- Tổ chức kinh tế 88,47 119,
2. Nghiệp vụ cho vay 3,83 5,88 8,
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Một là, NHNT Việt Nam cần đào tạo bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý vốn về kiến thức, cơ sở lý luận và kỹ năng quản trị vốn.
Hai là, NHNT Việt Nam cần tăng cường nghiên cứu, phát triển và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, các kênh phân phối hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn hệ thống.
Ba là, NHNT Việt Nam cần tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hiện đại để giúp cho hoạt động tại các chi nhánh cơ sở đạt hiệu quả cao và phục vụ tốt khách hàng.
Bốn là, NHNT Việt Nam cần sớm xây dựng một đường lối chiến lược Marketing chung, quy chế và cơ chế về hoạt động Marketing thống nhất trong toàn hệ thống để các chi nhánh Ngoại thương tỉnh, thành phố lấy đó làm cơ sở, nền tảng, xương sống cho việc xây dựng và thực hiện hoạt động chiến lược Marketing của mình.
Năm là, NHNT Việt Nam cần có một chiến lược quảng cáo tổng thể, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đồng bộ hỗ trợ cho việc phân tích quản trị về vốn cũng như hỗ trợ cho các sản phẩm dịch vụ của các NH.
Sáu là, NHNT Việt Nam nên sử dụng lãi suất huy động như một công cụ linh hoạt, tránh tình trạng cứng nhắc như hiện nay .Ví dụ: một số NHTM hiện nay sử dụng lãi suất bậc thang nhằm đem lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng, nghĩa là nếu khách hàng rút một khoản tiền gửi trước hạn sẽ được hưởng mức lãi suất của kỳ hạn tương ứng với thời gian mà NH huy động khoản tiền gửi đó. Trong khi đó NHNT
Việt Nam vẫn sử dụng khung lãi suất cố định cho khoản tiền gửi theo đó nếu khách hàng rút tiền trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.