Tức chỉ Sĩ-Nhiếp.

Một phần của tài liệu ancl (Trang 49 - 50)

50 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Ngũ

Hồi xưa Đế-Thuấn đi tuần phương Nam rồi mất tại Thương-Ngô, nhà Tấn đặt quận Quế-Lâm, Nam-Hải và Tượng-Quận, vậy thì bốn nước nói trên đã nội-thuộc Trung-Quốc lâu rồi. Triệu-Đà khởi nghiệp ở đất Phiên-Ngung, vỗ yên quân-trưởng Bách-Việt phía Nam quận Châu-Quan1 cũng là trong phạm-vi của bốn nước ấy. Hiếu-Võ-Đế đời Hán giết Lữ-Gia, mở chín quận, đặt Giao-Chỉ Thứ-Sử để thống trị; sông núi dài mà xa, tập tục không giống nhau, người không có tôn ty, dân không biết lễ-nghĩa, dù có đặt quan cai-trị cũng xem như không có. Từ đó về sau, đưa phạm-nhân ở Trung-Quốc sang tạp cư với dân bản-xứ, dạy cho đọc sách, hơi thông hiểu các mục lễ-hoá. Kịp khi Tích-Quang làm Thái-Thú quận Giao-Chỉ, Nhâm-Diên làm Thái-Thú quận Cửu-Chân, dạy dân cày cấy, đội mũ đi giày, lập trường học, dạy bảo lễ-nghĩa, đến nay hơn 400 năm rất có hiệu quả, nhưng đất rộng người đông, núi rừng hiểm trở, dân dễ làm loạn và khó cai trị. Các quan huyện yên vỗ chỉ thị oai khiến phục-tùng; thâu lấy thuế ruộng chỉ đủ nhu dụng mà thôi, còn việc cung nạp các loại thổ-sản như trân-châu, hương-liệu, ngà voi, sừng tê, san- hô, chim anh-võ, lông-trĩ, con công, các vật lạ, là để làm của báu, chứ không cần bắt họ nạp thuế nhiều để bổ-ích cho Trung-Quốc. Tiếc rằng tại xứ ở ngoài "Cửu-Điện"2, sự lựa chọn quan lại không được cẩn thận, thời Hán, pháp-độ không được nghiêm, các quan-lại địa-phương thường hay làm việc trái phép. Tôi thấy Hoàng-Cái làm Thái-Thú quận Nhật-Nam, mới xuống xe đã đánh giết viên Chủ-Bộ ở quận ấy vì tội cung-đốn không được sung mãn, nhưng rồi cũng bị dân đuổi; còn Đam-Manh là Thái-Thú Cửu-Chân, vì cha người hầu là Châu-Kinh thiết tiệc và mời quan Thái-Sử đến dự, khi rượu ngon uống say, có đánh nhạc, công-tào là Phan-Hâm đứng dậy múa, biểu Kinh ra múa, Kinh không đứng dậy, Hâm muốn cưỡng bách, Đam-Manh giận giết Hâm; vì vậy, em Hâm tên là Miêu suất quần chúng đánh Manh, cho nên Thái- Thú Sĩ-Nhiếp phải phái quân tới đánh, nhưng không diệt được. Vừa quan Thứ-Sử là Châu-Phủ dùng bọn người làng là Ngu-Bao, Lưu-Ngạn, chia nhau làm quan Trưởng-sử, xâm lấn ngang ngược với dân-gian, một con cá thia bắt đổi một hộc lúa, làm cho nhân dân căm hơn làm phản, rồi giặc ở núi đánh về cả châu cả quận, Phù chạy xuống biển, thất lạc mà chết. Lúc ấy, nhờ Bộ-Chất lần lượt xếp đặt, mới tái lập được trật tự và giềng-mối. Sau đó, Lữ-Đại dẹp yên cuộc loạn của Sĩ-Huy, mới đặt lại các Trưởng quan, nêu rõ phép vua, oai ra muôn dặm, nhân-dân các quận châu lớn nhỏ đều hấp-thụ được phong-hoá tốt. Coi như thế, sự vỗ-yên dân biên-giới là nhờ bởi người có tài-đức, hễ đặt quan đứng đầu các châu quận, phải chọn người có đức-tính thanh-liêm, tuy bờ cỏi ở xa, mà rất có quan-hệ đến cơ hoạ-phúc.

Nay nước Giao-Chỉ tuy rằng hơi tạm yên, mà còn có bọn giặc Cao-Lương ở đó. Còn bốn quận Nam-Hải, Thương-Ngô, Uất-Lâm và Châu-Quan đều chưa yên, vẫn còn giặc giả. Nếu Lữ-Đại không trở về Nam nữa, thì viên Thứ-Sử mới phải là người tài giỏi để cai-trị cả bảy quận và dùng mưu-trí, kế-hoạch, sắp đặt thế nào cho yên, mới có bổ ích. Hễ dùng người thủ-thường, không có thuật gì lạ, thì bọn dân cường bạo ấy càng ngày càng thêm.

Quan Trung-Thư-Thừa nhà Ngô là Hoa-Hạch tiến-cử Lục-Duệ và nói rằng: "Lục Duệ có tài thông đạt, có nết liêm-khiết, xưa đã từng trải công việc văn-phòng, điều hay giỏi hãy còn chép lại; trước đây, ở quận Giao-Châu, tuyên-bố được ân-đức triều-đình, khiến bọn lưu-dân đều qui-phục, các quận ở góc biển đều nghiêm-lặng, ở hơn mười năm, giữ gìn yên ổn, ông bỏ hết sự ham chuộng của quí. Sinh bình ông, ở trong không có bọn hầu hạ phấn son sắc đẹp, ở nhà không chứa những bữu vật như ngà voi, sừng tê và đồ châu ngọc, v.v... một vị nhân-thần giữa đời nay, thật khó được có người như ông ấy, nếu mời về trao cho nhậm chức cao trọng, thì việc triều-đình bất kỳ là việc gì, cũng hay tốt cả.

Nhà Tấn dẹp xong nhà Ngô, triệt hết quân lính ở các châu, quận, Thứ-Sử quận Giao-Châu là Đào-Hoàng dâng thư nói rằng: "Giao-Châu là dải đất chưa mở mang, ở một phương trời xa cách, phải hai ba lớp thông ngôn nói mới hiểu, liên-tiếp với mấy hòn đảo giữa biển, bề ngoài cách nước Lâm-Ấp chỉ vài ngàn dặm, tướng mọi tên là Phạm-Hùng trốn chổ hiểm trở, làm giặc đã mấy đời, tự xưng làm vua, hay xâm-phạm nhân-dân; địa giới liền với Phù-Nam, chủng loại rất đông, phân chia nhiều phe đảng, nương nhau chiếm cứ chỗ hiểm yếu, không chịu qui thuộc; hồi trước thuộc nhà Ngô, họ hay cướp bóc lương-dân, giết hại quan Trưởng-Lại. Tôi là con ngựa hèn bướng-bỉnh, hồi trước được nhà Ngô dùng để trấn-thủ tại phía nam, đến nay đã được mười mấy năm, trước sau có nhiều khi ra đánh, trừ được mấy

1 Châu-Quan tức chỉ Hợp-Phố. Thời Tam-quốc, nhà Ngô đổi tên Hợp-Phố làm Châu-Quan.

2 Cửu nghĩa là chín (9). Điện nghĩa là khu, cỏi. Vùng quanh thành nhà vua cách 500 dặm gọi là điện. Ngoài cửu-điện nghĩa là ngoài 9 cõi, cũng như ngoài 9 châu, tức là những nước xa xôi.

Một phần của tài liệu ancl (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)