản đầu tư này, về phạm vi kiểm toán các khoản đầu tư và đánh giá các khoản đầu tư này có thể kiểm toán được hay không.
Công việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng được thực hiện theo các mẫu tìm hiểu thông tin sau đây:
Bảng 1: GLV thu thập thông tin cơ bản về khách hàng
Tên giao dịch:
Loại hình doanh nghiệp:
Công ty Nhà nước Công ty TNHH
Doanh nghiệp tư nhân Công ty 100% vốn nước ngoài
Công ty liên doanh Khác :
Công ty cổ phần Ngày thành lâp:
Đăng ký kinh doanh và theo dõi thay đổi ngành nghề kinh doanh: Giấy đăng ký kinh doanh Nội dung hoạt động kinh
doanh đăng ký
Năm thực tế bắt đầu kinh doanh
Số Ngày - - - Bổ sung thêm: - - Giảm bớt hoạt động: - -
Chủ sở hữu (DS những chủ sở hữu chính hoặc cơ quan chủ quản với DNNN):
Tên Hình thức sở hữu Tỷ lệ sở hữu
Văn phòng:
Tel Fax Email
Trụ sở chính
Văn phòng đại diện/ Chi nhánh
Nhân sự chủ chốt
Tên Chức danh Số điện thoại
Các bên có liên quan:
Tên Mối quan hệ
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Dự báo thị trường và các yếu tố môi trường:
- Xu hướng của nền kinh tế nói chung/Điều kiện kinh tế Vùng và Khu vực: - Xu hướng quan trọng của ngành/ Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế
Các thông tin khác:
Trong quá trình lập kế hoạch, KTV tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá hệ thống này có hoạt động hiệu quả không, từ đó xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục. Nếu hệ thống KSNB hoạt động không hiệu quả, thì các khoản mục sẽ được xây dựng một kế hoạch kiểm toán cụ thể và chi tiết. Ví dụ đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, nếu không có những cuộc họp của HĐQT hoặc Ban lãnh đạo Công ty quyết định và phê duyệt về các khoản đầu tư này; hoặc không có biên bản họp ghi nhận lại những quyết định đầu tư này thì KTV phải lập một kế hoạch kiểm toán thật cụ thể và chi tiết để thu thập đủ bằng chứng xác minh về tính có thật, tính giá và tính trung thực cũng như tính phân loại và trình bày của các khoản đầu tư tài chính dài hạn này. Nếu trong quá trình phỏng vấn, KTV xác nhận được các khoản đầu tư này đã bàn trong cuộc họp hội đồng cổ đông hoặc cuộc họp của BGĐ thì KTV tiến hành thu thập lại các biên bản họp này đánh giá tính liêm chính của BGĐ, đó có thể là cơ sở để khoanh vùng rủi ro hoặc quyết định số lượng bằng chứng cần thu thập.
Dựa vào những kinh nghiệm tích luỹ được trong hơn mười năm kinh doanh dịch vụ kiểm toán, các KTV cấp cao của AASC đã thiết kế một chương trình kiểm toán đối với từng phần hành cụ thể và chương trình kiểm toán chung đó cho từng khoản mục cụ thể cho tất cả các khách hàng, và đối với từng khách hàng, từng loại hình doanh nghiệp hoặc đặc thù kinh doanh của khách hàng đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ linh hoạt trong việc thay đổi chương trình kiểm toán nếu thấy việc thay đổi là phù hợp và đem lại hiệu quả hơn trong công việc. Chương trình kiểm toán đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn được thiết kế như sau:
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có tồn tại, có thuộc về doanh nghiệp và được hạch toán chính xác (tính hiện hữu, tính chính xác, sở hữu)
- Các phương pháp tính giá trị phù hợp với các chuẩn mực kế toán là cơ sở để làm kiểm toán (cách trình bày, cách đánh giá)
- Các cổ tức, tiền lãi và các thu nhập khác cũng như các giá trị lời lãi được hạch toán (tính đầy đủ, tính chính xác)
Chương trình kiểm toán cụ thể với các thủ tục kiểm toán như sau:
Bảng 2: Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Thủ tục kiểm toán Tham
chiếu Người thực hiện Ngày thực hiên 1. Thủ tục phân tích
- Phân tích số dư các loại hình đầu tư, xem xét các thay đổi bất thường.
- Thu thập các khoản lãi đã nhận trong niên độ và so sánh chúng với kế hoạch và niên độ trước. Tiến hành kiểm tra tính hợp lý của các khoản tiền lãi thu về trong niên độ
2. Kiểm tra chi tiết
2.1. Thu thập số liệu chi tiết các khoản đầu tư tại thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ và sự biến động tăng giảm trong kỳ. Thực hiện đối chiếu với số liệu trên sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và BCTC. Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư năm trước đã được kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và phê duyệt.
hình thức đầu tư, thời hạn đầu tư, mệnh giá, lãi suất, phương thức phát hành, phương thức thanh toán …
2.3. Kiểm tra các giấy chứng nhận cổ phiếu, trái phiếu hoặc các khoản đầu tư khác mà doanh nghiệp có hoặc xác nhận số dư đó với bên thứ ba (nếu có thể).
2.4. Kiểm tra các khoản đầu tư tăng trong kỳ
- Đầu tư chứng khoản dài hạn: Đối chiếu thông tin trên sổ kế toán với các giấy chứng nhận cổ phần, trái phiếu, tín phiếu, chứng từ liên quan đến các khoản chi cho các khoản này …
- Đối với các khoản góp vốn liên kết, góp vốn liên doanh: thu thập các hợp đồng liên kết kinh tế, hợp đồng liên doanh, kiểm tra chứng từ liên quan đến việc góp vốn. Đối với vốn góp bằng hiện vật cần thu thập biên bản giao nhận tài sản góp vốn và biên bản đánh giá tài sản góp vốn.
- Đối với các khoản cho vay vốn với thời hạn cho vay trên 1 năm thì thu thập hợp đồng cung cấp tín dụng, biên bản giao nhận vốn cũng như kiểm tra mức lãi suất cho vay vốn.
- Kinh doanh bất động sản: thu thập chứng từ mua tài sản và giấy chứng nhận quyền sở hữu.
2.5. Kiểm tra các khoản đầu tư dài hạn giảm trong kỳ:
- Đối chiếu giá trị trên hợp đồng bán với các chứng từ nhận tiền, nhận tài sản.
thanh lý trong kỳ có giá trị đáng kể hoặc bất thường. - Tính toán lại thu nhập hoặc tổn thất từ việc thanh lý các khoản đầu tư và đối chiếu chúng với Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm tra bút toán hạch toán. 2.6. Kiểm tra việc phân chia các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư trong kỳ bằng cách thực hiện công việc sau:
- Đối chiếu thu nhập hoặc tổn thất được chia trong kỳ với BCTC của đơn vị nhận đầu tư và các tài liệu liên quan khác, với báo cáo kết quả kinh doanh, ghi chép kế toán của đơn vị.
- Tính toán các khoản lãi được hưởng từ các khoản đầu tư trong năm, đối chiếu với các khoản đã ghi nhận thu nhập để phát hiện ra các khoản tiền lãi chưa được ghi nhận.
2.7. Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản đầu tư trên BCTC. Chú ý các khoản đầu tư dài hạn thu hồi được chuyển sang các khoản đầu tư ngắn hạn. 2.8. Thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà đơn vị đầu tư vốn, doanh nghiệp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp vay vốn để đánh giá hiệu quả cũng như khả năng thu hồi của các khoản đầu tư.
2.9. Đánh giá sự cần thiết lập khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn:
- Thu thập bảng kê chi tiết các khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
- Đối với chứng khoán được mua bán trên các thị trường chứng khoán được công nhận: so sánh giá trị ghi sổ cuối kỳ với giá thị trường chứng khoán đó công bố vào thời điểm khoá sổ và tại thời điểm kiểm toán.
- Đối với các khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh: so sánh giá trị ghi sổ cuối kỳ với ghi nhận vốn liên doanh của liên doanh theo BCTC đã kiểm toán của liên doanh.
- Đối với các khoản đầu tư dài hạn khác: so sánh giá trị ghi sổ cuối kỳ với giá trị có thể thực hiện được (giá trị thực tế trên thị trường tại ngày khoá sổ kế toán hoặc tại thời điểm gần ngày thực hiện kiểm toán nhất).
- Tìm kiếm các khoản đầu tư cần lập dự phòng mà chưa ghi nhận. So sánh mức dự phòng đã lập và mức cần phải lập theo đánh giá của kiểm toán viên.
3. Kết luận
3.1. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý.
3.2. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện.
3.3. Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán.
Dựa vào chương trình kiểm toán chung cho khoản mục đầu tư dài hạn, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của KTV và tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp, KTV áp dụng chương trình kiểm toán này hay không trong quá trình thực hiện kiểm toán. Sau khi thực hiện xong chương trình kiểm toán, kiểm toán
viên mở một cuộc họp với khách hàng để thảo luận về các vấn đề cần trao đổi trong tổ chức bộ máy kế toán cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và thống nhất với khách hàng về những hạn chế còn tồn tại trong bộ máy kế toán của khách hàng cũng như những bút toán điều chỉnh. Sau khi thống nhất với khách hàng, KTV gửi phần công việc của mình (giấy tờ làm việc) lên cấp soát xét cao hơn để kiểm soát chất lượng kiểm toán. Người soát xét công việc của KTV thường là KTV cấp cao hơn và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. Nếu được sự đồng ý và phê duyệt của cấp trên, KTV mới tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán dựa trên công việc kiểm toán đã thực hiện đối với từng khoản mục. Sau đó mới gửi báo cáo kiểm toán cho khách hàng, chính thức kết thúc cuộc kiểm toán.
Việc tổ chức lưu hồ sơ kiểm toán của AASC được thực hiện khá khoa học, đảm bảo cho việc bảo quản hồ sơ kiểm toán, tránh thất lạc giấy tờ làm việc và tiện lợi cho người đọc hồ sơ kiểm toán cũng như người kiểm tra. Giấy tờ làm việc trong quá trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn được đánh tham chiếu là D và lưu vào hồ sơ kiểm toán năm. Những biên bản cuộc họp về khoản đầu tư hoặc hợp đồng góp vốn đầu tư mới được lưu vào hồ sơ chung của khách hàng đó với tham chiếu là B8. Với cách đánh tham chiếu đó, KTV thực hiện công việc kiểm toán cho kỳ sau có thể xem lại hồ sơ chung của khách hàng và nắm bắt được tổng quát về các khoản đầu tư dài hạn của khách hàng; xem tham chiếu D trong hồ sơ kiểm toán năm để biết được những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán trước, khoanh vùng rủi ro và rút kinh nghiệm cho kỳ kiểm toán hiện hành.