Theo hợp đồng kiểm toán đã ký kết với khách hàng, AASC đưa ra báo cáo kiểm toán theo thời gian đã thoả thuận. Trong báo cáo kiểm toán thường có các tài liệu như sau: Báo cáo của ban giám đốc, báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thuyết minh báo cáo kiểm toán, thư quản lý.
Báo cáo kiểm toán phát hành là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán.
2.4 Một số đánh giá về kiểm toán doanh thu tại Công ty
Với kinh nghiệm được đúc kết qua hơn 17 năm hoạt động, và đội ngũ nhân viên, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, AASC đã xây dựng được quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán doanh thu nói riêng, phù hợp với các chế độ và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán của Việt Nam và của quốc tế, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Việc kiểm toán doanh thu do AASC thực hiện tuy vẫn tuân theo quy trình kiểm toán chung, nhưng được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng loại khách hàng khác nhau và với từng điều kiện cụ thể, do đó, luôn đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Sau khi lưu trữ các hồ sơ kiểm toán, các nhân viên kiểm toán còn có buổi họp đánh giá giữa các thành viên trong đoàn, để rút ra những tồn tại, thành công trong quá trình kiểm toán BCTC. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán, và đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp cho khách hàng.
Các tài liệu làm việc của KTV thì được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán, và trên đĩa từ, trong máy vi tính. Các tài liệu đó được lưu trữ theo từng khách hàng cụ thể, theo từng hợp đồng kiểm toán và theo thời gian. Hồ sơ kiểm toán của AASC được lập, và lưu trữ theo hai loại là: hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm.
Trong từng hồ so kiểm toán, AASC quy định đánh tham chiếu cho từng phần hành kiểm toán. Đây là cách quản lý giấy tờ khoa học, rõ ràng, giúp cho KTV nâng cao hiệu quả kiểm toán, đồng thời, tiết kiệm được thời gian trong và sau cuộc kiểm toán. Đối với phần doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được đánh tham chiếu là R, doanh thu hoạt động tài chính là T.
Việc tổ chức phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, cũng là một yếu tố góp phần dẫn tới thành công của Công ty. Thông thường, nhóm kiểm toán của AASC bao gồm trưởng nhóm kiểm toán, và các trợ lý kiểm toán viên. Nếu trường hợp AASC thực hiện kiểm toán cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, có những vấn đề chuyên môn mà KTV không am hiểu sâu sắc, do đó, nhóm KTV còn có cả chuyên gia về lĩnh vực đó. Mỗi thành viên đảm nhận một phần việc riêng, nhưng giữa họ luôn có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này có tác dụng phát huy được đầy đủ năng lực, tính độc lập của mỗi người, mặt khác, còn có tác dụng lớn trong việc đưa ra ý kiến chung nhất với tính phán quyết nghề nghiệp cao.
Nhóm kiểm toán thường bao gồm những KTV đã tham gia kiểm toán tại khách hàng trong các năm trước đó giúp cho công việc kiểm toán trở nên hiệu quả hơn, vì các KTV đã có những kinh nghiệm và hiểu biết về đơn vị khách hàng nên sẽ rút ngắn được nhiều khâu trong quá trình kiểm toán. Tuy nhiên, cách lựa chọn như vậy sẽ có một hạn chế, đó là, nếu một KTV kiểm toán một khách hàng trong nhiều năm có thể sẽ gây ra thái độ chủ quan của KTV khi
kiểm toán, do đó dễ dẫn đến việc bỏ sót các sai phạm, và có thể dẫn tới việc quan hệ lâu dài giữa khách hàng và KTV, làm giảm tính độc lập của KTV.
Đối với kiểm toán doanh thu, qua nghiên cứu quy trình kiểm toán tại hai đơn vị, là Công ty ABC và Công ty XYZ, em xin đưa ra một số đánh giá sau:
Thứ nhất: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Giai đoạn này được AASC thực hiện chi tiết, hợp lý, và quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro.
KTV thường thực hiện bước công việc là tiếp cận, đánh giá khách hàng, và ký kết hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch chiến lược, kế hạch tổng thể, thiết kế chương trình kiểm toán, dự kiến thời gian làm việc. Việc tiếp cận khách hàng được bắt đầu bằng việc gửi thư chào hàng tới khách hàng, được Công ty thực hiện linh hoạt tuỳ thuộc vào mối quan hệ của Công ty với từng khách hàng cũng như quy mô, đặc điểm khách hàng. Thực tế, việc tiếp cận khách hàng được AASC thực hiện nhanh chóng, là cơ sở cho việc quyết định chấp nhận kiểm toán, và ký kết hợp đồng kiểm toán chính xác, thích hợp với những điều khoản cụ thể. Thủ tục ký kết hợp đồng kiểm toán được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế, và phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 210 - Hợp đồng kiểm toán.
Khi tiến hành lập kế hoạch tổng thể, tính thận trọng nghề nghiệp buộc KTV phải thực hiện đầy đủ các buớc công việc, làm cơ sở để thiết lập chương trình kiểm toán cụ thể. Do đó, khi tìm hiểu và thu thập các thông tin chi tiết về khách hàng, ngoài thông tin do khách hàng cung cấp, và được cập nhật từ hồ sơ kiểm toán năm trước, KTV còn thu thập thêm thông tin bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng như việc tiếp xúc với nhân viên khách hàng, phỏng vấn trực tiếp người có liên quan... Như vậy AASC luôn tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 310 - Hiểu biết về kinh doanh: “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh
nhằm đánh giá, và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của khách hàng là một việc rất quan trọng, và luôn được KTV của AASC thực hiện ở mức độ thích hợp, giúp cho KTV lập kế hoạch kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán một cách hợp lý đối với từng cuộc kiểm toán.
Trong chương trình kiểm toán BCTC của Công ty có các chương trình kiểm toán đuợc thiết kế sẵn đối với từng khoản mục. Trong đó, nêu rõ các công việc, thủ tục kiểm toán cụ thể cần thực hiện, từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến giai đoạn kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, chương trình kiểm toán này không phải được áp dụng một cách máy móc, và giống nhau đối với mọi cuộc kiểm toán, mà tuỳ thuộc vào từng khách hàng cụ thể, KTV sẽ đánh giá tình hình cụ thể của khách hàng để quyết định loại bỏ một số thủ tục kiểm toán không cần thiết hoặc thêm vào các thủ tục thay thế, từ đó có thể giảm được thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán.
Thứ hai: Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Việc thực hiện kiểm toán phụ thuộc vào quá trình lập kế hoạch kiểm toán, trong đó, đã xác định mức độ trọng yếu và mức độ rủi ro đối với từng phần hành cụ thể. Sự kết hợp chặt chẽ giữa ba bước công việc chính trong giai đoạn này là thực hiện thủ tục kiểm soát, thực hiện thủ tục phân tích, và thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là điều kiện quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong kiểm toán doanh thu.
Việc thực hiện thủ tục kiểm soát là công việc đầu tiên không thể thiếu được trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nếu thủ tục kiểm soát được thực hiện và đưa ra kết luận tốt về hệ thống KSNB của khách hàng thì thủ tục kiểm tra chi tiết ở bước sau sẽ được giảm bớt. Tuy nhiên, tại AASC, mới chỉ sử dụng bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng. Nếu như hệ
thống KSNB của khách hàng như Công ty XYZ thì việc chỉ dùng bảng câu hỏi để đánh giá cũng đem lại hiệu quả, và tính chính xác cao hơn. Nhưng đối với hệ thống KSNB khá phức tạp như truờng hợp Công ty ABC thì chỉ dùng bảng câu hỏi để đánh giá sẽ không mang lại độ chính xác cao nhất về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của đơn vị.
Đối với việc thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán doanh thu cũng luôn được AASC thực hiện, nhằm xác định những biến động, sai lệch và tính hợp lý của thông tin được trình bày trên BCTC. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa được chú trọng, và KTV mới chỉ phân tích các tỷ suất tài chính trong cùng một năm tài chính, ít khi so sánh giữa các năm với nhau và không liên hệ với chỉ tiêu bình quân của ngành. Như đối với Công ty XYZ, do đây là khách hàng năm đầu tiên kiểm toán nên KTV đã chú ý tới việc so sánh tỷ suất lợi nhuận của năm nay so với năm trước. Tuy nhiên, với Công ty ABC là khách hàng thường xuyên, nên KTV đã bỏ qua việc so sánh này. Và trong cả hai trường hợp, KTV đều không liên hệ với các chỉ tiêu bình quân của ngành, để từ đó thấy được điểm khác biệt, không bình thường.
Sau khi đã thực hiện thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích đối với kiểm toán doanh thu, KTV sẽ thực hiện tiếp thử tục kiểm tra chi tiết. Cho dù hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá là có hiệu lực, dù việc thực hiện thủ tục phân tích cho phép KTV đưa ra kết luận ban đầu về tính hợp lý của các thông tin liên quan đến doanh thu nhưng thủ tục kiểm tra chi tiết vẫn đuợc thực hiện. Thực tế việc kiểm toán tại hai khách hàng cho thấy, quá trình kiểm tra chi tiết đối với doanh thu đuợc KTV tiến hành đầy đủ và phù hợp với từng khách hàng. AASC đã đưa ra các kiểm tra chi tiết thích ứng, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, với chi phí bỏ ra ở mức hợp lý nhất. Đối với Công ty XYZ do nghiệp vụ doanh thu phát sinh ít, nên KTV đã tiến hành kiểm tra toàn bộ. Còn với Công ty ABC do nghiệp vụ nhiều, nên AASC chỉ chọn mẫu để
kiểm tra. Tuy nhiên, việc chọn mẫu này không mang tính ngẫu nhiên, mà do cảm tính của KTV. KTV đã chọn những nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn, hoặc theo xét đoán của KTV sẽ có khả năng xảy ra sai phạm nhiều nhất. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mẫu được chọn không mang tính đại diện cho tổng thể, có thể bỏ sót các sai phạm mang tính trọng yếu.
Thứ ba: Giai đoạn kết thúc kiểm toán: AASC tiến hành soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các sự kiện đó tới kết quả cuộc kiểm toán.
Sau đó, AASC sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến của KTV về tính trung thực và hợp lý của các thông tin được trình bày trên BCTC, và gửi thư quản lý tới đơn vị khách hàng, trong đó, đưa ra các kiến nghị với khách hàng về công tác hạch toán kế toán tại đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng.
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
3.1 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu tại Công ty Thứ nhất: Đối với việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng:
Hoạt động kiểm toán tiến hành dựa trên cơ sở chọn mẫu, nên KTV không thể phát hiện được hết các sai phạm xảy ra, do đó, KTV phải đảm bảo tính trung thực của BCTC trên khía cạnh trọng yếu.
Bên cạnh đó, để tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có thể sử dụng một trong ba phương pháp, hoặc sử dụng kết hợp cả ba phương pháp tuỳ theo đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và phạm vi tiến hành kiểm toán là vẽ lưu đồ, lập bảng câu hỏi về KSNB và lập bảng tường thuật về KSNB. Trong ba phương pháp trên, phương pháp vẽ lưu đồ được đánh giá cao hơn vì theo dõi một lưu đồ thường dễ dàng hơn việc đọc một bảng tường thuật và bảng câu hỏi, lưu đồ về hệ thống KSNB giúp cho KTV nhận xét chính xác hơn về thủ tục kiểm soát mà đơn vị áp dụng, và dễ dàng chỉ ra thủ tục kiểm soát cần bổ sung (Lưu đồ là sự trình bày toàn bộ quá trình kiểm soát áp dụng cũng như mô tả chứng từ, tài liệu kế toán cùng quá trình vận động, và luân chuyển chúng bằng ký hiệu và biểu đồ).
Thực trạng tại AASC, việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng mới chỉ dừng lại ở áp dụng bảng câu hỏi cho tất cả các khách hàng, do đó, tiết kiệm được thời gian và dễ thực hiện nhưng chất lượng đánh giá không cao, và không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả khách hàng. Bên cạnh đó, việc sử dựng lưu đồ để mô tả hệ thống KSNB của khách hàng vẫn chưa được các KTV lưu tâm.
Để giải quyết vấn đề trên, cần hoàn thiện bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB, và bên cạnh việc sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật để mô tả hệ thống KSNB của khách hàng, tuỳ theo từng trường hợp, KTV cũng nên sử dụng thêm cả phương pháp mô tả bằng lưu đồ. Cụ thể:
Trong trường hợp hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng đơn giản, KTV có thể chỉ sử dụng bảng tuờng thuật để mô tả và cần chú ý đến bố cục và cách hành văn cho dễ hiểu;
Trong trường hợp hệ thống KSNB của khách hàng phức tạp hơn thì KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB khi tiếp xúc, phỏng vấn ban giám đốc, nhân viên, hay người có liên quan;
Trong trường hợp hệ thống KSNB của khách hàng là phức tạp, và không bị sức ép quá lớn về mặt thời gian và chi phí, KTV nên sử dụng cách mô tả hệ thống KSNB bằng vẽ lưu đồ.
Ngoài việc sử dụng bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB chung cho tất cả khách hàng, Công ty nên áp dụng hệ thống luu đồ để tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Các lưu đồ sẽ cung cấp cho KTV bản tóm tắt bằng sơ đồ những tài liệu, và sự luân chuyển dữ liệu để giúp KTV nhận diện tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị khách hàng.
Để có thể sử dụng phuơng pháp vẽ lưu đồ, KTV cần thực hiện các công việc cụ thể sau:
Chuẩn hoá ký hiệu trong quá trình vẽ lưu đồ, đảm bảo thuận lợi cho người đọc lưu đồ có thể nhận biết ngay hệ thống KSNB của khách hàng;
AASC nên xây dựng một mô hình lưu đồ chuẩn, gồm các yếu tố tối thiểu phải có đối với một hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng cho khâu bán hàng và thu tiền. Trên cơ sở đó, các KTV khi tiến hành hoạt động kiểm toán cho từng khách hàng cụ thể, tùy thuộc vào tình hình thực tế tại khách hàng mà điều chỉnh mô hình chuẩn này cho phù hợp. Qua việc điều chỉnh
này, KTV có thể so sánh hệ thống KSNB của khách hàng với mô hình chuẩn để thấy được những điểm mạnh, và điểm yếu của hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng.
KTV cần tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng để đạt được sự hiểu biết sâu sắc, sau đó, có thể mô tả chính xác thủ tục kiểm soát và chứng từ liên quan được áp dụng tại khách hàng.