Tính năng của hệ thống Internet banking trong các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luan van_Nguyen Thi Thanh Thuy (Trang 45 - 47)

http://www.moit.gov.vn/web/guest/tulieu

Ngân hàng hiện được coi là một trong những lĩnh vực dịch vụ phát triển nhanh, với sự tham gia năng động của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với tiến bộ của công nghệ thông tin, các ngân hàng khó có thể bỏ qua các ứng dụng công nghệ trong việc nâng cấp dịch vụ của mình. Điều này được minh chứng rõ nét qua tốc độ gia tăng số lượng ngân hàng cung cấp Internet banking trong thời gian qua.

2.2.2. Tính năng của hệ thống Internet banking trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Việt Nam

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn đang thận trọng và dè dặt trong việc cung ứng Internet banking. Hầu hết các ngân hàng chỉ mới dừng lại ở việc thiết lập các trang web, chủ yếu để giới thiệu ngân hàng và cung cấp thông tin dịch vụ. Các website cung cấp dịch vụ qua Internet banking tại Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Các website đều có cấu trúc hợp lý, đơn giản và hướng dẫn cụ thể để khách hàng dễ dàng truy cập và thao tác thực hiện yêu cầu của mình. Một

dịch vụ ngân hàng trực tuyến tương đối hoàn chỉnh cần có những tính năng thông tin và tính năng thanh toán hoá đơn, cụ thể như sau:

_ Tra cứu số dư tài khoản _ Tra cứu thông tin ngân hàng _ Sao kê tài khoản hàng tháng

_ Tra cứu các thông tin khác của ngân hàng _ Chuyển khoản trong và ngoài hệ thống _ Thanh toán hoá đơn.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể tận dụng kênh giao dịch trực tuyến để cung cấp thêm một số dịch vụ chuyên ngành khác như chuyển đổi ngoại tệ, đăng ký mở thư bảo đảm tín dụng (L/C), chuyển tiền ra nước ngoài, đăng ký sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác. Cho tới cuối năm 2008, hầu hết các ngân hàng vẫn chưa thể triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến toàn diện. Tuy nhiên, những tính năng cơ bản và mang lại lợi ích ban đầu cho người tiêu dùng đã được đưa vào hoạt động tại các ngân hàng có triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Trong đó, tra cứu số dư tài khoản cá nhân và thông tin sao kê hàng tháng là tính năng phổ biến nhất. Tính năng này giúp khách hàng ngồi tại chỗ với máy tính nối mạng có thể kiểm tra số dư tài khoản và nhật ký chi tiêu của mình mỗi tháng mà không cần phải đến ngân hàng hoặc chờ nhận thông tin từ ngân hàng gửi đến qua đường bưu điện. Tính năng cơ bản thứ hai vẫn thuộc nhóm cung cấp thông tin. Những thông tin có tính thay đổi thường xuyên như tỷ lệ lãi suất tiết kiệm, tỷ giá ngoại tệ, vàng, v.v... cũng được cung cấp cho khách hàng một cách nhanh và chính xác thông qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Một tính năng khác được nhiều ngân hàng đưa vào hoạt động là cho phép chuyển khoản trong cùng hệ thống ngân hàng. Thay bằng việc phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng trong một khoảng thời gian làm việc nhất định, người tiêu dùng có thể đặt lệnh chuyển khoản vào bất cứ lúc nào từ một máy tính nối mạng. Tính năng này giúp khách hàng tiết kiệm và chủ động được thời gian giao dịch. Cho đến cuối năm 2008, mới chỉ có một số ít các ngân hàng nhưKỹ thương, Indovina, á

Châu, Tiên Phong, HSBC và CitiBank cho phép chuyển khoản ngoài hệ thống. Một trong những cản trở đối với việc cung cấp trực tuyến dịch vụ chuyển khoản ngoài hệ

thống là mối lo về mức độ an toàn, bảo mật của khách hàng cũng như năng lực của ngân hàng lõi (core banking) chưa đảm bảo.

Các chuyên gia Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định: “Các giao dịch Internet banking hiện có mới chỉ dừng lại ở người dùng các tiện ích đơn giản như truy vấn số dư tài khoản, thống kê các giao dịch trên tài khoản, tra cứu cấc khoản vay, khoản tiết kiệm, chuyển khoản đến các tài khoản trong và ngoài hệ thống, tạo người thụ hưởng, tạo các biểu mẫu chuyển khoản... còn muốn có những giao dịch khác, khách hàng vẫn phải liên lạc trực tiếp với Ngân hàng hoặc nhân viên Ngân hàng đến tận nhà”.

Nhưng, nhìn ở một góc độ khác, Internet banking thực sự đã mang lại những tiện ích đáng kể và dần dần chinh phục những khách hàng có kiến thức, có trình độ và thói quen sử dụng máy tính tại các thành thị, trung tâm. Chỉ cần có một máy tính kết nối Internet là khách hàng đã có thể có một ngân hàng phục vụ ngay tại nhà mình. Để phát triển lâu dài trong tình hình cạnh tranh gắt gao hiện nay với sự xuất hiện của một loạt ngân hàng 100% vốn nước ngoài, có một hướng đi được khá nhiều Ngân hàng trong nước lựa chọn là chinh phục thị trường khách hàng thành thị, có trình độ và phương tiện công nghệ hiện đại với mô hình Internet banking. Những ngân hàng sớm thực hiện chủ trương này và khá thành công là Techcombank, Đông

á, Vietcombank, ACB, VIBank, Vietinbank, và gần đây nhất là TienPhongBank. Nếu so sánh các Internet banking của các Ngân hàng hiện có tại Việt Nam thì HSBC, Vietcombank, và VIBank có tiện ích truy vấn nhiều nhất, Techcombank, TienPhongBank, HSBC, Đông á, VIBank dẫn đầu về các giao dịch thanh toán, trong khi đó các dịch vụ khác cũng được cung cấp tốt bởi những cái tên quen thuộc như ANZ, Citibank, Vietinbank hay ACB.

Một phần của tài liệu Luan van_Nguyen Thi Thanh Thuy (Trang 45 - 47)