Hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu 41 Kiểm toán các ước tính Kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ do Công ty Kiểm toán Việt Nam... (Trang 32 - 35)

III. quy trình kiểm toán các ớc tính kế toán trong đơn vị kinh doanh bảo hiểm

3. Hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn thành việc kiểm toán tại các bộ phận riêng lẻ, kiểm toán viên chuẩn bị lập Báo cáo kiểm toán các Báo cáo tài chính. Nhng trớc đó kiểm toán viên cần tổng hợp các kết quả thu thập đợc và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát. Đây chính là công việc chuẩn bị hoàn thành kiểm toán bao gồm:

+ Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến: các kiểm toán viên cần đánh giá tầm quan trọng của các khoản công nợ ngoài dự kiến và nội dung cần thiết công bố trên Báo cáo tài chính. Nếu khả năng xảy ra của các khoản này đã rõ và có thể ớc tính gần đúng số tiền thiệt hại thì nó cần đợc ghi nhận vào sổ sách kế toán nh một khoản công nợ thực sự. Nếu khả năng xảy ra của các khoản công nợ này là hiếm, hoặc không trọng yếu thì việc công bố trên thuyết minh Báo cáo tài chính là không cần thiết.

+ Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ: theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540- Kiểm toán các ớc tính kế toán thì các nghiệp vụ và sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhng trớc ngày lập báo cáo kiểm toán có thể cung cấp các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến việc lập các ớc tính kế toán của đơn vị đợc kiểm toán. Việc kiểm toán viên soát xét các nghiệp vụ và sự kiện trên có thể giúp họ giảm bớt hoặc thậm chí không phải thực hiện việc soát xét và kiểm tra quá trình lập ớc tính kế toán của đơn vị hoặc sử dụng một ớc tính độc lập để đánh giá tính hợp lý của các ớc tính kế toán.

+ Xem xét về giả định hoạt động liên tục: do tầm quan trọng của vấn đề nên Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570- Hoạt động liên tục có nêu rõ là khi kiểm toán, nhất là khi đánh giá kết quả công việc, kiểm toán viên cần đề phòng khả năng giả định này- cơ sở cho việc lập các Báo cáo tài chính, có thể không đợc thực hiện. Khi khả năng này có thể xảy ra thì kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm thu thập bằng chứng chứng minh hoặc giải quyết triệt để mọi nghi vấn nhằm giúp kiểm toán viên có thể bảo đảm rằng giả định này sẽ không bị vi phạm trong thời hạn là 12 tháng tính từ ngày ký Báo cáo tài chính.

+ Đánh giá kết quả: trớc khi lập Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập đợc. Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu đợc và cân nhắc các cơ sở để đa ra ý kiến về Báo cáo tài chính.

Sau khi đã tổng hợp sai sót phát hiện đợc, đánh giá kết quả, kiểm toán viên phải lập báo cáo tổng hợp phần hành. Thông thờng, việc kiểm toán các ớc tính kế toán cha thể đa ra ý kiến về Báo cáo tài chính đợc mà phải kết hợp với việc kiểm toán các phần hành khác để tổng hợp ý kiến về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Từ đó kiểm toán viên lập Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán và đợc lập theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700- Báo cáo kiểm toán.

Ngoài ra, kiểm toán viên có thể đa ra ý kiến t vấn cho khách hàng thông qua Th quản lý. Kiến nghị trong Th quản lý có thể về yếu điểm của Hệ thống kiểm soát nội bộ, những yếu kém trong áp dụng và cập nhật chế độ tài chính kế toán hiện hành, chế độ quản lý tài sản..

Công việc cuối cùng của cuộc kiểm toán là công bố Báo cáo tài chính đã đợc kiểm toán tuân thủ theo đúng điều khoản của hợp đồng đã ký và tiến hành hoàn thành các thủ tục còn lại để hoàn tất cuộc kiểm toán.

Chơng II

Thực trạng kiểm toán các ớc tính kế toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại các đơn vị kinh

doanh bảo hiểm phi nhân thọ do Công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện

Một phần của tài liệu 41 Kiểm toán các ước tính Kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ do Công ty Kiểm toán Việt Nam... (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w