3.3.1.1ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể gây cản trở, hạn chế công tác huy động vốn. ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại…Trong đó chính sách tiền tệ cá vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng.
Đối với Việt nam hiện nay, một trong những nội dung của việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô chính là việc chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Nó là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Thực tế đã chứng tỏ rằng, trong thời gian qua Nhà nước và các ngành, các cấp trong đó trước hết là Ngân hàng nhà nước đã thành công trong việc tạo lập và duy trì ổn định tiền tệ. Ngân hàng nhà nước đã bước đầu sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô một cách có hiệu quả, duy trì được tỷ lệ lạm phát hợp lý. Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Trong giai đoạn tới một trong những giải pháp ổn định chủ yếu là phải kiểm soát và điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong thế ổn định và bền vững. Đồng thời cũng là điều kiện phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết lượng tiền trong lưu thông sao cho phù hợp với các mục tiêu và sự biến động của nền kinh tế.
3.3.1.2 Tạo lập môi trường pháp lý
Theo tinh thần của Đảng và Nhà nước thì trong cơ chế thị trường các thành phần kinh tế dược tự do lựa chọn hình thức sở hữu, tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh (những ngành nghề mà pháp luật không cấm), được tự do cạnh tranh…Song phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhà nước. Do vậy nhà nước cần ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng nhằm định hướng hoạt động cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.
Trong lĩnh vực Ngân hàng, hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do vậy mà cần sự định hướng chung của nhà nước và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, góp phần đem lại hiệu quả hoạt động chung cho các ngành khác. Việc nhà nước ban hành hệ thống pháp lý không chỉ tạo niềm tin đối với công chúng mà còn với những khuyến khích của nhà nước còn tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một bộ phận tiêu dùng chưa cấp thiết sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất trữ dưới dạng vàng hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản suất kinh doanh hoặc gửi vốn vào Ngân hàng kể cả việc khai thác ở mức cao nhất tiềm lưc vốn của các doanh nghiệp.
Các văn bản luật hoặc dưới luật cần được ban hành một cách có hệ thống hơn nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính, tiền tệ, tín dụng đều được pháp luật hoá, tạo nên một môi trường ổn định về pháp lý và chế độ chính sách cho các Ngân hàng. Song song với việc ban hành các điều luật về Ngân hàng Nhà nước cũng nên kết hợp với các luật khác như Luật ngân sách, luật doanh nghiệp, luật thương mại… để tạo ra hệ thống luật đầy đủ và đồng bộ, có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến hoạt động Ngân hàng.
Việc ban hành, hướng dẫn thi hành và thực hiện cần phải sử lý thống nhất chặt chẽ. Đồng thời phải có sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp hữu quan để tạo lập và hoàn thiện các văn bản luật khác có liên quan. Mặt khác phải sử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật nhất là đối với các cán bộ Ngân hàng. Làm như vậy mới tạo ra được niềm tin của dân chúng vào vai trò Đảng và Nhà
nước trong việc điều hành các hoạt động của nền kinh tế nói chung cũng như tin tưởng vào hệ thống Ngân hàng nói riêng.