Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu 4564 (Trang 59 - 61)

2.3.2.1 Tin ích:

Với một chiếc máy tính hoặc điện thoại, khách hàng có thể liên lạc với Ngân hàng để biết thông tin nóng hổi nhất như biến động tỷ giá, giá chứng khoán … và có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, hiệu quả và giảm bớt các thủ tục hành chánh.

Sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử, khách hàng có thể tiết kiệm được một lượng lớn thời gian và chi phí đi lại để giao dịch với Ngân hàng.

Với sản phẩm Home-banking, các doanh nghiệp cũng giảm được nhân sự phải trực tiếp đến Ngân hàng giao dịch, chờ đợi,… Ngoài ra, lãnh đạo đơn vị có thể ký duyệt các chứng từ giao dịch mọi lúc mọi nơi và có thể giám sát ngay tức thì số dư tài khoản, giao dịch phát sinh trên tài khoản.

Và hơn thế nữa, với những tiêu chuẩn chuẩn hóa, khách hàng được phục vụ tận tụy và chính xác thay vì phải tùy thuộc vào thái độ phục vụ khác nhau của các nhân viên Ngân hàng.

Hiện nay, khách hàng được miễn phí sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ACB. Phí chuyển tiến, chuyển khoản của các dịch vụ Ngân hàng điện tử chỉ bằng với phí chuyển tiền, chuyển khoản trực tiếp tại các chi nhánh, phòng giao dịch.

2.3.2.2 Khó khăn:

Khách hàng vốn đã quen với các nghiệp vụ giao dịch truyền thống, nhiều khách hàng muốn trực tiếp giao dịch với nhân viên Ngân hàng để có thể diễn giải

dễ dàng hơn, thông tin lấy trên mạng không thể đầy đủ như một nhân viên chuyên trách của Ngân hàng.

Nhiều khách hàng chưa hiểu lắm về những dịch vụ mới này hoặc chưa quen làm việc trên mạng nên không thích tham gia sử dụng vì những giao dịch với Ngân hàng bao giờ cũng gắn liền với tài sản, tiền bạc, cũng như cơ hội kinh doanh của họ nên họ luôn muốn sự chắc chắn, an toàn cho mình, không muốn mạo hiểm vào cái mới, chưa phổ biến.

Khách hàng chưa tin tưởng lắm về độ bảo mật, an toàn của dịch vụ Ngân hàng điện tử, đối với họ nếu có xảy ra tranh chấp thì chứng từ bằng giấy vẫn luôn là bằng chứng hùng hồn hơn chứng từ điện tử, hơn nữa chuyện hacker tấn công trên mạng luôn được các phương tiện thông tin, báo chí nói đến, họ không thể biết được hệ thống bảo mật của Ngân hàng tốt đến đâu, có thể đủ đảm bảo bí mật, an toàn cho tài sản cũng như các giao dịch của họ không.

Hiện nay, hầu hết các lệnh thanh toán thông thường đều thực hiện được qua mạng, tuy nhiên thanh toán bằng ngoại tệ cho đơn vị khác thì phải có chứng từ, hóa đơn kèm theo để chứng minh các khoản thanh toán theo quy định quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước nên khách hàng không thể thanh toán qua mạng được… điều này gây bất tiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử vì họ vẫn phải ra Ngân hàng giao dịch khi thanh toán các loại lệnh nêu trên.

Một phần của tài liệu 4564 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)