CHƯƠNG 3: BỘ NHỚ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu trúc máy tính docx (Trang 61)

b. Tương lai của công nghệ SO

CHƯƠNG 3: BỘ NHỚ

bus mở rộng chuẩn. Thông qua bus cục bộ trên board mạch chính, nó có thể để điều khiển tối đa 3 thiết bị ngoại vi. Khe cắm VL có 116 tiếp điểm. Bus VL chạy với xung clock bên ngoài CPU, như vậy trong các máy DX2 thì tần số này chỉ bằng một nửa clock CPU. Về mặt logic, mỗi một thiết bị có thể ở một trong hai vị trí: LMB (Local bus master) hoặc LBT (Local bus target). Bộ phận điều khiển bus cục bộ LBC (local bus controller) trên main board sẽ quyết định thiết bị nào sẽ trở thành LMB , tức là được nắm quyền điều khiển bus và cho phép nhường quyền đó cho thiết bị có quyền ưu tiên cao hơn. Thường có 3 cấp ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: DMA/làm tươi, CPU/đơn vị làm chủ bus (bus master) và các đơn vị làm chủ bus khác. Thiết bị nào ở vị trí LBT thì không có khả năng làm các việc liên quan đến chuyển tải dữ liệu.

Bus VL chỉ làm việc với 32 bits, trong tương lai sẽ được mở rộng đến 64 bits.

CHƯƠNG 3:BỘ NHỚ BỘ NHỚ

§ 3.1. Các đặc trưng của bộ nhớ.

Memory: Memory đơn giản là một thiết bị nhớ nó có thể ghi và chứa thông tin. ROM, RAM, Cache, Hard disk, Floppy disk, CD.... đều có thể gọi là memory cả (vì nó vẫn lưu thông tin). Dù là loại memory nào ta cũng có các thông số sau đây:

Khái niệm RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, mất dữ liệu trong RAM khi mất điện. DRAM hay SDRAM là khái niệm mở rộng hơn (Synchronous Dynamic Random Access Memory - RAM đồng bộ). SDRAM là tên gọi chung của một dòng bộ nhớ máy tính, nó được phân ra SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate). Do đó nếu gọi một cách chính xác, chúng ta sẽ có hai loại RAM chính là SDR SDRAM và DDR SDRAM. Cấu trúc của hai loại RAM này tương đối giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu trúc máy tính docx (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w