2. Theo loại tiền
3.2.2 Về hoạt động tín dụng:
Cần có những biện pháp như phân tích đánh giá thị trường, từng ngành kinh tế và tìm hiểu khách hàng để có định hướng đầu tư tín dụng phù hợp hiện tại cũng như lâu
dài đảm bảo an toàn và hiệu quả; Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, năng lực quản lý giỏi, có tư cách đạo đức, có điều kiện, có vật thế chấp. Tuyệt đối không vì tăng trưởng trước mắt mà hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó cần sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng theo tiêu chuẩn qui định, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần phải chuyên sâu tác nghiệp, nâng cao tinh thần nghiên cứu, có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định các dự án phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, xét và quyết định cho vay, quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, chủ động thu nợ đầy đủ cả gốc và lãi theo kỳ hạn của hợp đồng vay vốn, phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn. Cuối cùng là cần kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn để tái tạo vốn chuyển thành các khoản nợ tốt, cụ thể như các biện pháp:
*Thứ nhất là cần phải nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá hồ sơ vay vốn của
khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa nhỏ, công tác thẩm định khách hàng, đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng là một trong những công việc rất quan trọng khi thực hiên cho vay. Có thể nói đây là khâu đầu tiên quyết định trực tiếp đến độ an toàn và chất lượng của các khoản tín dụng mà Chi nhánh cung cấp. Khi thẩm định khách hàng vay vốn cần thẩm định, đánh giá chính xác về khách hàng trên phương diện tư cách pháp lý, phải khẳng định được khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và trách nhiệm dân sự theo đúng quy định của pháp luật.
* Thứ hai là nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Có thể nói con người luôn là
yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi công việc, mọi lĩnh vực. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng yếu tố con người càng trở nên quan trọng; Cán bộ tín dụng cùng với các thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh là điều đầu tiên ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của khách hàng về ngân hàng. Đó sẽ là yếu tố quan trọng cho việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng, quyết định sự gắn bó của khách hàng với ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng thì các cán bộ
tín dụng đóng vai trò quyết định trong các khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp ra có hiệu quả, có chất lượng hay không. Hiện nay, cán bộ tín dụng tại Chi nhánh đều được đào tạo về chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ, là những cán bộ trẻ năng nổ, sáng tạo nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Để đáp ứng được đòi hỏi của công việc ngày càng khó khăn, phức tạp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì chi nhánh vẫn luôn phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Bằng việc phải thường xuyên tổ chức kiểm tra về trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, trên cơ sở đó lựa chọn những cán bộ có năng lực cho phòng kinh doanh, bên cạnh đó cần có những khoá học về kiến thức thị trường cho cán bộ tín dụng giúp họ nắm vững kiến thức thị trường, am hiểu thị trường để kịp sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội…
* Thứ ba là cần phải biết bản chất hoạt động của doanh nghiệp, những sản phẩm,
những mặt hàng được sản xuất ra xem đó có phải là sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu lớn hay không đồng thời cần xem xét báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp đó, và thu thập về tình hình vay trả của đơn vị đó…
* Thứ tư là thực hiện đảm bảo tín dụng một cách chắc chắn. Mặc dù thẩm định rất kỹ về hồ sơ vốn vay của khách hàng khi quyết định cho vay nhưng ngân hàng vẫn không thể lường hết được những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra vì trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh tế diễn ra rất sôi động và thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy, các ngân hàng yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo, để thực hiện tốt chi nhánh nên tổ chức một số cán bộ chuyên trách về việc thẩm định, đánh giá các tài sản cầm cố thế chấp tại Chi nhánh. Các cán bộ tín dụng phải tham khảo nhiều loại giá khác nhau để việc thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo chính xác, minh bạch nhằm tránh gây thiệt hại cho Chi nhánh.
* Thứ năm: Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản cho vay, các ngân hàng
thường cho rằng họ không bao giờ thực hiện các khoản cho vay kém chất lượng nhất là khi chúng vừa mới thực hiện. Tuy nhiên họ cũng luôn thấy rằng có một tỷ lệ trong số đó đã thực hiện không đúng hạn và phải thanh lý. Có vô số lý do khách quan mà
ngân hàng phải chấp nhận trong quá trình đáp ứng nhu cầu cho vay của các doanh nghiệp. Vì vậy để hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra Chi nhánh cần làm tốt một số biện pháp chủ yếu như: Cần giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phân tích báo cáo tài chính định kỳ; Kiểm tra thường xuyên và đột xuất các địa điểm hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng; Kiểm tra đảm bảo tiền vay, đối với tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, đối với đảm bảo bằng bảo lãnh ngân hàng; Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng…
Qua một số kiến nghị cũng như những biện pháp trên với mong muốn giúp Chi nhánh có thể khắc phục được những tồn tại yếu kém, vượt qua khó khăn thách thức, đạt được những thành quả mới, góp phần xây dựng NHCTVN trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu của nước ta đủ mạnh để tiếp tục phát triển trong hội nhập đầy tính cạnh tranh.
Kết luận
Trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là sự kiện hội nhập năm 2006 vừa qua thì hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng giữ một vai trò quan trọng. Việc mở rộng cho vay gắn liền với nâng cao chất
lượng tín dụng đối với DNV &N là một vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính sống còn đối với các NHTM trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển đi lên, nó đã và đang tiếp tục khảng định sự cần thiết và tầm quan trọng đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV & N là một đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho các nhà kinh tế và những người làm ngân hàng.
Qua thực tế tìm hiểu hoạt động cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng. Luận văn đã hệ thống nội dung lý thuyết về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng; Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; Phân tích thực trạng tín dụng đối với DNV & N tại Chi nhánh từ đó đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân. Cuối cùng là đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lương tín dụng.
Tuy nhiên giải pháp nâng cao chất lương tín dụng là một đề tài có phạm vi rộng và phức tạp. Do quá trình thực tập còn nhiều hạn chế và kiến thức về lĩnh vực này còn nhiều hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy Cô và cán bộ ngân hàng.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tời Thầy T.S Phạm Thanh Bình cùng các cô chú, anh chị cán bộ ngân hàng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.