Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Luận Văn: Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội docx (Trang 42 - 52)

IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

8. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Dưới đây là bảng được trích từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện các chỉ tiêu trên của một số năm qua của Công ty:

BIỂU 12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT.

Chỉ tiêu Đơn

vị 2001 2002 2003

1. Doanh thu thuần đồng 5.479.761.000 10.640.752.898 15.824.419.813 2. Lợi nhuận gộp đồng 406.346.803 1.380.493.733 2.001.247.911 3. Tài sản lưu động bình quân đồng 3.508.265.082 3.377.526.178 2.794.521.301 4. Vốn lưu động bình quân đồng 3.154.280.001 10.742.680.124 14.982.185.224 1. Hệ số luân chuyển vốn lưu động V/năm 1,56 3,15 5,66 2. Thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động

Ngày 231 114 64

3. Hệ số đảm nhiệm vốn

lưu động đồng 0,57 1,00 0,94

4. Sức sinh lợi của vốn

lưu động đồng 0,128 0,128 0,133

Qua các số liệu trên ta thấy năm 2003 hệ số luân chuyển vốn lưu động đạt cao nhất 5,66 vòng/năm và cần 64 ngày thì quay được một vòng. Trong khi đó năm 2001 chỉ đạt được 1,56 vòng/ năm và cần 231 ngày mới quay được một vòng, so với năm 2003 vòng quay vốn lưu động lớn hơn 167 ngày. Năm 2001 thì chỉ tiêu đó khả quan hơn đã giảm xuống chỉ còn mất 114 ngày thì quay được một vòng và đạt 3,15 vòng/ năm. Năm 2001 sức sinh lợi của vốn lưu động là 0.128 ( tức là một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0.128 đồng lợi nhuận gộp ) nhưng đến năm 2003 sức sinh lợi tăng lên là0,133đồng. Tuy nhiên Công ty cũng

Nếu vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn thì có thể hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty sẽ cao hơn.

So sánh với các chỉ tiêu tương ứng của ngành cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty còn chưa cao, về cả tốc độ luân chuyển và sức sinh lợi của vốn lưu động. Sức sinh lợi của Công ty còn thấp. Tốc độ luân chuyển vốn chậm, thời gian của vòng luân chuyển vốn dài như năm 2001 phải mất 231 ngày, năm 2003 có giảm song Công ty cần thu ngắn thời gian luân chuyển vốn lưu động hơn nữa.

Qua phân tích ta thấy, xét về cơ bản hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong một vài năm qua biến động theo chiều hướng đi lên, mặc dù sự biến động đó không ổn định. Đặc biệt trong những năm tới Công ty cần phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ngay từ khâu xác định nhu cầu vốn, huy động vốn đến khâu sử dụng vốn lưu động để hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.

PHẦN IV

ĐỀ SUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯƠNG DƯƠNG.

*. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

1. Biện pháp 1: “kế hoạch hoá vốn lưu động”

Kế hoạch hoá vốn lưu động là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết hàng đầu của doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được đảm bảo liên tục và đạt hiệu quả cao thì trước hết Công ty cần đáp ứng đủ và kịp thời vốn lưu động và phải sử dụng sao cho tiết kiệm đạt hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng huy động thừa gây lãng phí và lại làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Muốn vậy Công ty cần lên kế hoạch cụ thể về các chỉ tiêu sau:

- Xác định kế hoạch và nhu cầu vốn lưu động cho từng thời kỳ, từng năm, từng đơn đặt hàng. Trên thực tế cho thấy, năm 2002 do Công ty không lên kế hoạch về vốn lưu động nên đã huy động thừa vốn lưu động so với nhu cầu, làm giảm hiệu quả sử dụng của vốn lưu động. Chính vì vậy mà Công ty cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để xác định nhu cầu vốn lưu động và khắc phục tình trạng mắc phải như năm 2002. Nếu tốc độ luân chuyển của vốn lưu động không đổi so với kỳ gốc, để đạt được tổng doanh thu thuần kỳ tới thì vốn lưu động cần thiết là: gèc kú chuyÓn n © lu sè HÖ tÝch n © ph kú thuÇn thu doanh vèn sè Tæng = thiÕt cÇn éng ® l­u Vèn

Như vậy theo kế hoạch năm 2003, Công ty đạt được mức doanh thu thuần tăng so với năm 2001 là 48,7% tức là đạt mức:

15.824.419.813 + ( 48,7% x 15.824.419.813 ) = 31.648.839.626 đồng Vốn lưu động năm 2003 là: 2.851.590.816 đồng

31.648.839.626

Vốn lưu động cần thiết = = 5.591.667.779 đồng

5,66

Vậy nguồn vốn lưu động phải huy động thêm trong năm 2003 là :

5.591.667.779 - 2.851.590.816 = 2.740.076.963 đồng

Xác định một cơ cấu tài sản lưu động hợp lý. Hiện nay cơ cấu tài sản lưu động của Công ty chưa tối ưu, Công ty cần căn cứ vào nhu cầu vốn về từng thành phần cấu tạo tài sản lưu động để hoàn thiện cơ cấu đó. Cụ thể là Công ty cần giảm tỷ trọng khoản phải thu để hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng, rút ngắn thời gian một kỳ thu tiền bình quân để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Công ty cần tăng tỷ trọng tiền mặt hợp lý, giảm khoản nợ ngắn hạn, tăng nợ dài hạn để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, tránh tình trạng để khả năng thanh toán tức thời thấp.

2. Biện pháp 2 : “ giảm thiểu tỷ trọng của các khoản phải thu”

a. mục tiêu của biện pháp: giảm được số vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng, chuyển các khoản phải thu thành tiền để trả nợ.

Kết quả : giảm được chi phí trả lãi suất vốn vay, tăng vòng quay của vốn lưu động.

b. Các giải pháp thực hiện:

*. Giảm các khoản phải thu

Để giải quyết kịp thời yêu cầu của quá trình sản xuất, ngoài việc sử dụng vốn cố định ra, việc sử dụng vốn lưu động là yêu cầu cần thiết. Qua phần phân tích cho thấy trong năm 2003 các khoản phải thu của Công ty chiếm 50,69% trong tổng số vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn. Trong các khoản phải thu thì phải thu nội bộ là 1.075.736.280 đồng chiếm khoảng 74.4%.

Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy trong năm 2003 doanh thu của Công ty đạt 15.824.419.813 đồng, trong năm qua Công ty đã tích cực tìm biện pháp tăng doanh thu và lợi nhuận.

*. Giảm thời gian thu hồi vốn:

Để hạn chế cho việc phải đi vay nợ đầu tư cho hoạt động sản xuất, Công ty cần tích cực tăng cường các biện pháp để thu hồi nhanh công nợ. Đây là mục tiêu đặt ra cho các nhà quản lý trong chính sách bán hàng và thu hồi công nợ sao cho việc thanh toán được thanh toán nhanh gọn nhất, giảm được lãi tiền vay.

Thời gian trung bình để thu hồi các khoản nợ của khách hàng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến vốn vay và lãi vay. Vì vậy Công ty cần phải đưa ra các chính sách cơ chế ưu đãi với những khách hàng thường xuyên của Công ty và thanh toán tiền đúng hạn. Để giảm thời gian thanh toán chậm Công ty cần đưa ra các giải pháp sau:

- Khi tham gia đấu thầu Công ty cần tìm hiểu tình hình tài chính của các chủ đầu tư xem có đủ khả năng thanh toán tiền hàng đúng hạn hay không.

- Khi làm hợp đồng ký kết cần phải ghi rõ thời hạn trả tiền, nếu đến bạn chưa thanh toán hết thì khách hàng phải chịu thêm một lãi suất của khoản tiền chưa thanh toán hết bằng lãi suất vay ngân hàng.

- Khi đến hạn thanh toán Công ty làm văn bản đòi nợ gửi đến khách hàng, gọi điện thoại, nếu khách hàng không trả thì sau một thời gian lại làm văn bản trong đó ghi số tiền khách hàng nợ cùng với số lãi đã được tính gửi đến cho khách hàng.

- Giảm giá cho những khách hàng thường xuyên của Công ty.

- Thưởng cho những người đến thanh toán tiền hàng sớm và đúng hạn trong hợp đồng.

- Công ty cử cán bộ đi đôn đốc thu hồi công nợ, có khuyến khích khen thưởng theo tỷ lệ phần trăm số tiền đòi được.

- Nếu gặp trường hợp nợ khó đòi do khách hàng khó khăn về tài chính và xét về lâu dài khách hàng không có khả năng trả nợ thì Công ty cũng cần chấp nhận phương thức đòi nợ bằng cách chiết khấu dần, nhằm thu lại các khoản nợ khó đòi.

*. Giảm bớt hàng tồn kho:

Tính đên năm 2003 lượng hàng tồn kho cuả Công ty chiếm 22,7% trong tổng tài sản lưu động. Điều này cho thấy vốn bị ứ đọng quá nhiều, lượng vốn bằng tiền không đủ chi trả cho các hoạt động sản xuất của Công ty. Mặt khác nếu không tiêu thụ được hàng hoá kéo theo doanh thu thấp dẫn đến tốc độ chu chuyển của vốn chậm lại. Như vậy nếu giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ thì đồng thời giải quyết được vấn đề về doanh thu vầ tốc độ chu chuyển vốn sẽ tăng lên.

Để có thể thực hiện tốt đòi hỏi Công ty phải có các biện pháp nhằm quảng cáo các mặt hàng, khuyến mại, chiết khấu bán hàng, chiết khấu thanh toán nhằm tăng doanh số bán ra. Việc giao hàng đúng chất lượng, số lượng để tạo uy tín cũng sẽ tăng thêm sự cạnh tranh .

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một hướng đi đúng không chỉ riêng với Công ty Cổ phần Chương Dương mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác có mặt trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, nhu cầu về vốn lưu động là vô cùng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất để đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này buộc các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp tăng vòng quay vốn lưu động để khả năng sinh lợi của vốn lưu động cao nhất. Rõ ràng trong điều kiện hiện nay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động được khẳng định như một xu thế khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong sự phát triển doanh nghiệp. Chuyên đề đã giải quyết được các vấn đề về vốn lưu động và đưa ra một số giải pháp cải thiện tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Chương Dương

Chuyên đề thể hiện ý kiến cá nhân với hy vọng được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé vào việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, lý luận còn non kém nên vấn đề chưa được nêu ra hết, công tác khảo sát, nghiên cứu phương án không sao tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS .Trần Hữu Dào và các cán bộ thuộc Công ty Cổ Phần Chương Dương đã giúp đỡ em

Sinh viên thực hiện:

MỤC LỤC

Đặt vấn đề ... 1

Phần I. Cơ sở lý luận về vốn lưu động ... 3

I. Vốn lưu động, đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp ... 3

1. Vốn sản xuất ... 3

2. Vốn lưu động ... 3

3. Đặc điểm của vốn lưu động ... 4

II. Phân loại vốn lưu động ... 4

1. Phân loại vốn lưu động theo nội dung ... 5

2. Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành ... 5

3. Phân loại vốn lưu động theo thời gian hoạt động và sử dụng ... 6

III. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố hợp thành ... 7

1. Khái niệm kết cấu vốn lưu động ... 7

2. Kết cấu vốn lưu động có thể chia thành 4 loại chính ... 8

IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ... 9

1. Chỉ tiêu trực tiếp ... 9

2. Chỉ tiêu gián tiếp ... 9

3. Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty ... 12

Phần II. Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần Chương Dương ...14

1. Khái quát lịch sử phát triển của công ty ... 14

2. Nhiệm vụ của Công ty ... 14

3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty ... 14

3.1. Về lao động ... 15

3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất ở Công ty ... 16

4. Tình hình tổ chức kế toán của Công ty ... 17

5. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ Phần Chương Dương ... 18

Phần III. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động tại công ty ... 19

1. Phân tích khái quát về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty ... 19

2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và nguồn hình thành vốn của Công ty ... 22

3. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ... 25

4. Phân tích nội dung mặt quản lý vốn lưu động của Công ty ... 29

5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty ... 32

5.1. Phân tích khẳ năng độc lập tự chủ về tài chính của Công ty ... 32

5.2 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty ... 34

6. Phân tích chu kỳ vận động của tiền mặt ... 37

7. Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của Công ty ... 38

8. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ... 39

Phần IV: Đề suất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ Phần Chương Dương ... 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Chương Dương - năm 2001, 2002, 2003.

Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản tài chính năm 1999. Trường đại học tài chính kế toán Hà Nội.

Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê.

Kinh tế và quản lý – TS Ngô Trần Anh, tủ sách kinh tế kỹ thuật trường đại học

bách khoa Hà Nội, nhà xuất bản thống kê.

Phân tích tài chính trong doanh nghiệp người dịch Đỗ Văn Thuận, tái bản

lần thứ nhất, nhà xuất bản thống kê.

Trần Ngọc Bình (2002), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Văn Đệ (2002), Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp,

NXB Nông nghiệp.

Phạm Khắc Hồng - Nguyễn Văn Tuấn (1996), Quản lý doanh nghiệp Lâm

Một phần của tài liệu Luận Văn: Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội docx (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)