Nguyên vật liệu của công ty xuất dùng chủ yếu phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng của kế toán tổng hợp vật tư là phản ánh kịp thời, tính toán và phân bổ chính xác cho từng đối tượng sử dụng vật tư.
Trong tháng, nhà máy có các trường hợp giảm nguyên vật liệu chủ yếu như sau:
+ Giảm vật tư do xuất vật tư để trực tiếp sản xuất sản phẩm (1) + Giảm vật tư để phục vụ dùng cho phân xưởng (2)
+ Giảm vật tư để phục vụ cho quản lý doanh nghiệp (3) + Giảm vật tư do xuất nhượng (4)
+ Giảm vật tư để phục vụ sủa chữa lớn TSCĐ – XDCB (5) + Giảm vật tư để thực hiện lao vụ dịch vụ (6)
Trình tự hạch toán quá trình xuất vật tư được thể hiện dưới sơ đồ chữ T sau
VD:
+ Ngày 09/03/2007: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0147 xuất Thép tròn Inox x F20 sang XNLM I để trực tiếp sản xuất sản phẩm thì kế toán định khoản Nợ TK621 (6211): 2.706.651,2 Có TK152 (1521): 2.706.651,2 (1), (2) (4) (5), (6) TK621, 627 (chi tiết ) TK152 (chi tiết) TK 632 TK 642 (3) 45
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật tư, kế toán tổng hợp lập nên “bảng phân bổ vật liệu”.
CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VIỆT NAM
---
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 3 năm 2007 STT Ghi Có TK TK 152 TK153 TK1521 TK1522 1 TK 621 4.110.219.824 2.021.594.720 2 TK 627 + 6272 + 6273 70.236.896 102.104.280 516.917.902 3 TK 157 30.284.666 22.491.456 4 TK 632 487.112.858 213.530.544 Tổng cộng 4.697.854.224 2.359.721.000 516.917.092
Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên, vật liệu trong tháng cho các bộ phận sản xuất, tiến hành định khoản như sau:
Kế toán báo cáo
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 3 năm 2007
+ Xuất nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất: Nợ TK 621: 4.110.219.824 Nợ TK 627: 70.236.896 Nợ TK 157: 30.284.666 Nợ TK 632: 487.112.858 Có TK 152(1521): 4.697.854.224 + Xuất nguyên vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất và quản lý
Nợ TK 621 (chi tiết): 2.021.594.720 Nợ TK 627 (chi tiết): 102.104.280 Nợ TK 157 : 22.491.456
Nợ TK 632: 213.530.544
CóTK152(1522) 2.359.721.000
Căn cứ vào sổ nhật ký chung hàng ngày với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì đồng thời kế toán tiến hành vào sổ cái TK 152. Căn cứ vào sổ nhật ký chung được lập ở trên kế toán tiến hành trích lập sổ cái TK152 của tháng 3/2007 như sau:
SỔ CÁI
Tháng 3 năm 2007
Tên tài khoản: Nguyên, vật liệu Số hiệu: 152
Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC Số hiệu TKĐƯ Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 13.630.152.770 PN153VT 1/3 Gas hoá lỏng 1 331 5.130.000 PN152VT 1/3 Đồng đỏ F20x2 1 331 260.000.000 0052321 2/3 Gas hoá lỏng 2 621 5.491.292 PN152VT 2/3 Fê rô mangan 3 331 1.440.000
PN152VT 5/3 Tấm inox S=2 6 331 2.400.000 PN152VT 5/3 Thép tròn Inox F20 6 331 7.440.000 PN152VT 5/3 Thép tấm CT3S=10 6 331 27.000.000 124/2 5/3 Xuất khí CO2 6 621 1.607.250 PN2/3T 7/3 Que hàn Inox F3.2 9 331 19.100.000 6/3VTKT 7/3 Que hàn thổi cácbon 9 331 6.750.000 205/1VKT 7/3 Que hàn Inox F2.6 9 627 6.622.181 PN07/3V 9/3 Que hàn Inox F2.6 12 331 6.750.000 49/4 9/3 Thép tròn Inox F20 12 621 2.706.651,2 49/3 9/3 Que hàn thổi cácbon 12 621 5.296.000 PN3/3T 12/3 Que hàn Inox LC=300F4 14 331 19.950.000 PN3/3T 12/3 Má phải má trái lò 15T&6T 14 331 4.181.600 48
100/2VKT 12/3 Xuất vtư cho 07/C11 14 621 1.379 2030 15/3 Van một chiều DN25PN25 17 621 1.001.693 0149 15/3 Thép ống C10F133x4 17 621 348.255
0053221 15/3 Xuất vtư cho 53221 17 157 438.174
100/2VKT 15/3 Xuất vtư cho 7/C11 17 621 1.379 213/1VKT 20/3 Xuất vtư cho 07/S7 22 627 44.546
PN0413 20/3 Thép CT3 22 331 153.115.503 PN04/3 20/3 Thép C20 22 331 24.667.630 220/2VKT 28/3 Xuất vtư cho
07/C15
29 621 12.008
226/1VKT 28/3 Xuất vtư cho 06/C273
29 621 133.636
230/2 28/3 Xuất vtư cho 06/C273
29 621 1.637.252
230/2 28/3 Xuất vtư cho 06/C273 29 627 97.768 ……….. ……… …… ………. ……… …………. …….. …….. ……… ………….. Cộng số phát sinh 6.200.299.587 7.057.575.224 Số dư cuối tháng 12.772.877.133 Ngày 31 tháng 03 năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị ( Ký tên, đóng dấu) 49
Một số ý kiến nhận xét về kế toán nguyên, vật liệu tại công ty
Trải qua 39 năm hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng mở rộng cả về qui mô cũng như địa bàn hoạt động. Sản phẩm của Công ty ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng ngày một nâng cao và có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước cũng như khu vực. Công ty đã cải thiện được đời sống cho người lao động.
Sau hơn 3 tháng thực tập tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty:
* Về ưu điểm:
Trước hết, Công ty đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty có 6 người, làm việc tại phòng kế toán. Hầu hết các nhân viên kế toán trong Công ty đều có trình độ đại học, có kinh nghiệm để đảm đương toàn bộ công việc của Công ty.Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán. Việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán đã góp phần giảm nhẹ công việc của kế toán, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác kế toán.
Từ công tác hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ đều được tiến hành đầy đủ và chặt chẽ, đảm bảo cho số liệu hạch toán có căn cứ pháp lý tránh sự phản ánh sai lệch các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc lập và luân chuyển chứng từ được kiểm tra chặt chẽ, tuân theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Công ty đã vận dụng các mẫu chứng từ cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý mà vẫn không làm ảnh hưởng đến công tác kế toán.
+Về kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý, phù hợp với một doanh nghiệp Nhà nước có qui mô sản xuất lớn, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ và kinh nghiệm, chủ yếu thực hiện kế toán thủ công. Đặc biệt, đây là một hình thức ghi sổ kế toán có tính chuyên môn hoá cao và có tính chất đối chiếu, kiểm tra cao.
+ Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Công ty sử dụng phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Về cơ bản công ty đã tuân thủ đúng theo trình tự hạch toán, ghi chép đầy đủ tình hình biến động nguyên vật liệu
+ Công tác dự trữ bảo quản vật tư: Về hệ thống kho tàng công ty thực hiện theo đúng chế độ bảo quản quy định. Nguyên vật liệu mua về hay tự sản xuất ra đều được kiểm tra trước khi nhập kho. Định kỳ hàng tháng một lần, thủ kho kết hợp với phòng kế toán, phòng sản xuất tiến hành kiểm kê về số lượng, chất lượng và giá trị nguyên vật liệu, xác định số lượng vật tư tồn kho, từ đó có biện pháp lập kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất.
+ Công tác sử dụng vật tư: Công ty sử dụng hợp lý các loại vật tư Khi sử dụng vật tư còn thừa có những vật tư được thu hồi nhập lại kho và có thể có những vật tư để lại phân xưởng để tiện cho kỳ sau sử dụng. Phế liệu thu hồi được thu lại nhập kho ngay.
+ Công tác tổ chức quản lý vật tư: Do đặc điểm sản xuất của công ty là đa dạng, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp. Do vậy nguyên vật liệu sử dụng trong công ty rất phong phú, nhiều chủng loại nên công ty đã xây dựng bảng danh mục vật tư mà kế toán vật tư quy định để dễ kiểm tra & kiểm kê.
* Về nhược điểm.
Bên cạnh những thành tích đạt được công ty còn gặp không ít những khó khăn và tồn tại những mặt chưa hợp lý trong công tác kế toán nguyên vật liệu.
+ Về phương pháp tính giá xuất kho: với đặc điểm nguyên vật liệu của công ty là đa dạng về chủng loại , có giá trị lớn. Công ty đã áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá vật liệu xuất kho là chưa thật phù hợp, độ chính xác không cao hơn nữa công việc lại dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán.
+ Công ty đã không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khi giá cả nguyên vật liệu trên thị trường biến động lớn
+ Công ty đã không lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất . Điều này ảnh hưởng đến việc kiểm tra đối chiếu dễ gây thất thoát vật liệu và không phản ánh chính xác số vật liệu nhập, xuất, tồn trong tháng
Nói chung về cơ bản công ty đã tuân thủ đúng trình tự hạch toán, ghi chép đầy đủ tình hình biến động của nguyên vật liệu . Hệ thống chứng từ sổ sách ghi chép được tổ chức hợp lệ, hợp pháp theo đúng chế độ kế toán đảm bảo tính chính xác rõ ràng trong công tác kế toán.
THU HOẠCH CỦA SINH VIÊN
Ngày nay, công tác kế toán đang ngày càng chiếm giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý của các doanh nghiệp, đặc biệt là công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu. Mỗi doanh nghiệp đều không ngừng phấn đấu vì mục tiêu tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Do đó, mỗi doanh nghiệp đều phải có những chính sách và biện pháp thu mua nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm.
Trong một xu thế hội nhập chung giữa các quốc gia và khu vực như hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình nhằm tạo chỗ đứng ngày càng vững chắc trên thị trường khu vực và quốc tế.
Qua quá trình học tập nghiên cứu và thực tập tại Công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam đã giúp em có dịp áp dụng kiến thức từ sách vở vào thực tế, tạo điều kiện cho em hiểu sâu sắc hơn kiến thức mình đã có, bổ sung thêm những kiến thức mà chỉ thực tế mới có được. Vì vậy em đã đi sâu học hỏi nghiên cứu thực tế về kế toán nguyên vật liệu
Mặc dù đã có sự nỗ lực rất nhiều, song do trình độ hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các cô chú và anh chị trong phòng Kế toán của Công ty để em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Trần Thu Phong, cùng các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế toán tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – Nhà XB Thống Kê.
2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp: hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán – Nhà XB TC 2004
3. Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – Nhà XB Tài Chính.
Ts. Nghiêm Văn Lợi
4. Lý thuyết và thực hành kế toán Tài chính – Nhà Xb Tài chính 2003
5. Tạp chí Tài chính, tạp chí kế toán, tạp chí kinh tế phát triển