Tổ chức bộ máy của công ty còn tương đối nhỏ, số lượng công nhân viên ít nên khó

Một phần của tài liệu 112 Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các Công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 54 - 90)

viên ít nên khó có thể kiểm tra chéo giữa các phòng ban tong công ty nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.

1.1.10.Số lượng CPA của công ty còn ít do đó công ty gặp khó khăn trong trường hợp ký kết được nhiều hợp đồng kiểm toán trong mùa kiểm toán. Và số lượng CPA nhỏ sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của hoạt động kiểm toán và các dịch vụ khác mà công ty cung cấp.

1.1.11.Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên trách nhiệm của công ty đối với cuộc kiểm toán và các dịch vụ mà công ty cung cấp là hữu hạn

II.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại Công ty Hợp danh kiểm toán Việt nam - CPA VIETNAM

Quá trình hình thành và phát triển của CPA VIETNAM

Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam – CPA VIETNAM (Vietnam Auditing Partnership Company) là công ty hợp danh đầu tiên về kiểm toán

được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo nghị định 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ. CPA VIETNAM là công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng về kết quả cuộc kiểm toán.

Nhân sự: Trong năm đầu mới thành lập chỉ có bốn Kiểm toán viên có

Chứng chỉ hành nghề do Bộ tài chính cấp và quy mô chỉ dừng lại ở số lượng mười người. Bằng những chiến lược phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng hiện nay tổng số nhân viên trong Công ty lên trên 80 nhân viên. Trong đó có: 05 Thạc sĩ, 08 Kiểm toán viên có Chứng chỉ CPA

Việt nam, và toàn bộ nhân viên trong Công ty có trình độ Đại học trở lên.

Hiện nay, Công ty tiếp tục phát nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng các kế hoạch tổ chức thi Chứng chỉ kiểm toán viên.

Các dịch vụ do CPA VIETNAM cung cấp

CPA VIETNAM hoạt động trong các lĩnh vực sau: Dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, quản trị kinh doanh, tư vấn thuế.

Về dịch vụ kiểm toán, CPA VIETNAM cung cấp các dịch vụ: Kiểm

toán Báo cáo tài chính thường niên; kiểm toán hoạt động của các dự án; kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản; kiểm toán xác định vốn, giá trị doanh nghiệp; Hoạt động kiểm toán của công ty luôn tuân thủ chuẩn mực kiểm toán việt nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt nam.

Về dịch vụ kế toán, CPA VIETNAM cung cấp cho khách hàng các dịch

vụ kế toán chủ yếu sau: Tư vấn tổ chức và hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, mở sổ và ghi sổ kế toán, lập các Báo cáo tài chính định kỳ, xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán; trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và đồng thời đảm

bảo tính tuân thủ các quy định của nhà nước Việt nam hoặc các nguyên tắc kế toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam.

Về dịch vụ tư vấn và quản trị kinh doanh, CPA VIETNAM cung cấp các

dịch vụ tư vấn theo yêu cầu của khách hàng trên các phương diện có liên quan như: tư vấn soạn thảo phương án đầu tư; tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản; tư vấn tuân thủ các quy định pháp luật…..

Về dịch vụ tư vấn thuế, CPA VIETNAM cung cấp các dịch vụ sau:

đăng ký, tính toán và kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế; rà soát đánh giá việc vận dụng các chính sách thuế hiện hành tại Việt nam.

Trong trường hợp cần thiết, Công ty có thể hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp Quốc tế hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả phục vụ khách hàng. Phương thức hoạt động này đã tăng thêm sự tin cậy và hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ mà Công ty cung cấp.

Mô hình tổ chức bộ máy của CPA VIETNAM

Tổ chức bộ máy của Công ty theo nguyên tắc “tập trung dân chủ, tập

thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Bộ máy được tổ chức chặt chẽ, thống nhất

và được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy Công ty Hợp danh kiểm toán Việt nam

Phó giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốcPhó giám đốc Phó giám đốcPhó giám đốc Phó giám đốcPhó giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên

Giámđốc

Giámđốc Ban Kiểm soátBan Kiểm soát Hội đồng khoa học

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Hội đồng thành viên hợp danh: Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về

toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hội đồng thành viên hợp danh có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh từ việc đề ra chiến lược, phương hướng phát triển của công ty đến việc quyết định loại hình hoạt động doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp.

Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm một Giám đốc và bốn Phó giám đốc,

Mỗi Phó Giám đốc phụ trách các mảng riêng biệt: Kiểm toán Đầu tư xây dựng cơ bản, nghiệp vụ kiểm toán, nghiệp vụ kiểm toán và kiêm luôn hành chính và chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ của Giám đốc

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ trợ giúp Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ trợ giúp

- Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của toàn Công ty đảm bảo sự trường tồn và phát triển Công ty một cách toàn diện.

- Phát triển các hoạt động dịch vụ: kế toán, kiểm toán; kiểm soát chất lượng tránh mọi rủi ro nghề nghiệp.

- Duy trì và mở rộng mạng lưới khách hàng, quan hệ đối ngoại, hợp tác, liên doanh trong, ngoài nước.

- Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Công ty.

- Trực tiếp phụ trách về tổ chức, tài chính, đối ngoại; phụ trách các Chi nhánh, Văn phòng đại diện; kiêm Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển nhân viên mới.

Nhiệm vụ của Phó Giám đốc

- Xây dựng và phát triển các quy trình nghiệp vụ chuyên môn của

Công ty. Chăm sóc và phát triển khách hàng

- Phụ trách một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công của Tổng

Giám đốc, Hội đồng thành viên;

- Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số Phòng và một số hợp đồng lớn.

- Các nhiệm vụ khác do Hội đồng thành viên giao.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên hợp danh thành

lập để kiểm soát tất cả các hoạt động của Ban giám đốc, các phòng ban, kể cả của Hội đồng thành viên.

Phòng Hành chính - Tổng hợp: Gồm bộ phận kế toán, bộ phận hành

chính, lái xe, lễ tân, bảo vệ. Có chức năng là thực hiện việc quản lý nhân sự và hồ sơ cá nhân của các nhân viên đồng thời giải quyết các công việc hành chính.

Các Phòng nghiệp vụ từ số 1 đến 6: Có chức năng và nhiệm vụ là thực

hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính và các dịch vụ như dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế.

Bộ phận kiểm toán Đầu tư – Xây dựng cơ bản: Thực hiện kiểm toán

Ban Quản lý dự án phát hiện những thiếu sót trong quản lý và ngăn chặn những thất thoát trong quá trình đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi nhánh Kiểm toán tại TP Hồ Chí Minh: Có chức năng cung cấp tất

cả các loại hình dịch vụ kiểm toán mà Công ty đã đăng ký với cơ quan chức năng và nó chịu sự giám sát của Ban lãnh đạo nơi có trụ sở chính.

Hệ thống kiểm soát chất lượng trong Công ty CPA VIETNAM

Công ty xác định được kiểm soát chất lượng là công việc rất quan trọng và phải quán triệt đến mọi thành viên trong công ty trong quá trình thực hiện bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán phải được thực hiện ở mọi khâu của cuộc kiểm toán.

Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cũng như các hoạt động khác được Ban giám đốc CPA VIETNAM trực tiếp thiết kế thành những thủ tục, chính sách áp dụng đối với toàn bộ cuộc kiểm toán. Ban kiểm soát là đơn vị trực tiếp thực hiện các công tác này, nhiệm vụ của ban kiểm soát:

- Quản lý chất lượng toàn diện mọi mảng hoạt động kiểm toán

- Soát xét báo cáo kiểm toán, File kiểm toán, đánh giá rủi ro; đánh giá

chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Kiểm tra đột xuất chất lượng các cuộc kiểm toán vả các File khách hàng.

- Kiểm tra chất lượng mọi hoạt động nghiệp vụ kiểm toán trong Công

ty, kiểm tra bộ phận phụ trách và báo cáo với Tổng Giám đốc các tồn tại cũng như khả năng rủi ro để phòng tránh kịp thời.

- Soát xét chi tiết kế hoạch kiểm toán, File làm việc để đảm bảo rằng

File đã được hoàn thành trước khi trình Giám đốc và trước khi tới khách hàng.

- Quản lý và giám sát việc tuân thủ các quy định về nghề nghiệp của

Bộ Tài chính đối với Kiểm toán viên và Trợ lý kiểm toán viên hành nghề kiểm toán

- Trợ giúp Trưởng ban soát xét file kiểm toán, báo cáo kiẻm toán, thư quản lý và các giấy tờ làm việc của nhân viên theo sự phân công của Trưởng ban.

- Thực hiện việc kiểm soát xét các giấy tờ làm việc và các phần hành

được thực hiện bởi các nhân viên trong Công ty. Đảm bảo rằng các giấy tờ làm việc và file kiểm toán / quá trình kiểm toán được hoàn thành trước khi chuyển cho Manager soát xét.

- Đảm bảo các file kiểm toán và các vấn đề còn tồn tại trong file đã

được giải thích một cách đúng đắn, file đã được hoàn thiện và lưu trữ theo đúng thủ tục lưư trữ của Công ty .

- Đảm bảo các báo cáo hợp nhất và các file soát xét theo yêu cầu của

Công ty /Tập đoàn của khách hàng được soát xét một cách kỹ lưỡng trươc khi chuyển cho Manager / Ban Giám đốc soát xét.

- Quản lý việc đánh máy / sửu chữa Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý

theo yêu cầu của Trưởng nhóm kiểm toán / Chủ nhiêm kiểm toán

- Trợ giúp Trưởng ban và Phó ban hoàn thiện file kiểm toán và đảm

bảo rằng các review note của Kiểm toán viên chính và Chủ nhiệm kiểm toán một cách hợp lý và đúng thời hạn.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty CPA VIETNAM

Ưu điểm:

Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam là một công ty hợp danh thành viên trở lên nên trách nhiệm của công ty đối với cuộc kiểm toán và các dịch vụ mà công ty cung cấp là vô hạn tạo được niềm tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty cung cấp.

Tổ chức bộ máy của công ty có bộ phận ban kiểm soát nhằm kiểm tra giám sát các hoạt động của công ty. Ban kiểm soát hoạt động hiệu quả sẽ nâng cao được chất lượng cung cấp dịch vụ trong công ty. Hệ thống kiểm soát chất

lượng dịch vụ của công ty cũng khá chặt chẽ với sự tham gia của các thành viên ban giám đốc và các thành viên ban kiểm soát, tạo lòng tin cho khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng khoa học gồm những cố vấn có kinh nghiệm trong ngành sẽ tư vấn cho công ty trong việc nâng cao chất lượng nhân sự và chất lượng cung cấp các dịch vụ.

Bộ phận kiểm toán Đầu tư – Xây dựng cơ bản được bố trí riêng và có một phó giám đốc phụ trách nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Vì kiểm toán Đầu tư – Xây dựng cơ bản có nhiều vấn đề liên quan đến chuyên môn, đặc thù ngành nghề cần có sự quan tâm và chuyên môn hóa.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm của mình thì tổ chức bộ máy của công ty còn có một số nhược điểm như các phòng nghiệp vụ 1-6 cung cấp đồng thời cả dịch vụ kiểm toán và tư vấn, tính chuyên môn hóa chưa cao, có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Số lượng CPA của công ty còn khiên tốn sẽ có anh hưởng nhất định tới chất lượng cung cấp dịch vụ của công ty.

II.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển của KPMG Việt Nam

KPMG là một trong số 4 công ty hàng đầu thế giới cung cấp các dịch vụ chuyên môn, với mục tiêu là biến thông tin, kiến thức về các ngành và các xu hướng kinh doanh thành giá trị. Ngày nay công ty hoạt động với quy mô toàn cầu với số lượng phần hùn (Parter) khổng lồ lên tới hơn 6.800 người trên toàn thế giới, hơn 136.500 chuyên gia (Professionals), hệ thống các công ty thành viên của KPMG cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, thuế và luật pháp, tư vấn tài chính và các dịch vụ tư vấn khác cho hơn 760

thành phố tại 155 quốc gia (theo số liệu báo cáo thường niên của KPMG International năm 2007).

KPMG Việt Nam là một thành viên của KPMG toàn cầu và cũng là một trong những Công ty Kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ tư vấn liên quan tại Việt Nam hơn 10 năm qua.

Về nhân sự, hiện nay KPMG Việt Nam có một đội ngũ khoảng 250 nhân viên, trong đó có gần 20 nhân viên là người nước ngoài, những chuyên gia đến từ nhiều nước khác nhau với những kinh nghiệm và chuẩn mực mang tính toàn cầu của KPMG, đảm bảo để KPMG có khả năng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Các loại hình dịch vụ chủ yếu của KPMG

KPMG nói chung và KPMG Việt Nam nói riêng cung cấp các dịch vụ rất đa dạng bao gồm dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn thuế và luật pháp, trong đó dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuế là thế mạnh trên thị trường Việt Nam.

Dịch vụ kiểm toán:

KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính (Financial Audit), rà soát các báo cáo kế toán (Review of financial statement), kiểm toán tuân thủ (Statutory Audit), Các dịch vụ khác liên quan (Related audit services) như kiểm toán các chương trình dự án, kiểm toán các báo cáo quyết toán hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá, kiểm toán xác định vốn góp liên doanh, kiểm toán các báo cáo tài chính hợp nhất của liên đoàn…

Dịch vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp

Các dịch vụ tư vấn của KPMG Việt Nam bao gồm tư vấn tài chính (Financial Advisory Services gọi tắt là RAS) và tư vấn về rủi ro (Risk Advisory Services gọi tắt là RAS) nhằm giúp các nhà đầu tư giải quyết các

khó khăn trong kinh doanh của mình tại Việt Nam. Mục tiêu của KPMG trong lĩnh vực này là cùng hợp tác với các nhà đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ bằng cách đưa ra những kiến nghị để đổi mới hoặc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, phát triển các quy trình và các tài liệu đào tạo chuyên môn hoá, nâng cao năng lực hoạt động và năng lực quản lý của các nhân viên, phù hợp với chuẩn mực chung trên thế giới, đề ra các giải pháp thực tế cho vấn đề về kinh doanh và kiểm soát. Phương pháp tiếp cận của KPMG cho phép cung cấp các giải pháp từ việc hình thành chiến lược thông qua chuyển đổi kinh doanh đến hệ thống thực hiện và ích lợi trong việc kiểm soát, chú trọng đến tất cả các yếu tố của thay đổi trong tổ chức. KPMG cung cấp cho các nhà đầu tư các kinh nghiệm tại Việt Nam trong việc phát triển

Một phần của tài liệu 112 Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các Công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 54 - 90)