Những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt

Một phần của tài liệu 22 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 63 - 66)

toán từ bên trong các công ty kiểm toán độc lập.

Do chưa đưa ra các biện pháp xử phạt, không giúp các công ty kiểm toán tăng cường kiểm soát chất lượng, từ đó đưa đến các hiện tương như:

- Các công ty kiểm toán tuy đã thiết lập quy trình soát xét chất lượng nhưng chưa thực hiện một cách đầy đủ, nếu có chỉ thực hiện sơ sài mang nặng tính đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan chức năng hơn là quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng. Việc tuân thủ hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhìn chung là chưa đầy đủ và đúng đắn ở mức độ cần thiết.

- Năng lực chuyên môn: Hạn chế lớn nhất của nguồn nhân lực trong nước là năng lực chuyên môn. Do áp lực công việc, nhiều kiểm toán viên giỏi thường chuyển công tác sau một thời gian làm việc. Do vậy, còn xảy ra tình trạng là nhiều công ty phải thuê mượn chứng chỉ kiểm toán viên để ký báo cáo kiểm toán và thành lập công ty. Bên cạnh đó, do thiếu hụt nguồn nhân lực, để giảm chi phí nhân viên nhằm tăng sức cạnh tranh về giá phí, một số công ty đã sử dụng các sinh viên thực tập để thực hiện kiểm toán khi mà họ chưa trãi qua một lớp đào tạo thực tế nào, thiếu kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để tham gia vào những cuộc kiểm toán.

- Áp lực về thời gian và trình độ khiến cho một số nhóm kiểm toán khi thực hiện hợp đồng kiểm toán chỉ đơn thuần là thu thập và đối chiếu số liệu của khách hàng để lên báo cáo kiểm toán hơn là thực hiện các thủ tục và quy trình kiểm toán cần thiết để đưa ra ý kiến.

- Ở một số công ty các nhân viên phụ trách soát xét chất lượng hồ sơ kiểm toán lại tham gia vào thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

- Ít tham khảo ý kiến và nhờ sự tư vấn của các chuyên gia. Hầu hết các kiểm toán viên khi gặp những vấn đề phức tạp hoặc chuyên môn vượt khỏi khả năng của họ đều bỏ qua hoặc xem xét một cách hời hợt hơn là nhờ sự tư vấn của những chuyên gia.

- Hầu hết các công ty chỉ tìm hiểu sơ sài về khách hàng khi tiếp nhận khách hàng, điều mà các công ty kiểm toán hiện nay chú trọng trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng là giá phí của hợp đồng hơn là cân nhắc đến khả năng và năng lực của công ty khi thực hiện hợp đồng. Nhiều công ty vẫn chấp nhận ký hợp đồng khi có mâu thuẫn về lợi ích giữa khách hàng sắp ký hợp đồng với khách hàng hiện hữu. Chưa thực hiện việc đánh giá lại khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định hay khi có thay đổi lớn trong công ty khách hàng.

- Hồ sơ kiểm toán chưa được lưu trữ đầy đủ theo qui định, chưa có hồ sơ kiểm toán chung khi thực hiện kiểm toán nhiều năm. Cách đánh tham chiếu chưa rõ ràng, nhất quán và thiếu sự kết nối giữa các phần hành liên quan, gây khó khăn khi thực hiện công tác soát xét.

- Báo cáo tài chính đính kèm với báo cáo kiểm toán của một số công ty chưa lập đủ hoặc chưa phản ánh đủ các chỉ tiêu theo chuẩn mực về chế độ quy định, đặc biệt là thuyết minh Báo cáo tài chính. Nhiều chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán không theo mẫu quy định và thiếu số liệu so sánh. Qua đó cho thấy một số công ty chưa nắm vững các quy định hiện hành về kế toán, kiểm toán, thuế và các quy định pháp lý có liên quan. Từ đó làm giảm uy tín kiểm toán viên và rủi ro nghề nghiệp là đáng kể.

Nguyên nhân của tình hình trên là vì:

Hoạt động kiểm toán Việt Nam tuy phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn khá mới mẽ đối với các doanh nghiệp và còn non trẻ so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực. Quy mô thị trường kiểm toán hiện nay khá lớn nhưng trình độ và nhận thức về dịch vụ kiểm toán chưa tương xứng với yêu cầu.

Nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn, trình độ của kiểm toán viên chưa cao: Bộ tài chính chưa có chương trình đào tạo kiểm toán viên phù hợp, chương trình cập nhập kiến thức hàng năm tuy đã phân loại thành 2 cấp bậc vào năm 2005, nhưng chưa thật sự phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế về trình độ và kiến thức của kiểm toán viên trong quá trình hội nhập và mở cửa.

Nhiều kiểm toán viên tuy có đăng ký hành nghề nhưng chưa cập nhật kiến thức đầy đủ. Một số công ty chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên, không bố trí cho kiểm toán viên đi học mà cử các trợ lý đi thay, đi học hộ và kiểm tra hộ. Chương trình cập nhật kiến thức còn hạn chế, chưa sát thực tế và chưa chia theo cấp bậc nhân viên.

Một số quy định về tiền lương không hợp lý: Các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước do chi phí tiền lương bị khống chế sẽ không đảm bảo được sự cạnh tranh một cách bình đẳng, vì các công ty nước ngoài trả lương cao đã dẫn đến tình trạng di chuyển nguồn nhân lực giữa các công ty kiểm toán, hay các kiểm toán viên

tách ra thành lập công ty mới nhằm tìm kiếm thu nhập tốt hơn có xu hướng gia tăng. Kết quả là sức cạnh tranh của các công ty kiểm toán trong nước sẽ ngày càng giảm sút so với các công ty kiểm toán nước ngoài, không đủ mạnh để thực hiện những hợp đồng lớn mà chỉ tìm kiếm những khách hàng nhỏ lẻ.

Thiếu sự giám sát của Nhà Nước về hoạt động kiểm toán. Hàng năm Bộ tài chính tiến hành kiểm tra trung bình là khoảng bảy hoặc tám công ty kiểm toán độc lập là chưa đủ so với sự có mặt của 126 công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động hiện nay, thậm chí có công ty đã hoạt động nhiều năm nhưng vẫn chưa qua một lần kiểm tra.

Chưa có các hướng dẫn chi tiết đối với các vấn đề phức tạp. Hiện nay Bộ tài chính chỉ dừng lại ở việc ban hành những chuẩn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực, tuy nhiên những vấn đề phức tạp liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ chưa được quan tâm nhiều.

Một phần của tài liệu 22 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)