Chiến l−ợc phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 13 Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng phát triển kiểm toán Nhà nước giaI đoạn 2001 - 2010 (Trang 134 - 138)

Phát triển đội ngũ kiểm toán viên đảm bảo đủ về số l−ợng, hợp lý về cơ cấu, trong đó chất l−ợng đội ngũ kiểm toán viên là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chuẩn hoá tiêu chuẩn kiểm toán viên. Chỉ có những ng−ời đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức mới đ−ợc bổ nhiệm làm kiểm toán viên. Những ng−ời ch−a đủ tiêu chuẩn kiểm toán viên hoặc không còn đủ

tiêu chuẩn kiểm toán viên thì không không đ−ợc bổ nhiệm làm kiểm toán viên.

3.2.51. Tiêu chuẩn chung của kiểm toán viên nhà n−ớc

Kiểm toán viên nhà n−ớc gồm 3 ngạch: Kiểm toán viên cao cấp, kiểm toán viên chính, kiểm toán viên. Tiêu chuẩn cụ thể từng ngạch kiểm toán do Tổng kiểm toán Nhà n−ớc quy định phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên là:

- Là công dân Việt Nam, tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, luật và một số chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đ−ợc đào tạo trên 5 năm; Hoàn thành ch−ơng trình bồi d−ỡng nghiệp vụ kiểm toán do Kiểm toán Nhà n−ớc tổ chức. Biết một ngoại ngữ (đọc hiểu sách chuyên môn).

- Nắm vững chính sách chế độ về quản lý kinh tế, tài chính, luật pháp kinh tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực công tác; Nắm vững hệ thống các chế độ kế toán nhà n−ớc, chế độ kế toán ngành, lĩnh vực công tác, các hình thức và ph−ơng pháp kế toán áp dụng trong các đơn vị cơ sở của ngành, lĩnh vực công tác;

- Nắm vững quy trình, ph−ơng pháp, nghiệp vụ kiểm toán. Nắm đ−ợc các chuẩn mực kiểm toán quốc gia và quốc tế.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, độc lập, khách quan và chính trực; - Có đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

Những ng−ời làm công tác kiểm toán nh−ng không đủ tiêu chuẩn làm kiểm toán viên thì xếp vào trợ lý kiểm toán (có chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn và ngạch bậc l−ơng trợ lý kiểm toán riêng).

3.2.5.2. Tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng công chức đ−ợc thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu biên chế đ−ợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đúng cơ cấu và tiêu chuẩn.

Công khai nhu cầu, tiêu chuẩn, cách thức tuyển nhân viên. Thực hiện việc tuyển nhân viên theo đúng qui định của Nhà n−ớc về tuyển dụng cán bộ, công chức.

Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên với một cơ cấu hợp lý: - Kiểm toán viên cao cấp: 5% trên tổng số kiểm toán viên

- Kiểm toán viên chính : 25% " - Kiểm toán viên : 70% "

Số trợ lý kiểm toán không v−ợt quá 20% tổng số kiểm toán viên kiểm toán viên. Số công chức, viên chức làm công tác tham m−u, quản lý không v−ợt quá 20% tổng số kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán.

Dự kiến đến năm 2010 đội ngũ kiểm toán viên Nhà n−ớc có khoảng 1200 - 1500 ng−ời, trong đó kiểm toán viên 850 - 1000 ng−ời, trợ lý kiểm toán 150 - 250 ng−ời, cán bộ công chức làm công tác tham m−u quản lý, sự nghiệp 200 - 250 ng−ời. Đ−ợc cơ cấu (tính bình quân):

- Mỗi Cục kiểm toán có 60 - 70 ng−ời

- Mỗi Kiểm toán Nhà n−ớc khu vực có 50 - 70 ng−ời. - Mỗi Vụ chức năng từ có 15 - 20 ng−ời

- Văn Phòng kiểm toán Nhà n−ớc có 50 - 60 ng−ời. - Học viện Kiểm toán có 40 - 50 ng−ời.

- Trung tâm Tin học có 15 - 20 ng−ời. - Trung tâm thông tin l−u trữ có 20 ng−ời.

3.2.5.3. Đào tạo bồi d−ỡng công chức

Đào tạo bồi d−ỡng công chức là giải pháp then chốt, tạo khả năng phát triển v−ợt bậc của Kiểm toán Nhà n−ớc.

Mục tiêu của công tác đào tạo bồi d−ỡng công chức là tạo ra đội ngũ kiểm toán viên nắm vững và th−ờng xuyên đ−ợc cập nhật kiến thức chuyên môn, đ−ợc trang bị các kiến thức bổ trợ cần thiết khác, thành thục trong nghề và sử dụng đ−ợc ph−ơng tiện kỹ thuật tiên tiến trong chuyên môn, sử dụng

đ−ợc ngoại ngữ trong sử lý công việc; có bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức vững vàng.

- Lấy quy hoạch về tổ chức và cán bộ làm cơ sở định h−ớng cho công tác đào tạo bồi d−ỡng để đảm bảo cơ cấu cán bộ hợp lý, đáp ứng yêu cầu chất l−ợng hoạt động kiểm toán;

- Đào tạo theo từng ngạch công chức, trong đó chú trọng đào tạo theo từng ngạch kiểm toán viên, chuyên viên, nghiên cứu viên và theo từng loại chức danh nhằm đảm bảo hiệu quả trong đào tạo, bồi d−ỡng và sử dụng công chức.

- Đào tạo bồi d−ỡng h−ớng vào chuyên môn hoá, phù hợp với tổ chức bộ máy và yêu cầu chuyên sâu trong hoạt động kiểm toán;

- Lấy đào tạo làm chủ đạo, kết hợp với bồi d−ỡng cập nhật kiến thức cho công chức một cách hợp lý;

- Gắn đào tạo với sử dụng và bổ nhiệm công chức.

Phấn đấu đến năm 2010 toàn bộ 100% kiểm toán viên đ−ợc đào tạo theo ngạch; 100% cán bộ cấp Vụ, cấp Phòng có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đồng thời đ−ợc bồi d−ỡng thêm về kiến thức quản lý; 100% cán bộ cấp vụ, Tr−ởng phòng và cán bộ quy hoạch cấp Vụ, cấp Tr−ởng phòng đ−ợc đào tạo cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị; 80% công chức đ−ợc đào tạo ngoại ngữ; đào tạo tin học và bồi d−ỡng cập nhật kiến thức đ−ợc thực hiện th−ờng xuyên hàng năm.

3.2.5.4. Định h−ớng sử dụng và chế độ đãi ngộ đối với kiểm toán viên nhà n−ớc

Công chức đủ tiêu chuẩn kiểm toán viên thì đ−ợc bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán viên và đ−ợc sử dụng để thực thi nhiệm vụ, chức trách của kiểm toán viên; công chức không đủ tiêu chuẩn hoặc không còn đủ tiêu chuẩn kiểm toán viên thì không đ−ợc bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán viên, nếu tham gia công tác kiểm toán thì xếp ngạch trợ lý kiểm toán và đ−ợc sử dụng để thực thi nhiệm vụ, chức trách trợ lý kiểm toán, h−ởng l−ơng trợ lý kiểm toán.

Kiểm toán viên đ−ợc kiểm tra đánh giá về trình độ, năng lực, phẩm

chất tr−ớc khi bổ nhiệm. Định kỳ (3 năm) đ−ợc kiểm tra đánh giá lại, nếu đạt yêu cầu thì giữ lại ngạch kiểm toán viên và đ−ợc xét nâng bậc, nâng ngạch. Nếu không đạt yêu cầu thì chuyển sang làm trợ lý kiểm toán.

Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc quy định việc kiểm tra, đánh giá trình độ năng lực, phẩm chất kiểm toán viên.

Nhà n−ớc có chế độ −u đãi đối với đội ngũ kiểm toán viên, l−ơng kiểm toán viên đ−ợc xây dựng cao hơn l−ơng công chức 20%- 30%, kiểm toán viên có chế độ trang phục và chế độ phụ cấp thâm niên.

L−ơng và các chế độ khác của Tổng kiểm toán Nhà n−ớc t−ơng đ−ơng l−ơng và chế độ khác của Phó Thủ t−ớng. L−ơng và chế độ khác của Phó Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc t−ơng đ−ơng l−ơng và chế độ khác của Bộ tr−ởng.

Một phần của tài liệu 13 Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng phát triển kiểm toán Nhà nước giaI đoạn 2001 - 2010 (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)